Người phụ nữ méo miệng, mất cảm giác nửa mặt sau một giấc ngủ
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nữ (28 tuổi, ở TP Hoà Bình), đi từ phòng khách đang bật điều hoà lạnh sang phòng bếp không có điều hoà. Sau khi từ bếp trở lại phòng khách, chị thấy có hiện tượng tê mặt, miệng méo lệch sang một bên.
Một bệnh nhân nam (36 tuổi, ở Hòa Bình) khác cũng gặp tình trạng tương tự khi về nhà khi trời tối muộn. Vừa bước vào nhà, anh thấy hiện tượng tê bì vùng mặt, miệng méo, một bên mắt không thể nhắm kín.
Một bệnh nhân nữ khác (37 tuổi, ở Lương Sơn, Hòa Bình) cũng hoảng hốt vì sau ngủ dậy xuất hiện méo miệng, tê bì, mất cảm giác một bên mặt.
Những trường hợp trên đều được chẩn đoán mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, trong Đông y gọi là khẩu nhãn oa tà.
Theo bác sĩ CKI Nguyễn Hải Anh – Phó khoa Y dược học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh thường gặp.
80% các trường hợp nhập viện điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đều có nguyên nhân chủ yếu do nhiễm lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột sang lạnh.
Tuy nhiên, liệt dây thần kinh số 7 cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý sọ não khác ( Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, u dây thần kinh…).
Theo bác sĩ, triệu chứng điển hình của liệt dây thần kinh số 7 là đột ngột thấy hai bên mặt mất cân đối, nửa mặt bên liệt bất động, mất hoặc mờ nếp nhăn trán. Mắt bên liệt nhắm không kín, mờ rãnh mũi – má, miệng méo sang bên ko liệt, góc mép miệng bị xệ xuống.
Video đang HOT
Người bệnh có thể chảy dãi hoặc nước một góc miệng, thức ăn hay đọng lại ở má bên liệt, người bệnh không làm được các động tác: phồng má, cười, chu môi, nhăn trán.
Khi được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7, hướng điều trị là dùng thuốc tây y, corticoid, vitamin, thuốc dẫn truyền thần kinh, Đông y dùng thêm thuốc sắc, kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, thủy châm, cứu ngải, chiếu đèn Hồng ngoại.
Bệnh liệt mặt, méo miệng do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách trong giai đoạn vàng từ 2-3 tuần ngay sau bị, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Trường hợp điều trị muộn (sau hơn 1 tháng kể từ khi bị) và không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, co kéo nửa mặt.
Nguy hiểm nhất là bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được, gây khô mắt, nhiễm trùng giác mạc dẫn đến viêm, loét giác mạc. Người bệnh cũng có thể bị liệt cứng vĩnh viễn.
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên không phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi. Bệnh cũng có khả năng tái phát. Do đó để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo phải giữ ấm vùng đầu, mặt, cổ, tránh gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột.
Cụ thể, Ths.BS Dương Văn Tâm – Trưởng khoa Liệt vận động và Ngôn ngữ (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) khuyên, mùa hè hạn chế làm việc, sinh hoạt trong phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp thời gian dài.
Những người bị mưa ướt nên nhanh chóng thay quần áo, làm ấm cơ thể. Đặc biệt chúng ta cũng cần tránh việc tắm lạnh về đêm để tránh nguy cơ gây bệnh.
Tương tự, với bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, nguyên tắc đầu tiên là phải giữ ấm, ăn ấm và uống ấm. Người bệnh tuyệt đối không ăn đồ lạnh như kem, đá… và không được tắm lạnh. Khi đi ngoài đường, ngoài đeo kính che gió, bụi nên che kín phần mang tai.
Buổi sáng ngủ dậy nên ở trong phòng ấm 2-5 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ chơi ngoài trời lạnh, cha mẹ cần chú ý cho bé mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn.
Tránh ngồi nơi gió lùa, không tắm quá khuya, đi đường xa phải đeo kính bịt mặt, che ấm cả hàm, đeo khẩu trang, không nên cho các cháu nhỏ ngồi phía trước xe. Sau khi uống rượu, bia, không đi ngoài trời lạnh hay tắm lạnh. Đồng thời, tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt trong giai đoạn vàng nhằm hạn chế tối đa di chứng của bệnh.
Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ
Liên tiếp trong 2 tuần gần đây, Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) tiếp nhận 2 bệnh nhi ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện.
Đột tử khi ngủ
BS Đinh Thị Thu Phương, Khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, người tiếp nhận 2 bệnh nhi trên, cho biết trường hợp thứ nhất là bé trai 6 tháng tuổi. Gia đình cho hay trưa 10.10 sau khi ăn, trẻ được cho nằm ngủ một mình trong phòng. Khi gia đình phát hiện sự việc thì trẻ đang nằm úp mặt xuống đệm và tím tái. Ngay lập tức trẻ được gia đình đưa đến bệnh viện gần nhà cấp cứu ngừng tuần hoàn, trẻ có nhịp tim trở lại và được chuyển đến Khoa Cấp cứu - Chống độc, BV Nhi T.Ư. Trẻ vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Các bác sĩ đã tiếp tục hồi sức, làm các xét nghiệm để chẩn đoán và tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nặng, nguy cơ tử vong, gia đình xin cho trẻ về.
Trường hợp thứ hai là bé gái 3 tháng tuổi ở Hà Nội, cũng nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim. Theo lời kể của gia đình, đêm 19.10, trẻ được cho ngủ cùng bố mẹ. Đến khoảng 1 giờ 30 sáng, mẹ tỉnh dậy phát hiện trẻ tím tái toàn thân, không thở, gia đình gọi xe cấp cứu đưa trẻ vào BV Nhi T.Ư. Tại đây, các bác sĩ phát hiện trẻ đã ngừng thở, ngừng tim, hạ thân nhiệt. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng trẻ đã không qua khỏi.
"Trước đó, Khoa Cấp cứu - Chống độc cũng có tiếp nhận một vài trường hợp tương tự như 2 trẻ trên", bác sĩ Phương cho hay.
Không có dấu hiệu cảnh báo
Theo các chuyên gia về cấp cứu - chống độc của BV Nhi T.Ư, hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS - sudden infant death syndrome) là cái chết bất ngờ và không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần tuổi đến 1 năm tuổi. SIDS thường gặp ở trẻ 2 - 4 tháng tuổi. Hầu hết SIDS đều xảy ra khi trẻ đang ngủ.
Đáng lưu ý, hội chứng này xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước, khiến đột tử ở trẻ nhỏ trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình. Bên cạnh những nguyên nhân gây tử vong đột ngột: ngạt thở, chảy máu não, viêm cơ tim..., nhiều trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.
Theo TS-BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc, BV Nhi T.Ư, một số nguyên nhân có thể gây đột tử ở trẻ nhỏ là khuyết tật nghiêm trọng ở hệ hô hấp, tim mạch, hoặc sự kiểm soát nhịp thở của não bộ chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, nằm nghiêng, cũng là nguyên nhân. Ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng, hay giường ngủ mềm, ngủ cùng bố mẹ cũng có thể là tác nhân. Bên cạnh đó, đột tử có thể xảy ra do tăng thân nhiệt khi nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quấn quá nhiều quần áo, chăn to, trẻ ngủ sâu dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.
Biện pháp dự phòng
Tử vong ở trẻ nhỏ do SIDS là vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Do đó, cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ của trẻ. Cụ thể, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần:
Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Thường xuyên quan sát trẻ. Sử dụng núm vú giả cho trẻ dưới 1 tuổi giúp mở thông đường thở. Để nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo.
Không trùm đầu trẻ. Đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống. Không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi, giường của trẻ.
Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần nằm cũi, giường riêng, bên cạnh giường ngủ của người chăm sóc. Không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi.
Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên. Nuôi con bằng sữa mẹ.
Không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong thai kỳ và thời gian nuôi con nhỏ.
Khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
TS-BS Lê Ngọc Duy
Phát hiện mới: Người trên 60 tuổi ngủ giờ nào là tốt nhất? Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra rằng người từ 60 tuổi nên đi ngủ sau 9 giờ đến 10 giờ tối là tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở tuổi già. Nghiên cứu, được công bố hôm 21.9 trên tạp chí nghiên cứu về lão hóa của Mỹ Journal of the American Geriatrics Society, cho thấy ngủ trước...