Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ được sinh ra thì có 8 trẻ mắc tim bẩm sinh. Bác sĩ Nguyễn Thị Thoa, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa trao đổi với phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ.
Kiểm tra bệnh về tim ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
- Xin bác sĩ cho biết, nguyên nhân nào gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ?
Theo nghiên cứu, có một số nguyên nhân có thể gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Đầu tiên phải kể đến yếu tố di truyền. Trẻ có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp bố mẹ mang gen bệnh, dù không bị tim bẩm sinh thì sinh con vẫn có khả năng mắc bệnh cao.
Bên cạnh đó, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cũng có thể do người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm độc thai kỳ. Nhiễm độc thai kỳ xảy ra nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hoặc sử dụng kích thích như rượu, bia, ma túy; người mẹ tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ… hoặc sống trong môi trường độc hại.
Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm một số loại vius như: Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu tiên hoặc bị các bệnh đái tháo đường, Lupus ban đỏ cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
- Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có những dấu hiệu nào, thưa bác sĩ?
Với mỗi dạng bẩm sinh ở tim khác nhau, trẻ có triệu chứng khác nhau. Với nhóm bệnh tim bẩm sinh tím, trẻ có biểu hiện điển hình da tím tái do máu không được cung cấp đủ dưỡng khí. Ở nhóm này, dạng thường gặp nhất là tứ chứng Fallot (với 4 dạng khiếm khuyết ở tim: Hẹp đường ra thất phải, thông liên thất, động mạch chủ “cưỡi ngựa” lên vách liên thất và phì đại thất phải), đảo gốc động mạch, teo tịt van 3 lá (van ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất phải). Bệnh tim bẩm sinh có tím thường đi kèm một số bệnh liên quan đến việc đột biến nhiễm sắc thể như bệnh Down, hở hàm ếch…
(Nguồn ảnh: vinmec.com)
Video đang HOT
Với bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp hơn và có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với bệnh tim bẩm sinh tím, bao gồm thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ hoặc phổi bẩm sinh…
Nhìn chung, với trẻ mới sinh bình thường, nếu bị bệnh tim bẩm sinh thường có biểu hiện: Mỗi khi bé bú hay khóc, thường sẽ kèm theo dấu hiệu khó thở hoặc chỉ bú được chốc lát là rời vú mẹ để lấy lại hơi thở. Trẻ thở nhanh, mạnh; cánh mũi phập phồng; hay cằn nhằn, cáu gắt. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh nhiều khả năng bị tím môi khi bú hoặc khóc.
Một số trẻ lớn lên mới xuất hiện các triệu chứng bệnh. Khi đó, trẻ thường bị ho, thở khò khè lặp lại liên tục nhiều lần, thở gấp, biểu hiện lồng ngực bị rút lõm khi hít vào, kèm theo viêm phổi. Cơ thể các bệnh nhi này thường còi cọc, thể trạng kém, chậm lớn. Có những trẻ trở nên xanh xao, môi, ngón chân, đầu ngón tay có dấu hiệu tím mỗi lúc khóc hoặc rặn, trẻ đổ mồ hôi lạnh…
Phẫu thuật can thiệp bít dù ống động mạch cho bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh (Ảnh Bệnh viện Sản nhi cung cấp).
Bệnh tim bẩm sinh thường khiến cho trẻ chậm phát triển hơn so với những em bé bình thường khác, với các biểu hiện như: Chậm mọc răng, lên cân rất từ từ, biết bò lâu hơn, chậm lật, kèm theo ăn kém, bú kém.
- Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần điều trị như thế nào, thưa bác sĩ?
Ngay khi mang thai, các bà bầu nên đi siêu âm tim thai ở chuyên khoa về tim mạch để phát hiện sớm bệnh lý tim bẩm sinh ở thai nhi nếu có. Ngày nay, y học đã phát triển rất tiến bộ, kỹ thuật siêu âm có khả năng phát hiện phần lớn các ca tim bẩm sinh ngay ở tuần thứ 18 của thai kỳ. Các khiếm khuyết ở tim nếu nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tim có thể không cần điều trị. Một số trường hợp các tật tim tự biến mất trong thời gian theo dõi.
Nếu tật tim bẩm sinh nghiêm trọng, trẻ có thể cần can thiệp hoặc phẫu thuật sớm để sửa chữa tật này. Sau phẫu thuật trẻ vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh hoàn toàn. Hiện nay, với sự phát triển của y học đã triển khai rất nhiều các kỹ thuật về can thiệp và phẫu thuật tim bẩm sinh.
Tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiến hành can thiệp và phẫu thuật sửa chữa nhiều dị tật tim bẩm sinh ở trẻ. Bởi vậy, trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ có dị tật bẩm sinh (down, sứt môi, khiếm khuyết cơ thể) hoặc trẻ có những biểu hiện như nói ở phần trên thì gia đình nên đưa đến bác sĩ để khám tim mạch cho trẻ em và được tư vấn điều trị kịp thời.
- Xin cám ơn bác sĩ!
Bệnh viện Quốc tế Vinh triển khai dịch vụ mới: Siêu âm tầm soát tim bẩm sinh thai nhi
Bệnh tim bẩm sinh là bất thường cấu trúc tim hoặc mạch máu lớn trong lồng ngực; một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp (chiếm tỷ lệ 8 - 10/1000 trẻ) và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, chiếm gần 40% tử vong sơ sinh do dị tật bẩm sinh.
Vì vậy, phát hiện sớm bệnh giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như gánh nặng bệnh tật.
