Trên 60 quốc gia ủng hộ tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo
Trên 60 quốc gia trên thế giới đã ủng hộ thỏa thuận do Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề xuất, theo đó tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo và tốc độ chuyển đổi từ sử dụng than đá sang nhiên liệu sạch trong thập niên này.
Các tua-bin sản sinh điện gió hoạt động tại California, Mỹ. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, các nguồn thạo tin cho biết EU, Mỹ và UAE đã huy động sự ủng hộ với cam kết nêu trên trước thềm Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP28) diễn ra từ 30/11 – 12/12 tới tại Dubai và sẽ kêu gọi đưa cam kết này vào văn kiện kết quả cuộc họp của các lãnh đạo thế giới vào ngày 2/12. Một số nền kinh tế mới nổi như Nigeria, Nam Phi và các nước phát triển như Australia, Nhật Bản và Canada cùng các nước như Peru, Chile, Zambia và Barbados đều thể hiện ủng hộ cam kết này.
Theo bản thảo cam kết, các nước tham gia ký kết sẽ nỗ lực để đến năm 2023 tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả năng lượng hằng năm của thế giới lên 4%/năm.
Video đang HOT
Nội dung bản thảo có đoạn nêu rõ việc sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn cần đi đôi với việc giảm sử dụng năng lượng từ than đá. Một nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán để huy động Trung Quốc và Ấn Độ tham gia cam kết đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng hai nước phát thải hàng đầu này chưa nhất trí tham gia.
Các nhà khoa học cho rằng việc kết hợp các nỗ lực nhằm mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải khí CO2 trong lĩnh vực năng lượng đóng vai trò thiết yếu nếu thế giới muốn ngăn chặn biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến xấu đi.
Các quan chức nhận định việc bản cam kết tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo và dần từ bỏ than đá nhận được sự ủng hộ từ sớm sẽ tạo động lực và hình thành bầu không khí tích cực trước những cuộc thảo luận được dự báo diễn ra gay gắt trong khuôn khổ COP28 sắp tới.
EU nhất trí thúc đẩy mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tại COP28
Liên minh châu Âu (EU) tối 16/10 đã nhất trí quan điểm đàm phán chung của khối này tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE) vào tháng 11 tới.
Người dân tìm nước dưới đáy hồ Puraquequara ở bang Amazonas, Brazil ngày 6/10/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo kết quả đạt được sau cuộc họp các bộ trưởng phụ trách vấn đề khí hậu của EU ở Luxembourg, khối này nhất trí sẽ thúc đẩy mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ lên tới mức đỉnh điểm trong thập kỷ này. Ngoài ra, EU cũng sẽ kêu gọi loại bỏ các khoản trợ cấp "sớm nhất có thể" đối với các nhiên liệu hóa thạch không nhằm mục đích ứng phó tình trạng thiếu hụt năng lượng hoặc đảm bảo "sự chuyển đổi công bằng", tuy nhiên không đặt ra thời hạn cụ thể cho quá trình này.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp các bộ trưởng môi trường EU nêu rõ: "Hội đồng (châu Âu) nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa khí hậu đòi hỏi phải loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch lên tới mức đỉnh điểm trong thập kỷ này". Bên cạnh đó, EU công nhận "tầm quan trọng của mục tiêu ngành năng lượng chủ yếu không còn nhiên liệu hóa thạch trước năm 2050".
EU đang tìm cách tăng gấp 3 lượng tiêu thụ năng lượng tái tạo toàn cầu vào cuối thập kỷ này và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng phù hợp với lộ trình mà Chủ tịch COP28 đề ra.
Theo nhất trí của 27 quốc gia thành viên EU, khối này hướng tới giảm lượng khí thải "tối thiểu 55% vào năm 2030 so với mức của năm 1990", đồng thời kêu gọi đẩy mạnh thực thi các thỏa thuận tài trợ được đưa ra trong COP27 để bù đắp cho các nước nghèo hơn khi họ chuyển sang sản xuất và sử dụng năng lượng xanh hơn.
Ông Wopke Hoekstra, ủy viên EU phụ trách các vấn đề khí hậu - người sẽ đại diện EU đàm phán tại COP28 - nhấn mạnh sự cần thiết của công nghệ thu giữ carbon như một phần của giải pháp tổng thể nhằm giảm lượng khí thải trên diện rộng.
Bộ trưởng phụ trách chuyển đổi sinh thái Tây Ban Nha - nước chủ trì cuộc họp ở Luxembourg - bà Teresa Ribera cho rằng trước mắt, các công nghệ thu hồi carbon "nên gắn liền với những lĩnh vực khó thực hiện quá trình khử carbon, những lĩnh vực khó loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong một số quy trình công nghiệp". Bà nêu rõ: "Mục tiêu dài hạn là loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch".
Bà Ribera khẳng định: "Chúng tôi sẽ đi đầu trong các cuộc đàm phán để thể hiện cam kết mạnh mẽ nhất của EU đối với quá trình chuyển đổi xanh và khuyến khích các đối tác của chúng tôi cùng thực hiện".
Bước chuyển từ 'Lục địa Đen' Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của châu Phi về biến đổi khí hậu được tổ chức tại thủ đô Nairobi của Kenya trong tuần này đã chứng minh rõ ràng rằng trọng tâm của hành động khí hậu thực sự đang thay đổi đáng kể. Tổng thống Kenya William Ruto (giữa, phía trước) cùng lãnh đạo các quốc gia trong cuộc họp...