Nguyên nhân phổ biến của các ca đột tử vào ban đêm
Bất ổn ở tim là nguyên nhân chính dẫn tới các ca đột tử vào ban đêm. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới.
Con người thường ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày, tương đương 1/3 cuộc đời. Giấc ngủ giúp chúng ta nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng cho ngày mới. Tuy nhiên, một số người lại ra đi mãi mãi vào ban đêm.
Tất nhiên, bạn cũng không cần phải sợ khi đi ngủ. Theo Wall Street Journal, hiếm khi có người chết bất ngờ khi đang ngủ trừ khi có nguyên nhân tiềm ẩn từ trước. Một số yếu tố sức khỏe có thể gây ra mối nguy đó, chẳng hạn như sức khỏe tim mạch. Bệnh tim mạch vành là nguyên nhân chính dẫn tới đột tử do tim.
Theo thống kê đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, 15 đến 20% số ca tử vong liên quan tới đột tử do tim. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nhịp tim cũng cho thấy trong số những ca tử vong đột ngột do tim, 22% xảy ra vào ban đêm. Mặc dù mọi người không có nhiều khả năng chết vì ngừng tim vào ban đêm nhưng đây là lý do phổ biến nhất khiến mọi người chết khi đang ngủ.
Các ca tử vong vào ban đêm thường có nguyên nhân tiềm ẩn từ trước. Ảnh minh họa: Meridian
Ngừng tim là gì?
Theo Medline Plus, ngừng tim đột ngột xảy ra khi hệ thống dẫn truyền trong tim gặp trục trặc và gây ra nhịp tim không đều. Những người bị ngừng tim đôi khi sẽ cảm thấy chóng mặt trước khi ngất xỉu.
Video đang HOT
Ngừng tim khác với đau tim. Ngừng tim là tim gặp trục trặc, ngừng đập. Trong khi đó, cơn đau tim xảy ra khi máu vào động mạch bị tắc ngẽn, tim vẫn đập. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người từng bị đau tim có nguy cơ bị ngừng tim cao hơn.
Rất khó để chẩn đoán ngừng tim sớm mặc dù một số người có thể bị đau ngực, khó thở hoặc buồn nôn khoảng một giờ trước đó. Các bác sĩ thường xác định các ca ngừng tim sau khi sự cố xảy ra.
Yếu tố tăng nguy cơ
Nghiên cứu năm 2021 cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng bị đột tử do tim vào ban đêm hơn nam giới. Những người dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và các loại thuốc khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương cũng có nguy cơ cao. Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn cũng cần đề phòng.
Theo Mayo Clinic, những người có trái tim khỏe mạnh vẫn có thể bị ngừng tim. Tuy nhiên, những người có các vấn đề về tim như bệnh động mạch vành, van tim hoặc các bệnh về cấu trúc tim có nguy cơ bị ngừng tim đột ngột cao hơn.
Ngoài ra, người tuổi cao, bị huyết áp cao, bệnh thận mạn tính, tiểu đường, béo phì hoặc cholesterol cao, lười vận động hút thuốc hoặc sử dụng ma túy cũng nằm trong nhóm nguy hiểm.
Do đó, bạn có thể giảm nguy cơ cơ bằng cách bỏ hút thuốc, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát huyết áp, cholesterol. Những người sống sót sau khi bị ngừng tim có thể được cấy máy khử rung tim vào ngực để kiểm soát nhịp tim. Bạn cũng có thể làm xét nghiệm di truyền để phát hiện hội chứng hội chứng QT kéo dài có thể gây ngừng tim.
4 nguyên nhân tiềm ẩn đột ngột gây mờ mắt
Mắt là một trong những giác quan quan trọng nhất của con người. Thị lực đột ngột suy giảm, bị mờ có thể gây lo lắng, thậm chí là đáng sợ.
Trong khi một số nguyên nhân thay đổi thị lực là vô hại và tạm thời thì những nguyên nhân khác có thể nghiêm trọng hơn.
Khô mắt là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất làm thay đổi thị lực đột ngột. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khô mắt
Một trong những nguyên nhân gây mờ mắt thường gặp nhất là khô mắt. Tình trạng này xảy ra khi tuyến lệ không tiết đủ nước mắt để bôi trơn bề mặt nhãn cầu. Những triệu chứng đặc trưng của khô mắt là mờ mắt, mỏi mắt, đỏ và đau rát mắt, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Dùng một số loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây tác dụng phụ, dẫn đến khô mắt. Khô mắt có thể được điều trị bằng nước mắt nhân tạo, thuốc mỡ và thay đổi lối sống.
Một số bệnh
Một số loại bệnh dường như không liên quan đến mắt cũng có thể làm thay đổi thị lực. Ví dụ, tiểu đường gây ra bệnh võng mạc tiểu đường, làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc. Tổn thương dạng này có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị.
Huyết áp cao cũng có thể gây thay đổi thị lực bằng cách làm hỏng các mạch máu xung quanh mắt. Bệnh gan cũng là nguyên nhân khác ảnh hưởng đến thị lực. Điều này là do gan chịu trách nhiệm lọc chất độc ra khỏi mắt. Người bị bệnh gan có thể mờ mắt, vàng mắt, thậm chí mù lòa.
Bệnh về mắt
Có một số bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác có thể làm thay đổi thị lực đột ngột. Trong đó, tăng nhãn áp làm tổn thương dây thần kinh thị giác, có nguy cơ mù lòa.
Đục thủy tinh thể là do thủy tinh thể của mắt bị đục, gây mờ mắt. Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác khiến võng mạc bị suy giảm, dẫn đến giảm thị lực.
Mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị. Phát hiện sớm bệnh là chìa khóa để ngăn các tổn thương lâu dài đến mắt.
Tiếp xúc tia cực tím quá nhiều
Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể gây hại cho mắt, dẫn đến thị lực bị ảnh hưởng. Điều này là do tia cực tím làm hỏng giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc. Do đó, những người tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể bị mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, thậm chí mù lòa.
Nếu bạn có bất kỳ bất thường nào về thị lực sau một ngày đi nắng nhiều thì hãy đến bác sĩ nhãn khoa kiểm tra ngay lập tức, theo Healthline.
Rối loạn lo âu ở người nhiễm HIV/AIDS Người nhiễm HIV/AIDS có thể gặp các tình trạng xấu về sức khỏe tâm thần. Trong đó rối loạn lo âu tác động tiêu cực trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tuân thủ điều trị thuốc ở người bệnh. Vậy biểu hiện của rối loạn lo âu như thế nào và cách khắc phục ra sao? Rối loạn lo âu là...