Người phụ nữ nhập viện sau tiêm meso giảm thâm mắt
Vì muốn căng da và giảm thâm vùng mắt, người phụ nữ đã đến làm đẹp tại cơ sở spa có quảng cáo tiêm meso giá rẻ. Tuy nhiên chỉ sau đó 1 ngày thì gặp biến chứng.
Tình trạng kích ứng quanh vùng mắt của bệnh nhân.
2 tháng trở lại đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa đã tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng về thẩm mỹ. Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhân nữ 30 tuổi nhập viện do biến chứng tiêm meso.
Vì muốn căng da và giảm thâm vùng mắt, người bệnh đã đến làm đẹp tại cơ sở spa có quảng cáo tiêm meso giá rẻ. Sau 24 giờ người bệnh có dấu hiệu kích ứng da, các nốt sần tại vùng tiêm không biến mất mà ngày càng có dấu hiệu đỏ hơn, cảm giác ngứa, rát kèm châm chích nên đã quyết định nhập viện.
Biến chứng do tiêm meso cũng là một trong những biến chứng phổ biến và thường gặp ở những dịch vụ tiêm meso giá rẻ, được thực hiện bởi các bác sĩ “tay ngang” tại các cơ sở không được cấp phép hoạt động.
Bác sĩ khoa Da Tổng Hợp – Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa cho biết, các biến chứng tiêm meso thường gặp nhất gồm:
- Dị ứng là tình trạng phản ứng của da với các chất không phù hợp tiêm vào. Thường ngứa, đỏ, có thể sưng, loét… nếu nặng có thể ảnh hưởng toàn thân.
Video đang HOT
- Nhiễm trùng da, do làm thủ thuật không đảm bảo các nguyên tắc vô trùng, gây viêm sưng đỏ, đau nhức và có thể lan rộng, loét, hoại tử, nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng sức khỏe .
- Sẹo lồi, lõm tại vùng da tiêm meso. Phản ứng u hạt, khiến da nổi cục cứng tại vị trí tiêm.
- Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do dụng cụ và trang thiết bị y tế không đảm bảo.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, việc bệnh nhân gặp phản ứng u hạt có thể do nhiều nguyên nhân. “Trước hết, các loại tinh chất được đưa vào da bệnh nhân kém chất lượng hoặc bị trộn thêm collagen, vitamin C… Trong khi đó, những thuốc trộn lẫn thường dẫn đến hiện tượng u hạt”, bác sĩ nhận định
Một nguyên nhân khác là cách thức hay chỉ định tiêm đúng đối tượng hay không. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Quang, kỹ thuật, quá trình tiêm tưởng chừng đơn giản nhưng nếu người thực hiện thủ thuật không được đào tạo bài bản, không nắm rõ giải phẫu tại vùng tiêm có thể dẫn đến sai sót. Lượng thuốc, tốc độ tiêm không được điều chỉnh phù hợp, vùng tiêm không đều, mất cân đối cũng có thể dẫn đến hình thành nốt sần, sưng tấy, đau nhức, tăng khả năng gây phản ứng u hạt. Ngoài ra, nếu không tuân thủ quy trình đảm bảo vô khuẩn, tiêm meso cũng dễ bị biến chứng, bội nhiễm do vi khuẩn xâm lấn…
Liệu pháp meso là thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp làm trẻ hóa làn da, sáng da, thu nhỏ lỗ chân lông… ít thời gian nghỉ dưỡng, ít đau do đó đã hấp dẫn rất nhiều người muốn làm đẹp. Tuy nhiên bác sĩ lưu ý người dân phải cần lựa chọn tiêm meso đúng chỉ định, đúng mục đích, lựa chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu, rõ ràng, được cấp phép… để tránh hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe, làn da.
Đái tháo đường ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Đái tháo đường nếu không được kiểm soát sẽ gây biến chứng khắp các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt, thận.
Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, đái tháo đường ở trẻ em thường gặp là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Trong đó, đái tháo đường type 1 do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ insulin. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng insulin thì mới có cơ hội sống.
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng insulin. Ảnh BỆNH VIỆN NHI T.Ư
Insulin là một hormon được sản xuất ra bởi tế bào beta của tuyến tụy, hormon này giúp cơ thể sử dụng đường từ máu để tạo năng lượng.
Với đái tháo đường type 2, vấn đề chính là sự đề kháng insulin. Các tuyến tụy có thể tạo ra insulin, thường với số lượng lớn, nhưng insulin không hoạt động tốt vì các tế bào trong cơ thể đề kháng lại các tác dụng của insulin. Với đái tháo đường type 2, một thời gian sau tuyến tụy bị suy kiệt, cơ thể trở nên đề kháng với insulin và rơi vào tình trạng thiếu insulin.
Ngoài 2 type đái tháo đường phổ biến trên, ở trẻ em còn có thể gặp các bệnh lý như đái tháo đường sơ sinh (trẻ dưới 1 tuổi), đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi (MODY), hoặc đái tháo đường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác gây tổn thương tuyến tụy (đái tháo đường thứ phát).
Gia tăng trẻ mắc đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 1 không thể ngăn ngừa được. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy trẻ em và thanh thiếu niên không thể mắc bệnh từ người khác hoặc truyền bệnh cho bạn bè hoặc thành viên trong gia đình. Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 1 rất phức tạp, xảy ra do sự kết hợp giữa gen trong cơ thể với một số yếu tố môi trường.
Các triệu chứng liên quan mắc đái tháo đường ở trẻ nhỏ. Ảnh BỆNH VIỆN NHI T.Ư
Không giống như bệnh đái tháo đường type 1, bệnh đái tháo đường type 2 có thể được ngăn ngừa. Tăng cân quá mức, béo phì và lối sống ít vận động là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Trước đây, bệnh đái tháo đường type 2 thường chỉ xảy ra ở người lớn. Nhưng hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2, do số lượng trẻ em thừa cân, béo phì ngày càng tăng nhanh.
Để giảm nguy cơ mắc và phát triển bệnh đái tháo đường type 2 cho trẻ em, các gia đình cần đảm bảo trẻ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Khuyến khích con bạn ăn thực phẩm ít béo, hạn chế thức ăn và đồ uống có đường; duy trì hoạt động và hạn chế thời gian dành cho các hoạt động ít vận động.
Triệu chứng và biến chứng do đái tháo đường
Đái tháo đường là tình trạng đường máu tăng cao. Trong đó, đường máu lúc đói trên 7 mmol/l và sau ăn trên 11 mmol/l.
Những dấu hiệu phổ biến của bệnh đái tháo đường là: tiểu đêm thường xuyên; hay khát nước, uống nhiều nước; sụt cân; mệt mỏi; thay đổi cảm xúc.
Theo thời gian, các biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chính trong cơ thể, bao gồm: tim, mạch máu (mạch vành, xơ vữa động mạch), dây thần kinh (tổn thương), mắt (nguy cơ mù lòa) và thận (suy thận). Duy trì mức đường huyết bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiều biến chứng.
(Bệnh viện Nhi T.Ư)
Học trong sợ hãi: Nhập viện cũng phải ôn bài Bệnh viện Quận 8 (TP.HCM) một ngày trong tuần, học sinh P.N.N tay cắm kim truyền dịch, mặt mũi phờ phạc vẫn len lén những lúc không có bác sĩ qua lại để mở cuốn đề cương. Nhập viện vì loét dạ dày, N. vẫn không dám nghỉ học bài, vì sợ hãi kỳ thi trước mắt. Không chịu nổi mới đi bệnh...