Bệnh viện Quốc tế Vinh triển khai dịch vụ siêu âm tầm soát tim bẩm sinh thai nhi, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Ảnh: Kim Chung
Nguyên nhân gây nên bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Theo nghiên cứu, bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em do một số nguyên nhân:
Di truyền: Trẻ có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp bố mẹ mang gen bệnh, dù không bị tim bẩm sinh thì sinh con vẫn có khả năng mắc bệnh cao.
Các yếu tố môi trường : Trong quá trình mang thai, nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ, hoặc sử dụng chất kích thích (rượu, bia...) thì trẻ sinh ra dễ bị dị tật tim bẩm sinh. Bên cạnh đó, người mẹ tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ, hóa chất... hoặc sống trong môi trường độc hại khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ quan đặc biệt là tim và mạch máu, dẫn tới các dị tật bẩm sinh cho con.
Mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,... trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
Tại sao nên siêu âm tầm soát tim bẩm sinh ngay từ trong bào thai?
Ngày nay với sự phát triển của khoa học và y tế, các bác sỹ đã có thể phát hiện những dị tật tim bẩm sinh cho trẻ ngay từ khi còn trong bào thai bằng phương pháp siêu âm. Siêu âm tim thai là kỹ thuật an toàn và hiệu quả trong việc phát hiện sớm các dị tật về tim. Mặc dù trong giai đoạn này, tim của thai nhi là một cấu trúc có kích thước rất nhỏ, thay đổi vị trí theo tư thế của bé trong bụng mẹ.
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Đình Văn - Khoa Nội Bệnh viện Quốc tế Vinh, phương pháp siêu âm tim thai giúp hỗ trợ bác sỹ trong việc đánh giá tình trạng tim mạch của bào thai như: nhịp tim, cấu trúc và chức năng của tim thai. Siêu âm tim thai là rất cần thiết trong việc đánh giá các vấn đề về tim mạch ở thai nhi: Giúp phát hiện sớm các bất thường về tim mạch trước sinh; Hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trước sinh; Hỗ trợ gia đình chuẩn bị, lập kế hoạch đón chào thành viên mới; Đình chỉ thai đối với những dị tật tim quá nặng. Từ đó, giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Với siêu âm tim thai có thể phát hiện những bệnh lý thường gặp như: Thông liên thất, hội chứng thiểu sản tim trái, kênh nhĩ thất, hẹp eo động mạch chủ, không lỗ van ba lá, tứ chứng Fallot, thân chung động mạch, chuyển vị đại động mạch, không lỗ van động mạch phổi với vách liên thất hở, thất phải hai đường vào, thất phải hai đường ra, Ebstein...
Siêu âm tim thai là rất cần thiết trong việc đánh giá các vấn đề về tim mạch ở thai nhi, giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Kim Chung
Thời điểm nào nên siêu âm tầm soát tim bẩm sinh thai nhi?
"Thai phụ cần khám cũng như siêu âm tim thai ít nhất một lần trong thai kỳ của mình để tầm soát các bất thường về tim. Ở tuần thai thứ 18 - 22 là "thời điểm vàng" để siêu âm chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh. Sau tuần thai thứ 30, do tỷ lệ khối cơ thể thai và dịch ối tăng nên khó thu nhận được các hình ảnh hơn.
Có khoảng tới 80% thai nhi sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh không hề có yếu tố nguy cơ trước đó. Vì vậy, siêu âm tim thai được khuyến cáo cho tất cả các sản phụ, đặc biệt là các sản phụ thuộc nhóm nguy cơ cao" - Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Đình Văn cho biết thêm.
Để biết chính xác thai nhi có mắc tim bẩm sinh hay không thì quá trình siêu âm phải được thực hiện bởi các bác sỹ đã được đào tạo chuyên sâu về tim mạch, tim mạch nhi, can thiệp mạch và siêu âm tim thai; giúp đánh giá tình trạng tim mạch của bào thai như nhịp tim, cấu trúc và chức năng tim.
Tại Nghệ An, siêu âm tầm soát tim bẩm sinh thai nhi ở đâu?
Hiện nay, Bệnh viện Quốc tế Vinh đã triển khai dịch vụ mới - siêu âm tầm soát tim bẩm sinh cho thai nhi với mục đích hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ ngay từ khi còn trong bào thai.
Bệnh viện trang bị hệ thống máy siêu âm tiên tiến với nhiều loại đầu dò có thể thực hiện được đối với siêu âm tim, tim thai và mạch máu. Dòng máy siêu âm thuộc hãng Phillips, cho hình ảnh rõ nét, hoạt động ở 2D và 2D/CFI/TDI chế độ hỗn hợp trên 1.400 khung hình mỗi giây.
Cùng với sở hữu đội ngũ các bác sỹ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm tim, tư vấn can thiệp tim bẩm sinh. Bệnh viện Quốc tế Vinh là địa chỉ tin cậy để các thai phụ gửi gắm niềm tin thực hiện thăm khám, tầm soát trước sinh.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ: 02383.968.888
Khám sàng lọc miễn phí cho người mắc bệnh tim bẩm sinh và các bệnh tim mắc phải khác tại Nghệ An Bệnh viện Trung ương Huế vừa có văn bản gửi Sở Y tế Nghệ An và các đơn vị liên quan về việc triển khai chương trình khám sàng lọc bệnh tim mạch năm 2020 tại Nghệ An. Ảnh minh họa. Theo đó, với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tim mạch cho nhân dân trên địa bàn Nghệ An....