Trẻ lồng ruột dễ bị cấp cứu muộn
Thấy con trai 11 tháng chốc chốc lại khóc ngằn ngặt, sau đó nôn, đi ngoài ra máu, vợ chồng chị Bích nghĩ con bị lỵ nên mua thuốc cho bé uống. Mấy hôm sau con không đỡ, anh chị đưa con đi viện mới biết bé bị lồng ruột, ruột đã hoại tử.
“Lúc đầu thấy con cứ sau một hồi gào khóc lại chơi như bình thường mình còn tưởng cháu quấy, bày trò ăn vạ. Sau đó nghĩ con đau bụng, đi kiết lỵ nên cứ tìm cách chữa ở nhà, ngờ đâu khiến con đi chữa muộn, phải cắt một đoạn ruột”, chị Bích (Từ Liêm, Hà Nội) kể.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày tại đây tiếp nhận cấp cứu, tháo lồng ruột cho 4-5 trẻ. Nhiều bé vì không được phát hiện bệnh kịp thời khiến tình trạng bệnh nặng, gây biến chứng.
Trường hợp bé Nam, 13 tháng tuổi ở Bắc Ninh, là một điển hình. Cháu nhập viện trong tình trạng sốt, nôn, đau bụng dữ dội, khóc ngặt từng cơn. Bố mẹ không biết, đưa đến viện muộn khi đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu. Các bác sĩ phải phẫu thuật để tháo lồng cho bé.
Bệnh nhi đi khám tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: MT.
Bác sĩ Đặng Thúy Hà, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, lồng ruột là tình trạng quai ruột cuộn vào nhau. Đây là cấp cứu ngoại nhi thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ. Bệnh hay xảy ra với trẻ dưới 2 tuổi, thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn gái và ở trẻ bụ bẫm nhiều hơn trẻ nhẹ cân. Trẻ lớn vẫn có thể bị lồng ruột nhưng tỷ lệ ít hơn.
Theo bác sĩ, cho đến nay, nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ lồng ruột là do bị tung hứng hay chọc cười quá mức nhưng chưa có nghiên cứu nào xác nhận điều này. Với trẻ 2 tuổi trở lên, lồng ruột thường do có polip đại tràng, khối u… Trong các trường hợp trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần, trên 2 tuổi, thầy thuốc thường phải cố gắng tìm nguyên nhân để xử lý.
Video đang HOT
Bác sĩ Hà cho hay, lồng ruột ở trẻ hay xảy ra vào mùa lạnh. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là trẻ khóc từng cơn, bụng đau quặn, nôn, ban đầu nôn ra thức ăn, sau là ra dịch vàng, đi ngoài phân máu. Hiện nay, chẩn đoán qua siêu âm cho kết quả gần như tuyệt đối.
Trẻ bị lồng ruột được điều trị bằng cách đặt xông trong hậu môn, tháo lồng, bơm hơi, theo dõi, nếu ổn định có thể về nhà. Nhiều trường hợp bị lồng ruột phức tạp phải tháo nhiều lần. Có trẻ lồng ruột tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí có bé phải nhập viện tháo lồng ruột tới 9 lần. Với những bệnh nhi này, thường bác sĩ chỉ định nội soi đại tràng xem có polip hay vấn đề gì bất thường không, hoặc mổ cố định hồi manh tràng.
Theo bác sĩ, các bậc phụ huynh thường không có kinh nghiệm về bệnh lồng ruột ở trẻ, nhất là khi thấy các triệu chứng khá mù mờ. Trẻ vẫn ăn, chơi, thi thoảng đau bụng theo cơn như giả vờ…
Mặt khác, biểu hiện của lồng ruột dễ nhầm với nhiều rối loạn tiêu hóa khác. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ quấy khóc, nôn, bố mẹ lại nghĩ con bị tiêu chảy cấp, tiêu chảy do rotavirus, hay khi thấy trẻ đi ngoài ra máu lại nghĩ con bị lỵ hay tắc ruột… Khi trẻ nôn ra dịch vàng là biểu hiện rõ ràng. Những trường hợp đi ngoài ra máu thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nếu để muộn lồng ruột có thể dẫn tới viêm ruột, hoại tử ruột (vì ruột xoắn lại, không có mạch máu nuôi), khi đó phải mổ, cắt ruột. Khi muộn, trẻ sốc hoại tử ruột, rối loạn huyết động, ly bì, nhiễm trùng huyết động, một số phải hồi sức cấp cứu tích cực, bụng chướng căng phồng.
“Nên cho con đi khám khi thấy trẻ đau bụng, quấy khóc, nôn (lúc đầu ra thức ăn, lúc sau ra dịch vàng), đi ngoài ra máu (máu đỏ thẫm)… để bác sĩ xác định chính xác bệnh của bé. Nếu lồng ruột phải cấp cứu ngay, tránh các biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
Theo VNE
8 món ăn bổ dưỡng từ sò huyết chữa bệnh
Các món ăn bổ dưỡng từ sò huyết sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Thực tế sò huyết là loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, các thành phần dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Cách chọn và chế biến sò huyết:
Để có những món ăn ngon từ sò huyết, bạn nên lựa chọn những con sò còn sống, không quá to cũng như quá nhỏ. Nếu sò nhỏ quá, khi chế biến bị teo lại, không ngon, ngược lại nếu con lớn quá sẽ dai. Sò huyết khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để sò nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch và chế biến món ăn.
Khi chế biến sò huyết thì nên đun sôi nước, tắt bếp rồi đổ sò vào, đậy kín vung trong 5 phút là có thể dùng được.
Các món ăn:
Bài 1: Cháo sò huyết, trứng muối: Gạo tẻ ngon 200g, sò huyết tươi 500g, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu đủ dùng. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho trứng muối vào khuấy đều, đổ sò huyết vào và nấu sôi là dùng được.
Bài 2: Sò huyết xào nui: Nui 100g, sò huyết 100g, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị đủ dùng. Nui luộc chín tới, ngâm nước lạnh, vớt ra trộn với 1 ít dầu ăn cho nui đỡ dính. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, tỏi. Hành tây, cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi đổ tất cả các thứ trên đun nhỏ lửa, cho thêm nước đến khi hỗn hợp hơi sệt thì cho sò huyết và đảo cùng. Nên ăn món này lúc nóng.
Bài 3: Sò huyết rang me: 1kg sò huyết, 50g me chín, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo. Cho me vào bát, cho ít nước sôi vào dằm cho me tan hết, vớt bỏ hột, cho ít đường vào và đánh tan. Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu với hành, cho sò vào, đảo đều. Cho hỗn hợp nước me vào, thêm ít nước mắm và ớt đảo đều đến khi nước me sánh lại, nêm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp và dùng khi còn nóng. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa, rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được.
Bài 4: Sò huyết xào sa tế
Cho sò huyết vào nồi hấp hoặc nướng sơ cho sò mở miệng. Tách đôi sò huyết, bỏ một bên vỏ không chứa thịt. Đặt chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho sả bằm, sa tế cùng một ít dầu điều vào, nêm gia vị lại vừa ăn. Cho hỗn hợp đó lên từng con sò, xếp lên vỉ và đem nướng.
Bài 5: Sò huyết nướng tái: Sò huyết nướng tái được nhiều người ưa thích vì vị ngọt thịt của nó.
Sò sau khi rửa sạch, để ráo nước. Đặt vỉ nướng lên bếp than hồng, xếp sò lên trên và bắt đầu nướng. Do sò khi chín không há miệng nên bạn cần ăn thử, nếu sò chín rồi thì gắp ra đĩa, dùng nóng với muối tiêu chanh cùng ít rau răm.
Bài 6: Sò huyết rang muối ớt: Đặt chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi và cho sò huyết vào đảo đều, cho muối ớt pha nước hơi sệt vào rang. Khi hỗn hợp muối ớt khô lại, bám chắc vào vỏ sò thì tắt bếp và thưởng thức.
Bài 7: Gỏi sò huyết: Sò huyết rửa sạch, hấp vừa chín tới. Tách bỏ vỏ lấy phần thịt, cho thịt sò vào trong nước hấp khuấy đều để sạch cát, vớt ra cho vào bát. Hành tím, sả bào mỏng ngâm trong nước đường, ớt sừng thái sợi. Vớt hành tím, sả cho vào bát, thêm ít nước mắm chua ngọt trộn đều với sò, cho ớt vào, nêm lại gia vị vừa ăn, cho ra đĩa, ăn kèm với húng lủi và bánh tráng hoặc bánh phồng.
Bài 8: Cháo sò huyết: Đặt nồi lên bếp, cho gạo vào rang sơ, cho nước vào và nấu đến khi gạo nở bung. Sò huyết tách vỏ, lấy thịt xào sơ với tỏi. Cho hỗn hợp đã xào vào trong nồi cháo, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho thêm một ít hành ngò, tiêu bột và thưởng thức.
Theo VNE
Suy giãn tĩnh mạch - Bệnh mà không biết!. Suy giãn tĩnh mach là khái niệm khá mới mẻ, tuy nhiên tỷ lệ người suy giãn tĩnh mạch ngày càng tăng cao, đa số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh không điều trị kịp thời nên bệnh thường tiến triển nặng, khó chữa, gây khó chịu, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống... Biểu hiện của triệu chứng suy giãn...