Nhà lập pháp Nga đề xuất khối BRICS lập mạng Internet riêng
Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Kiểm soát Duma Quốc gia, ông Dmitry Gusev, đề xuất nước này nên phát triển mạng Internet riêng với sự cộng tác của các thành viên khác trong nhóm BRICS.
Theo hãng thông tấn RIA Novosti, ông Dmitry Gusev đã gửi đề nghị triển khai thành lập một “không gian mạng BRICS toàn diện duy nhất” tới ông Maksut Shadaev, người đứng đầu Bộ Phát triển Kỹ thuật số, Truyền thông và Truyền thông Đại chúng của Nga.
Ông cho rằng mạng Internet riêng của các thành viên trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi sẽ là nơi “các giá trị truyền thống và tinh túy chiếm ưu thế”.
Theo ông, diễn đàn BRICS lần thứ 5 đang diễn ra tại thành phố St. Petersburg là cơ hội tốt để các thành viên thảo luận về một mạng Internet thống nhất của khối.
Video đang HOT
BRICS hiện gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm 42% dân số thế giới và 1/4 GDP toàn cầu. Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sẽ tham gia vào nhóm từ tháng 1/2024. Nhóm mở rộng, được gọi là BRICS , được các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ chiếm gần một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2040.
Đầu tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã lên tiếng kêu gọi thay đổi cách thức hoạt động của Internet toàn cầu để mang lại lợi ích cho người dân ở tất cả các quốc gia.
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Internet thế giới Wuzhen năm 2023, nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ việc ưu tiên phát triển và xây dựng một không gian mạng thịnh vượng và toàn diện hơn”.
Nga nói BRICS không hoan nghênh các nước phương Tây
Ngày 25/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng các nước phương Tây không có cơ hội gia nhập BRICS chừng nào họ còn theo đuổi các chính sách thù địch nhằm vào các thành viên của nhóm này.
Đại diện các nước thuộc BRICS. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi), ông Ryabkov nhắc lại rằng một trong những điều kiện quan trọng để được gia nhập BRICS là không áp dụng các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp lên bất kỳ thành viên nào của nhóm.
Ông cho biết tất cả 6 quốc gia được mời tham gia BRICS mới đây (gồm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất) đều đáp ứng đầy đủ yêu cầu này.
Ông Ryabkov nhấn mạnh rằng, trong khi đó, các quốc gia phương Tây đang đi theo con đường hoàn toàn ngược lại, vì vậy không có chuyện mời bất kỳ ai trong nhóm này tham gia BRICS và thậm chí không có chuyện mời họ tham gia các sự kiện của nhóm.
Tuy nhiên, ông Ryabkov nói sẽ không đóng hoàn toàn cánh cửa trở thành thành viên BRICS đối với các quốc gia phương Tây. Cụ thể, nếu quốc gia nào từng ủng hộ chế độ trừng phạt này mà thay đổi cho dù chịu hậu quả và từ bỏ chính sách này, thì đơn đăng ký thành viên của quốc gia đó có thể được xử lý.
Các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt lên Nga, một thành viên BRICS, vì cuộc xung đột ở Ukraine. Nga đã nhiều lần lên án các biện pháp trừng phạt này, gọi đây là các biện pháp bất hợp pháp. Ngoài ra, vào năm 2021, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc, cũng là một thành viên khác của BRICS, xử phạt một số quan chức vì cáo buộc vi phạm nhân quyền mà Trung Quốc luôn phủ nhận.
Trong khi đó, ông Ryabkov cũng cảnh báo rằng Mỹ đang gây áp lực lên các quốc gia khác nhằm ngăn chặn những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu sau cuộc họp BRICS và sự mở rộng chưa từng có của nhóm này. Tuy nhiên, ông nói rằng quá trình làm giảm vai trò của phương Tây trong các vấn đề thế giới là không thể đảo ngược và chắc chắn rằng các đối tác của Nga đủ khôn ngoan để nhận ra điều phương Tây thực sự đang cố gắng làm và phản kháng lại.
Trước đó, ngày 24/8, lãnh đạo các nước thành viên BRICS cho rằng việc tiếp nhận thêm 6 nước thành viên mới vào nhóm này có ý nghĩa lịch sử. 6 nước này sẽ được tiếp nhận làm thành viên BRICS từ ngày 1/1/2024. Việc tiếp nhận thêm thành viên mới để mở rộng nhóm các nền kinh tế mới nổi này đã trở thành nội dung chính trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày, khai mạc ngày 22/8 tại thành phố Johanesburg (Nam Phi). Các cuộc thảo luận xoay quanh lộ trình và số lượng kết nạp thành viên mới.
Theo Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, với việc tiếp nhận thêm 6 thành viên mới, BRICS chiếm một nửa dân số thế giới và thậm chí sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết New Delhi có mối quan hệ sâu sắc với 6 nước thành viên mới, đồng thời cho rằng quan hệ song phương giữa Ấn Độ với từng nước thành viên mới sẽ được mở rộng trong những lĩnh vực mới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng việc mở rộng thành viên có ý nghĩa lịch sử đối với nhóm và là điểm khởi đầu mới đối với cơ chế hợp tác trong khuôn khổ BRICS.
Trong khi đó, các nước được mời đều bày tỏ tinh thần sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước thành viên BRICS.
Về phần mình, ngày 24/8, Mỹ đã hạ thấp tầm quan trọng của việc BRICS kết nạp 6 thành viên mới, đồng thời cho biết họ sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác trên khắp thế giới. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Mỹ nhắc lại niềm tin rằng các quốc gia có thể lựa chọn đối tác và nhóm mà họ sẽ liên kết. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác và đồng minh tại các diễn đàn song phương, khu vực và đa phương để tăng cường thịnh vượng chung và duy trì hòa bình, an ninh toàn cầu".
Nga nêu quan điểm về việc mở rộng BRICS Theo hãng tin TASS, ngày 3/8, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đánh giá việc mở rộng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) sẽ giúp nhóm lớn mạnh hơn, song khẳng định Moskva không đưa ra quan điểm về việc kết nạp một số quốc gia mới trước khi tất cả các nước thành viên thảo luận...