Người thầy bác sĩ 80 lần hiến máu, lần đầu cho ca mổ tách song sinh Việt-Đức
“Tôi cũng liên tục hiến máu suốt 32 năm qua. Lần đầu tiên tôi tham gia là hiến máu tươi phục vụ ca mổ tách 2 bé song sinh Việt – Đức”, phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Ngô Minh Xuân chia sẻ.
Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Ngô Minh Xuân tham gia hiến máu – NGUYÊN MI
Hôm nay (17.8), Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng cuộc vận động “Giọt máu hồng vì cộng đồng 2020″.
Chương trình huy động sự tham gia hiến máu tình nguyện của hơn 600 tình nguyện viên (cả giảng viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên) của 19 đơn vị trường đại học, cao đẳng trong TP.HCM.
“Bản thân tôi luôn coi hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp. Tôi cũng liên tục hiến máu suốt 32 năm qua. Lần đầu tiên tôi tham gia là hiến máu tươi phục vụ ca mổ tách 2 bé song sinh Việt – Đức vào tháng 10.1988. Cho đến hôm nay là lần hiến máu thứ 80″, phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), chia sẻ với sinh viên, sau khi ông là người đầu tiên được lấy máu.
Video đang HOT
Trước đây, phó giáo sư Xuân là bác sĩ của Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) và từng chăm sóc cặp song sinh dính liền Việt – Đức.
Các sinh viên của 19 đơn vị trường đại học, cao đẳng trong TP.HCM hiến máu tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch hôm nay – NGUYÊN MI
Tại buổi hiến máu, tất cả đều phải khai báo y tế, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, thực hiện giãn cách,… đảm bảo các biện pháp an toàn phòng dịch COVID-19.
Qua buổi hiến máu hôm nay, chương trình đã thu được gần 600 đơn vị máu.
Hiến máu nhân đạo là một hoạt động có ý nghĩa giúp cứu người, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19, ngân hàng máu luôn trong tình trạng báo động khẩn cấp vì khan hiếm máu.
Nhìn nụ cười Diệu Nhi-Trúc Nhi như xoa dịu đi căng thẳng vì đại dịch Covid-19
Sau gần 2 tuần hậu phẫu tách đôi, sức khỏe hai bé gái Diệu Nhi-Trúc Nhi tiến triển tốt, đều đã cai máy và vui giỡn cười đùa.
Ngày 30-7, theo BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, bé Diệu Nhi không sốt đúng 1 tuần, đã được thở oxy qua ống thở cannula thông thường rất dễ chịu và hợp tác tốt tập vật lý trị liệu.
Bé Diệu Nhi đã cười đùa
Tầng sinh môn của Diệu Nhi và các vết thương ở phần bụng, hông đã khá khô ráo, kết quả cấy vi sinh đều âm tính. Diệu Nhi không cần phải nuôi dinh dưỡng qua tĩnh mạch nữa mà được uống sữa thông thường đủ nhu cầu.
Các con trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và đội ngũ y - bác sĩ
Đối với bé Trúc Nhi, các bác sĩ vừa rút ống nội khí quản sáng nay, hỗ trợ thở máy không xâm lấn. Vùng bụng của bé đã tạm ổn, tầng sinh môn thấm dịch ít hơn và vết thương ở khung chậu khá khô. Trúc Nhi cũng dung nạp tốt lượng sữa tập ăn, bé đã uống được từ 20-40ml sữa cho mỗi cữ. Cả hai đều lanh lợi, trong đó Trúc Nhi sau cai máy rất tỉnh và hoạt bát.
Nụ cười hồn nhiên, hạnh phúc của trẻ thơ từ trong phòng bệnh như dịu đi sự căng thẳng của cả xã hội bên ngoài đang từng giờ gồng mình chống lại đại dịch.
Được gặp lại hai con trong tình trạng tươi tỉnh sau chuỗi ngày lo âu, ba mẹ hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi là anh Hoàng Anh và chị Thúy như không niềm hạnh phúc nào diễn tả nổi. Nhìn những hình ảnh đầy ấm áp, đùa giỡn của hai con, những nụ cười hồn nhiên, hạnh phúc của trẻ thơ từ ngay trong phòng bệnh, nhiều người cảm giác như dịu đi sự căng thẳng của cả cộng đồng đang từng giờ căng mình chống lại đại dịch Covid-19.
GS Trần Đông A: 'Hành trình của Song Nhi còn rất dài và gian nan' GS.TS Trần Đông A, cố vấn chuyên môn ca mổ tách Trúc Nhi và Diệu Nhi, cho biết sau phẫu thuật, hành trình tìm lại sự bình thường của hai bé vẫn còn rất dài và gian nan. Bước sang ngày thứ 8 hậu phẫu, Hoàng Trúc Nhi, Hoàng Diệu Nhi (13 tháng tuổi) đang được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng...