Người tiểu đường dễ bị trầm cảm
Tiểu đường là bệnh đang gia tăng với tốc độ cao ở nước ta hiện nay. Bệnh có nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau như mắt, răng, tim mạch, não… Điều ít ai ngờ tới là bệnh nhân đái tháo đường lại rất cần đến khám và tư vấn của bác sĩ tâm thần.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ tâm thần, cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh tiểu đường đường có thể gây ra trầm cảm có thể ở mức độ nhẹ và vừa, một số bệnh nhân có trầm cảm mức độ nặng.
Người trầm cảm dễ mắc bệnh tiểu đường do tác động của lối sống thay đổi vì khi bị trầm cảm dường như người ta có xu hướng ăn nhiều hơn và vận động ít đi. Do vậy, người bị bệnh tiểu đường cần chú ý các dấu hiệu trầm cảm để chữa trị kịp thời.
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh.
Người tiểu đường dễ bị trầm cảm.
Cách giúp bệnh nhân tiểu đường thoát khỏi trầm cảm
- Với những người có bệnh tiểu đường và trầm cảm nhẹ, việc hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện tâm trạng chán nản và cũng giúp kiểm soát mức độ đường trong máu.
- Người mắc bệnh tiểu đường nên chia sẻ cảm xúc với gia đình và bạn bè, giúp họ hiểu về bệnh tiểu đường và thực hiện chế độ ăn cũng như các chế độ điều trị, luyện tập một cách nghiêm ngặt.
- Người bệnh nên hợp tác với bác sĩ điều trị, bởi bệnh có thể có những tiến triển không như mong muốn. Đồng thời người bệnh cũng phải thay đổi những hành vi có hại cho việc điều trị và cuộc sống của mình như: ăn nhiều, ít vận động,… để cải thiện tâm lý cũng như tình trạng bệnh, giúp thoát khỏi trầm cảm khi bị đái tháo đường.
Biêu hiên trâm cam ơ bênh nhân tiểu đường
- Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi về buổi sáng, nhất là sau khi ngủ dậy. Đến trưa và chiều thì biểu hiện mệt mỏi giảm đi rõ rệt.
Video đang HOT
- Mất ngủ: Người mắc bệnht tiểu đường type 1 thường khó đi vào giấc ngủ, phải nằm 2-3 tiếng đồng hồ trên giường thì mới ngủ được. Còn người mắc bệnh tiểu đường type 2 thì hay mất ngủ cuối giấc, họ dễ ngủ nhưng đến tầm 2-3 giờ sáng thì tỉnh giấc và không sao ngủ lại được.
- Hay cáu gắt: Bệnh nhân rất dễ nổi cáu mà không có nguyên nhân gì rõ ràng. Bi quan, chán nản- Nét mặt của bệnh nhân thiếu linh hoạt, ít biểu lộ cảm xúc.
- Mất dần các sở thích, người bệnh không tâm đến các vấn đề mà họ vốn rất yêu thích trước đây.
- Bi quan: Do phải dùng thuốc thường xuyên, kiêng khem nhiều nên bệnh nhân nhìn nhận tương lai rất mờ mịt. Họ cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình.
- Ăn không ngon: Người bệnh tiểu đường thường ăn nhiều, nhưng các bệnh nhân đái tháo đường bị trầm cảm lại ăn ít do ăn mất ngon. Vì thế họ thường là những người gầy. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân đái đường type 2 ăn rất nhiều và béo phì.
- Giảm trí nhớ: Bệnh nhân thường có trí nhớ gần rất kém. Họ hay quên đồ đạc, quên những việc cần phải làm.
- Ý định và hành vi tự sát: Ý định tự sát khá phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Do bi quan, chán nản cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân muốn chết để kết thúc.
- Đau: Bệnh nhân thường hay bị đầu, đau khớp, đau bộ phận sinh dục, đau bụng, đau chân, tay… Các triệu chứng này cản trở nhiều khả năng lao động và sinh hoạt của bệnh nhân.
Nguyên nhân trầm cảm ở người mắc bệnh tiểu đường là do bệnh này và các biến chứng của nó là các kích thích kéo dài (được coi là stress nội sinh), dần dần gây ra trầm cảm.
Theo VNE
Những loại trà có ích cho bệnh nhân tiểu đường
Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu. Trà hoa cúc giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng nhanh và gây ra nhiều hệ lụy khó lường, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không biết cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý có vai trò quyết định trong việc phòng và kiểm soát bệnh. Sau đây là 4 loại trà giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị, giúp hạn chế biến chứng bệnh tiểu đường, theo trang Renal Diseases.
1. Trà tim sen
Trà tim sen tính ấm, công dụng dưỡng âm, ích thận, bổ tùy. Ảnh: senta
Nguyên nhân bệnh tiểu đường là rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Tim sen có chứa hợp chất polysaccharide có tác dụng kiểm soát sự hấp thụ glucozo, tái tạo hoóc môn insulin nhằm hạn chế rối loạn chuyển hóa cacbohydrat và điều hòa lượng lipid trong máu ở mức phù hợp.
Trà tim sen tính ấm, công dụng dưỡng âm, ích thận, bổ tùy. Vì vậy, ngoài công dụng an thần, trà tim sen còn hỗ trợ hoạt động của thận. Người bệnh có thể pha 12 g trà tim sen uống mỗi buổi sáng và buổi tối.
2. Trà lá sen
Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu người bệnh tiểu đường.
Ảnh: aliimg
Cách dùng trà lá sen: Bỏ một nhúm trà lá sen vào bình, đổ nước sôi vào và đậy nắp lại ngâm khoảng 10 phút để tinh chất trong lá sen tan ra hòa vào nước. Nước trà lá sen có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết. Có thể dùng trà lá sen hay cho nước uống hàng ngày.
3. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa chất kích hoạt phản ứng hai enzyme chống lại sự suy giảm các chức năng của cơ thể do bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng 3 g trà hoa cúc pha trong ấm uống 3 lần/ngày. Có thể pha trà hoa cúc chung với cây kim ngân hoặc cam thảo để tăng hiệu quả. Trà này tốt cho gan, giải độc cơ thể và cải thiện thị lực.
4. Trà táo gai (sơn trà)
Táo gai chứa các thành phần giúp tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy co giãn các mạch máu, giảm lượng đường trong máu và huyết áp thấp hơn. Bạn có thể sử dụng 1-2 miếng táo gai tươi để pha trà và uống nhiều lần trong ngày.
Táo gai chứa các thành phần giúp giảm lượng đường trong máu và huyết áp thấp hơn. Ảnh: purplesage
Lưu ý, không được sử dụng các loại trà trên uống với liều lớn và uống trong thời gian dài, cần có thời gian ngưng cách khoảng.
Người bệnh tiểu đường cần chú ý:
- Theo dõi lượng đường huyết: Dùng máy đo cá nhân theo dõi lượng đường huyết để kiểm soát và điều trị bệnh hợp lý hơn. Thông thường mức đường huyết từ 90 đến 130 mg/dL trước bữa ăn và 180 mg/dL hai tiếng sau bữa ăn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau quả, trái cây, ngũ cốc. Hạn chế ăn các món nhiều đường và chất béo, nhất là sản phẩm từ động vật.
- Vận động cơ thể: Tập thể dục trung bình 30 phút mỗi ngày: đi bộ, bơi lội, quần vợt, chạy xe đạp...
- Dùng thuốc trị liệu theo chỉ định của bác sĩ.
Theo VNE
Trẻ lồng ruột dễ bị cấp cứu muộn Thấy con trai 11 tháng chốc chốc lại khóc ngằn ngặt, sau đó nôn, đi ngoài ra máu, vợ chồng chị Bích nghĩ con bị lỵ nên mua thuốc cho bé uống. Mấy hôm sau con không đỡ, anh chị đưa con đi viện mới biết bé bị lồng ruột, ruột đã hoại tử. "Lúc đầu thấy con cứ sau một hồi gào...