Nguy cơ gây ung thư cho cả gia đình vì thói quen dùng dầu ăn mà nhiều bà nội trợ Việt tưởng vô hại
Thói quen dùng dầu ăn kiểu này cũng có nguy cơ gây bệnh ung thư cho cả nhà bạn chẳng kém gì việc dùng dầu ăn chiên rán ở nhiệt độ cao.
Tôi vôn co thoi quen chiên ran bât cư mon gi cung phai ngâp trong dâu ăn va sô dâu ăn thưa đo, tôi thương giư lai cho nhưng lân chiên ran sau. Cac con tôi thương noi tôi nên nâu nương khoa hoc hơn, môi lân dung thi lây vưa đu thôi va không dung lai lân sau nưa. Nhưng vi thây dâu chưa đen lai thưa nhiêu qua nên tôi hay tiêc ma bao chung la dung lai 1-2 lân không sao hêt. Mơi đây, tôi đươc biêt co ngươi phu nư 30 tuôi ơ Trung Quôc bi ung thư gan cung do thoi quen dung dâu ăn không khoa hoc, tôi băt đâu cam thây lo lăng. Nhưng tôi không hiêu tai sao lai không đươc tai sư dung dâu ăn nhiêu lân, như thê co nguy hiêm không?
Đây là thắc mắc của chị Hoàng Thanh T. (45 tuổi) – một người nội trợ cần mẫn vì gia đình.
Sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần – thói quen nấu nướng nhiều mẹ Việt tưởng vô hại
Câu chuyện dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần nghe có vẻ cũ mèm nhưng vẫn còn rất nhiều người dửng dưng. Bởi lẽ cho đến hiện nay, vẫn có rất nhiều mẹ Việt tiếc của, sau khi chiên rán đồ ăn xong thấy còn nhiều dầu mỡ thừa là sẽ giữ lại dùng cho những lần sau.
Hầu hết những người có thói quen này đều cho rằng, thói quen này là tiết kiệm và sẽ không có vấn đề gì cả.
Nhiều người cho rằng, thói quen đổ đầy dầu mỡ vào chảo rán, khi thực hiện xong còn thừa để dùng cho lần sau sẽ rất tiết kiệm.
Thậm chí có người lại nhận định rằng, chỉ cần đảm bảo trong quá trình chiên rán thực phẩm ở nhiệt độ thấp thì dầu ăn còn thừa sau đó hoàn toàn có thể được sử dụng cho nhiều lần tiếp theo. Vậy là vẹn cả đôi đường, chẳng phải lo phí dầu mỡ, tốn kém tiền bạc vì có thể sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn khác nhau. Thực tế, những suy nghĩ này có thực sự đúng đắn?
Tác hại vô cùng và là mầm mống gây nên bệnh ung thư
Các nhà khoa học đến từ Đại học Illinois (Mỹ) đã nghiên cứu và lập luận dầu ăn được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần hình thành thói quen ăn uống gây bệnh ung thư.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh
Nguyên nhân là ngay cả khi mới chiên rán lần đầu xong, lượng dầu mỡ đó ít nhiều có mùi thức ăn cũ, gây ảnh hưởng đến món ăn mới. Không những thế, sau khi chiên rán lần đầu, loại dầu mỡ đó thậm chí có mùi khét, bị cháy. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ làm thực phẩm mất đi hương vị thơm ngon và trở thành mầm mống gây bệnh ung thư
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm, dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu, các vitamin có trong dầu lúc này đã bị phá hủy.
Chuyên gia nhấn mạnh, cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm ở lần đầu vô cùng nguy hiểm, trong khi mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư.
Cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm ở lần đầu vô cùng nguy hiểm, trong khi mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư.
Do đó, tốt nhất khi nấu ăn, chúng ta nên chú ý cân đối lượng dầu chiên rán, cần biết dùng đủ, không phải cứ đổ tràn trề rồi còn thừa nhiều để dùng cho những lần sau.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm, nhiều người cũng có suy nghĩ thay vì dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần thì dùng dầu ăn thừa đó đem xào nấu dần sẽ không còn nỗi lo mắc bệnh ung thư. Thực tế thì thói quen này cũng gây bệnh chẳng kém gì việc dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần bởi cặn thức ăn cháy vẫn có khả năng xâm nhập vào món ăn mới. Dùng về lâu dài, chắc chắn bạn sẽ mắc bệnh.
Theo chuyên gia, bạn chỉ có thể tái sử dụng dầu ăn thêm một lần nữa trong trường hợp chắc chắn dầu của bạn nóng vừa đủ và chưa bị bốc khói. Một khi dầu nóng và đã vượt qua điểm bốc khói thì hãy đổ đi.
Bạn chỉ có thể tái sử dụng dầu ăn thêm một lần nữa trong trường hợp chắc chắn dầu của bạn nóng vừa đủ và chưa bị bốc khói.
Dầu đang sử dụng vượt qua điểm bốc khói khi bạn vặn lửa quá to, dầu sẽ bốc khói rất nhanh, trong khói có chất acreolin làm cay mắt. Loại dầu này cần vứt bỏ, không sử dụng thêm lần nào nữa. Mỗi một loại dầu có một nhiệt độ bốc khói khác nhau như dầu hướng dương ở 246 độ C, dầu đậu nành là 241 độ C, Canala 238 độ C, oliu 190 độ C…
Nếu bạn thực sự muốn sử dụng dầu ăn chiên rán cho lần sau, ngoài việc đảm bảo dầu chưa bốc khói cần lọc tất cả những hạt hoặc cặn thức ăn ra khỏi dầu, bảo quản trong bình kín. Đóng chặt nắp chai, bảo quản trong tủ có cửa đóng kín, quấn giấy bạc, hạn chế ánh sáng lọt vào.
Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định đây chỉ là bất đắc dĩ. Cách tốt nhất vẫn là dùng lượng dầu vừa phải cho mỗi lần nấu ăn. Tránh uổng phí cũng như việc tái sử dụng để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh ung thư tối đa.
Theo helino
10 cách để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Các chuyên gia đã tìm ra những phương pháp đơn giản để ngăn ngừa bệnh ung thư.
Kiểm soát lượng thức ăn: Đồ ăn chứa quá nhiều đường và chất béo khiến gan có nguy cơ bị tổn thương, nhiễm mỡ hoặc dẫn đến ung thư gan.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc này vô cùng hữu ích giúp phát hiện ra những căn bệnh tiềm ẩn để bạn có thể kịp thời chữa trị.
Tiêm phòng: Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một số loại vaccine có thể ngăn ngừa viêm gan B, viên gan siêu vi C, ung thư cổ tử cung...
Duy trì một cơ thể cân đối: Béo phì và thừa cân là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thư, vì vậy hãy có một chế độ ăn và kế hoạch tập tuyện hợp lý để ổn định cân nặng đồng thời có một cơ thể hoàn hảo.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng: Luôn mang kính râm, trang phục chống nắng và sử dụng kem chống nắng khi phải đi ra ngoài trời nắng, để tránh tia UV có thể gây tổn thương da.
Hòa mình với thiên nhiên: Là một cách hoàn hảo để giữ cho bản thân thêm tĩnh tâm đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các tế bảo ung thư.
Thường xuyên tập luyện: Những người thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao có thể sống lâu hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường type 2, trầm cảm và một số bệnh ung thư.
Không hút thuốc: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, ung thư thực quản, làm ảnh hưởng xấu đến đầu, cổ, tụy, thận và bàng quang.
Ăn nhiều trái cây: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn giàu trái cây và rau củ quả có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Nói không với thực phẩm chế biến sẵn: Ăn những thực phẩm không tốt là con đường ngắn nhất khiến bạn mắc bệnh, do đó hãy áp dụng một chế độ ăn hợp lý./.
Theo CTV Vũ Gia/VOV.VN
Thực phẩm nhiều chất béo có thể tàn phá hệ thần kinh Những loại thực phẩm đậm đặc chất béo như hamburger, gà rán hay khoai tây chiên, có khả năng gây tổn hại lớn đến hệ thần kinh. Báo Medical Science News đưa tin, các nhà khoa học từ đại học Glasgow, Mỹ vừa công bố trên báo khoa học về tác hại của thực phẩm nhiều chất béo đối với hệ thần kinh...