‘Người thầy bị ném đá thì đau lắm và khó chấp nhận’
Ông Vũ Khắc Chương, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, cho hay hình ảnh một nghệ sĩ bị “ném đá” có thể là chuyện bình thường, nhưng hình ảnh một người thầy bị “ném đá” trên mạng thì rất đau đớn.
Thưa ông, sự cố liên quan đến diễn viên Đức Hải, theo ông có tác động gì đến hoạt động của nhà trường trong thời gian qua?
Trường CĐ VHNT DL Sài Gòn có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm quản lý trong hệ thống các trường cao đẳng và đại học. Riêng mảng Nghệ thuật, có các thầy cô nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang làm việc và giảng dạy NSND Phùng Thị Bình; NSƯT, Nhạc sĩ, Đạo diễn truyền hình Xuân Đồng; Thạc sĩ, Đạo diễn, NSƯT. Lê Đại Chức; NSND Tâm Chính; NSƯT – Đạo diễn Xuân Hồng, NTK thời trang Nguyễn Việt Hùng; NSƯT – Đạo diễn Đỗ Phương Toàn (Đoàn Quốc); Thạc sĩ – Đạo diễn Nguyễn Bảo Hoàng, Nghệ sĩ – Diễn viên Hữu Nghĩa, Nghệ sĩ – Diễn viên Ngọc Tưởng, ca sĩ Đặng Thanh Sử…
Vì thế, việc nghệ sĩ Đức Hải tạm dừng công việc trong thời gian chờ kết quả xác minh sự việc của các cơ quan chức năng hoàn toàn không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Nhà trường trong công tác giảng dạy và quản lý.
Mặc dù vậy, khi đang bước vào mùa tuyển sinh thứ 16, sự việc của Nghệ sĩ Đức Hải cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh và công tác tuyển sinh của Nhà trường. Ngoài chuyên ngành Nghệ thuật, Trường còn đào tạo đa ngành với các nhóm ngành nghề về Kinh tế, Du lịch, Ngoại ngữ, Công nghệ Thông tin, Mỹ thuật công nghiệp.
Ông Vũ Khắc Chương, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
Video đang HOT
Hiện nay, việc nghệ sĩ đứng lớp không hiếm. Người thầy, đặc biệt người thầy lại là nghệ sĩ, người của công chúng cần kiểm soát hình ảnh trên mạng xã hội như thế nào?
Nghệ sĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng nên bản thân nghệ sĩ phải rất cẩn trọng với từng lời phát ngôn, hành vi trên không gian mạng. Một sự hớ hênh của nghệ sĩ đôi khi lại trở thành một chủ đề bàn tán rộng lớn.
Trừ những sự cố ngoài ý muốn, nhà trường đã lưu ý đến cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên cần có sự chuẩn mực không chỉ ngoài cuộc sống mà còn cả trên mạng xã hội bởi mình là người thầy.
Vai trò nhà giáo của nghệ sĩ buộc họ phải chuẩn mực trong từng hành vi, chuẩn mực trong từng câu nói. Hình ảnh một nghệ sĩ bị “ném đá” có thể là chuyện bình thường trên mạng, nhưng hình ảnh một người thầy bị “ném đá” trên mạng thì thật sự đau lắm, và rất khó chấp nhận. Theo góc độ cá nhân tôi, bạn có thể nói quá về bản thân nhưng đừng quá đà về cái tôi của nghệ sĩ. Có thể nói cho mọi người vui nhưng đừng nói chỉ để bản thân vui. Mọi hành vi và phát ngôn trên mạng xã hội được đặt chế độ công khai cho mọi người xem đồng nghĩa với việc nó là thông tin chính thức của bạn và bạn phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Để hạn chế những thị phi (trừ khi họ cố tình) thì nên suy nghĩ kĩ trước những câu từ và hình ảnh sẽ đưa lên mạng xã hội. Nên đưa ra những hình ảnh tích cực, những thông điệp ý nghĩa, hoặc tự quảng bá cho bản thân bằng các dự án nghệ thuật. Nghệ sĩ đã khó như vậy thì một người thầy giáo là nghệ sĩ lại càng khó hơn rất nhiều lần.
Trong đào tạo, nhà trường có lưu ý gì với những sinh viên hoạt động văn hóa, nghệ thuật khi các em trở thành người công chúng?
Hiện nay chúng tôi đào tạo theo 3 hướng: đào tạo sinh viên vừa làm nghệ thuật biểu diễn hoặc nghệ thuật sáng tạo; vừa đào tạo sinh viên ra trường có thể làm thầy giáo; và vừa đào tạo sinh viên có thể hoạt động trong các lĩnh vực về văn hóa, nghệ thuật.
Chương trình học bám sát thực tế, giúp người học hoàn thiện kỹ năng nghề. Sinh viên được thực hành tại hệ thống nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, công ty phim và các phòng thực hành chức năng theo từng chuyên ngành; được tham gia thực tập tại các đơn vị danh tiếng. Hơn 2/3 tổng chương trình học là thực hành giúp sinh viên hoàn thiện tay nghề, năng lực, kỹ năng để tự tin hòa nhập môi trường làm việc đa lĩnh vực, đa văn hóa.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bởi trường có khu liên hợp thể thao, giải trí đa năng (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, gym, võ thuật, yoga, biểu diễn nghệ thuật, piano, thư giãn và phòng karaoke); hệ thống thư viện điện tử, thư viện sách hơn 15.000 đầu sách với không gian đẹp…
Ngoài chuyên môn, nhà trường luôn nhắc nhở các em về đạo đức nghề nghiệp và ý thức giữ gìn hình ảnh của mình trước công chúng.
Nam Định đẩy lịch thi lớp 10 sớm một tháng
UBND tỉnh Nam Định vừa có văn bản gửi Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố, về việc điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10 năm 2021.
Do tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã được kiểm soát, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt đề nghị của Sở GD&ĐT về việc điều chỉnh lịch thi tuyển sinh lớp 10 THPT không chuyên năm học 2021-2022.
Cụ thể, kỳ thi sẽ diễn ra sớm hơn một tháng, vào ngày 27 và 28/6, thay vì 27 và 28/7 như công bố trước đó.
Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định.
Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện công tác tuyển sinh an toàn, hiệu quả, đảm bảo phòng, chống dịch và phù hợp với điều kiện thực tế.
Năm nay, tỉnh Nam Định có hơn 26.000 học sinh lớp 9, khoảng 70% số đó đăng ký thi vào các trường THPT không chuyên. Hiện toàn tỉnh có 56 trường THPT, bao gồm 44 trường công lập và 12 trường ngoài công lập.
Theo báo cáo của UNBN tỉnh Nam Định, trong 30 ngày qua, toàn tỉnh không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Vì thế, tỉnh ra thông báo phê duyệt, cho phép một số dịch vụ, cơ sở hoạt động trở lại như vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh; các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô và ôtô các hạng; các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời.
Một người thầy, một hướng đi Thầy có thể khiến người ta ngồi lặng đi rơi lệ, nhưng rồi cũng lại bật cười ngả nghiêng sau đó ít phút với các câu chuyện, dẫn dắt tình huống để truyền thông điệp của thầy. Ảnh minh họa/INT Mắt thầy Tuệ Tâm chăm chú nhìn lên tấm hình nhà bác học Einstein trên tường với cái lưỡi đang lè ra và...