Nguyên tắc chế biến các loại thịt mẹ cần biết để nuôi con khỏe mạnh
Trẻ lớn dần thì sữa không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cơ thể. Mẹ cần cho trẻ ăn dặm, đặc biệt là các loại thịt phải sử dụng hợp lý để con luôn khỏe mạnh.
Lựa chọn thịt theo thể trạng của trẻ
Theo các chuyên gia sức khỏe của Sina, thực tế khi bạn chế biến thịt cho trẻ ăn dặm thì không có riêng loại nào là tốt nhất. Bởi vì thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thịt không giống nhau, trẻ ăn vào cũng sẽ đạt hiệu quả khác nhau.
Để trả lời cho câu hỏi “Thịt gì tốt cho bé?”, bạn phải căn cứ vào từng giai đoạn phát triển và tình hình thể chất của trẻ để lựa chọn thịt thích hợp nhất.
Mỗi loại thịt có giá trị dinh dưỡng khác nhau – Ảnh minh họa: Internet
Thịt bò
Nếu con bạn đang thiếu protein thì thịt bò là lựa chọn lý tưởng để bạn chế biến thức ăn dặm cho trẻ bổ sung dưỡng chất này. Khi nấu nướng, chú ý không nên làm các món chiên nhiều dầu mỡ hoặc món thịt bò quá cay, hai kiểu chế biến này không phù hợp với trẻ nhỏ.
Bạn có thể cắt thịt bò thành dạng sợi nhỏ, nấu chung với cháo trắng cho trẻ ăn, vừa giúp trẻ dễ tiêu hóa lại có thể bổ sung hàm lượng protein có trong thịt bò. Tuy nhiên, bạn nên nhớ không nên mua thịt bò khô cho bé ăn vì thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia và không đảm bảo vệ sinh.
Các bộ phận của bò như nạc thăn, thịt vai, ức bò đều thích hợp để chế biến món ăn cho bé. Nếu bé nhà bạn hơi mũm mĩm, nên hạn chế bớt những phần thịt nhiều mỡ để tránh trẻ nạp quá nhiều nhiệt lượng.
Thịt bò là thực phẩm bổ sung protein rất tốt cho trẻ – Ảnh minh họa: Internet
Thịt gà
Nếu trẻ đang trong tình trạng thiếu vitamin A thì mẹ nên cho trẻ ăn thêm nhiều thực phẩm giàu nhóm vitamin này, điển hình là thịt gà. Khi chế biến, bạn có thể dùng cách hầm canh gà kèm với cà rốt, sơn dược v.v… giúp món ăn thanh đạm mà vẫn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Video đang HOT
Khi nấu nướng, bạn có thể tùy theo tình trạng phát triển của trẻ mà chọn bộ phận gà thích hợp hơn.
Chẳng hạn cánh và chân gà chứa hàm lượng lipit cao nhất nhưng thịt mềm mịn; thịt ức gà thì hàm lượng mỡ thấp nhất nhưng thịt hơi thô và cũng ít các nguyên tố vi lượng; cổ gà hơi béo nhưng giàu sắt, kẽm, mangan. Trong khi đó mề và tim gà đều là nguồn bổ sung sắt tuyệt vời, protein ở bộ phận này cũng rất phong phú.
Sò điệp
Sò điệp tuy tốt nhưng cần thận trọng để tránh bé bị dị ứng – Ảnh minh họa: Internet
Trong quá trình phát triển, nếu con bạn dung nạp sắt và kẽm không đủ thì có thể bổ sung thịt sò điệp cho trẻ. Cách chế biến khá đơn giản, bạn chỉ cần sửa sạch và luộc với ít nước cho đến khi thịt sò chín mềm là được.
Tuy nhiên, có nhiều trẻ thể chất khá nhạy cảm, có thể dị ứng với hải sản, vì vậy bạn nên cho trẻ ăn một lượng rất nhỏ và quan sát phản ứng của trẻ, nếu không có gì bất thường mới cho trẻ ăn thêm.
Thịt heo
Thịt heo thường thích hợp cho mọi thể chất của trẻ – Ảnh minh họa: Internet
Đây là nguồn nguyên liệu lý tưởng nếu bạn muốn bổ sung vitamin B1 và Phospholipid cho trẻ. Hai chất này vô cùng có ích đối với tư duy não bộ. Tuy thịt heo có hàm lượng protein thấp hơn các loại thịt khác, chỉ khoảng 15%. Hàm lượng sắt không bằng thịt bò nhưng vẫn cao hơn nhiều so với thịt gà, ngỗng.
Thịt heo về cơ bản là thực phẩm tương đối “hiền”, nghĩa là nó có thể thích hợp với trẻ ở mọi thể chất và đặc biệt có lợi với trẻ gầy ốm. Các bộ phận như nạc thăn, thịt vai, thịt mông ở heo là lựa chọn tốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ hơi béo thì cần kiểm soát lượng thịt heo ăn vào.
Lưu ý khi cho trẻ ăn thịt
Những loại thịt tốt cho bé có không ít và cũng dễ dàng tìm mua, chế biến món ăn. Tuy vậy, nếu bé nhà bạn lại chỉ thích ăn thịt mà bỏ qua các nguyên liệu khác thì dễ mất cân bằng dinh dưỡng và sinh ra nhiều tác hại không mong muốn.
Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng hóa để cân bằng dinh dưỡng – Ảnh minh họa: Internet
Trong thịt thường nhiều chất béo nên nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dễ béo phì. Ngoài ra, khi cơ thể trẻ hấp thu nhiều axit béo bão hòa cũng dễ mắc các bệnh mãn tính, điển hình là máu nhiễm mỡ.
Không những vậy, mặc dù nói ăn nhiều thịt dễ béo nhưng cũng có trường hợp chính vì bị mất cân bằng dinh dưỡng mà khiến con bạn lại gầy yếu hơn. Mặc khác, trẻ không thích ăn rau và trái cây càng có nguy cơ bị táo bón do thiếu chất xơ.
Chính vì vậy, bên cạnh việc bổ sung các loại thịt phù hợp với sự phát triển của trẻ, mẹ cũng cần chế biến thực đơn sao cho đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và dưỡng chất. Tập cho trẻ thói quen “dễ ăn”, nghĩa là không “kén” món gì và cũng không quá nghiện một món nào đó.
Theo phunusuckhoe
5 loại thực phẩm "đại kỵ" với trẻ dưới 2 tuổi, loại số 4 cha mẹ Việt vẫn cho ăn nhan nhản
Các chuyên gia khuyến cáo, với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau bởi những nguy hiểm khôn lường có thể xảy đến với sức khỏe của bé, thậm chí là nguy cơ tử vong.
Bước vào độ tuổi ăn dặm cũng là lúc các bé bắt đầu được thử sức với các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, với trẻ dưới 2 tuổi, do hệ tiêu hóa còn non nớt, nguy cơ hóc nghẹn cao, có một số loại thực phẩm, gia vị nằm trong danh sách "cấm kỵ" mà cha mẹ không nên cho con ăn.
1. Muối
Có khuyến nghị cụ thể về lượng muối cho trẻ em, đối với trẻ từ 1 tuổi trở xuống, quy tắc là không thêm bất kỳ loại muối nào vào thức ăn của chúng. Thận của trẻ vẫn đang phát triển nên chưa sẵn sàng để xử lý.
Thay vì muối cha mẹ hãy tìm đến những loại thảo mộc và gia vị khác tốt hơn cho bé (Ảnh minh họa)
Theo khuyến cáo của huấn luyện viên dinh dưỡng Renee Rose Rodrigo, đối với thực phẩm cho bé, hãy thử các loại thảo mộc và gia vị thân thiện với bé như quế, gừng, hương thảo và rau mùi tây. Khi mua thực phẩm cho bé, bố mẹ hãy kiểm tra bảng dinh dưỡng về hàm lượng muối trước khi quyết định mua hay không.
2. Đường
Theo các khuyến nghị gần đây nhất của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHS), trẻ dưới 2 tuổikhông cần thêm đường trong chế độ ăn uống và cũng không nên cho bé uống đồ có đường hoặc đồ ngọt đóng gói sẵn. AHS cho biết sở thích của vị giác bắt đầu sớm trong đời, vì vậy việc hạn chế bổ sung đường có thể giúp trẻ phát triển sở thích lâu dài đối với thực phẩm lành mạnh hơn. Về phía bố mẹ, một lần nữa các chuyên gia khuyến cáo, luôn luôn kiểm tra nhãn dinh dưỡng khi mua các sản phẩm thực phẩm cho trẻ nếu chúng có chứa các chất phụ gia như đường và muối.
3. Mật ong
Mật ong không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Theo cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo, mật ong không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ. Hãy đợi đến khi bé được ít nhất 1 tuổi hoặc trên 2 tuổi thì mới đưa vào chế độ ăn uống. Mật ong có thể chứa các bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum. Loại vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố trong ruột của em bé dẫn đến ngộ độc ở trẻ sơ sinh, có thể gây táo bón, kém ăn và trong trường hợp nghiêm trọng hơn thậm chí là viêm phổi và mất nước.
4. Bỏng ngô, nho nguyên quả và thạch
Thạch là một trong những món gây ngạt hàng đầu ở trẻ (Ảnh minh họa).
Thực phẩm dính, trơn, cứng và tròn là những món ăn nguy hiểm vì có thể gây nghẹt thở cho trẻ sơ sinh. Theo lời khuyên của KidsHealth, những thực phẩm tương tự khác cần tránh như nho khô, kẹo dẻo, các loại hạt, quả mọng, xúc xích, khoai tây chiên và bánh mì trắng (vì chúng có thể dính vào nhau).
Bố mẹ chỉ nên chọn những thực phẩm có thể nghiền và cắt được như chuối chín và mì ống nấu chín để có thể vừa miệng bé ở độ tuổi này.
5. Thực phẩm sống và nấu chưa chín hẳn
Theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, người lớn có thể thích trứng lòng đào, nhưng khi nấu cho trẻ nhỏ, hãy chế biến trứng cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ phải thật chín.
Nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại. Vì vậy, thịt nên đạt 62C khi nấu, thịt xay ở 71C và thịt gia cầm ở 74C. Cá dùng được cho trẻ sơ sinh khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, nhưng theo BabyCenter - trang web cung cấp các kiến thức nuôi dạy con uy tín - khi chế biến cá, cần nấu cho đến khi thịt chín hẳn và mềm đến mức có thể dùng dĩa xiên được.
Nguồn: Parenting, NHS, Kidhealth
Sáng bị nựng nịu nhiều, đêm ngủ không yên? Con tôi 9 tháng tuổi, ít bệnh tật nhưng có vấn đề là ban đêm bé hay bứt rứt, ngủ không ngon, trong khi tôi thấy các bé khác tuổi này đêm đã thẳng giấc... Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Hoàng Vinh (nam, 38 tuổi, Nhà Bè, TP HCM), hỏi: Cháu thứ 2 của tôi được tập cho ngủ đêm dài từ...