‘Người mẹ nông dân’ của tiến sĩ toán học
An Kim Bằng, người giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế năm 1997, giáo sư tại khoa Toán, Đại học Bắc Kinh kể về vai trò của người mẹ trong những thành công của anh.
Đừng để từ “nghèo” trì hoãn tương lai của con
Ngày 5/9/1997, tôi rời nhà đến Bắc Kinh nhập học tại khoa Toán, Đại học Bắc Kinh. Khói bếp bốc lên trong căn nhà dột nát của tôi từ sáng sớm. Mẹ đang lăn bột làm mì cho tôi bằng số bột mà bà đổi từ 5 quả trứng cho hàng xóm. Cầm bát lên, tôi khóc. Tôi đặt đũa xuống, quỳ xuống đất, nước mắt lăn dài. Nhà tôi ở huyện Vũ Thanh, Thiên Tân, một làng quê vô cùng nghèo khó. Tôi có một người mẹ tốt nhất trên thế giới. Bà 47 tuổi, tên bà là Lý Diễm Hà.
An Kim Bằng khi mới đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế năm 1997.
Gia đình chúng tôi nghèo lắm. Khi tôi sinh ra, bà tôi bị ốm liệt giường. Năm lên bốn tuổi, ông ngoại mắc bệnh hen phế quản và liệt nửa người, gia đình nợ nần chồng chất năm này qua năm khác.
Bảy tuổi, tôi đi học. Tôi thường nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc đầu bút lên một cái que rồi viết tiếp. Nhưng tôi phát hiện ra rằng mẹ không thích ngồi cạnh nhìn tôi học bài. Lớn khôn hơn, tôi hiểu: mẹ không muốn nhìn tôi làm bài với mẩu bút chì buộc vào que như vậy.
Mẹ rất vui khi bất kể kỳ thi lớn hay nhỏ ở trường, tôi luôn đứng trong top xuất sắc và đạt điểm cao môn Toán. Được sự động viên của mẹ, càng học tôi càng thấy hạnh phúc, thật sự không biết trên đời này còn gì hạnh phúc hơn việc học.
Tháng 6/1994, tôi trúng tuyển vào trường cấp 3 nổi tiếng ở Thiên Tân. Tôi mừng rỡ chạy về nhà khoe mẹ. Không ngờ rằng khi tôi báo tin vui cho gia đình, gương mặt họ lại đầy nỗi buồn. Đến tối, tôi nghe thấy tiếng cãi vã ngoài nhà. Thì ra mẹ tôi muốn bán con lừa ở nhà để tôi được đi học, nhưng bố kiên quyết không đồng ý. Ông tôi đang bệnh, sau khi nghe thấy trận cãi nhau đó, đã qua đời.
Sau khi chôn cất ông nội, gia đình có một khoản nợ vài nghìn tệ. Tôi không dám nhắc đến chuyện học hành nữa, chỉ gấp giấy báo nhập học nhét vào áo gối, rồi hàng ngày lao vào làm đất cho mẹ. Hai ngày sau, bố con tôi phát hiện con lừa đã biến mất. Bố quắc mắt hỏi mẹ: “Cô bán lừa rồi sao? Sắp tới đi mua bán thóc gạo, không lẽ dùng tay đẩy hay gánh trên vai? Tiền cô bán lừa có đóng được một học kỳ cho nó không?”. Hôm đó, mẹ tôi đã khóc. Bà nói: “Chúng ta không thể để cái nghèo trì hoãn tương lai của con trẻ. Tôi sẽ dùng tay đẩy, vai vác, để nó đi học”.
Cuối thu năm ấy, tôi về nhà lấy quần áo thì thấy bố nằm trên giường. Mặt mũi ông phờ phạc, người gầy gò. Bố bị polyp ruột, bác sĩ yêu cầu mổ càng sớm càng tốt. Mẹ tôi lại định đi vay tiền, nhưng tất cả những nơi có thể vay được, bố mẹ tôi đã vay. Để tiết kiệm tiền, mẹ không thuê người gặt lúa mà tự mình gặt. Không còn đủ sức để cắt lúa mì vào sân để đập, không có tiền thuê người dùng máy tuốt, mẹ cắt lúa từng đợt, chín đến đâu mang về đến đó. Ban đêm, mẹ trải một tấm ni lông trong sân nhà, rồi dùng sức túm từng nắm lớn đập vào tảng đá… Chân đau không đứng được, bà quỳ xuống mà đập lúa, cho đến khi đầu gối rướm máu. Nghe hàng xóm nói chuyện của mẹ, tôi chạy như bay về nhà, vừa chạy vừa khóc: “Mẹ ơi, con không đi học nữa”.
Kệ tôi khóc, mẹ vẫn bắt tôi quay lại trường. Mẹ vay tiền để bố tôi được phẫu thuật. Năm đó, nhà nợ đến 25.000 tệ. Nhưng mẹ vẫn cho tôi đi học.
Để tôi khỏi đói, hàng tháng mẹ mang cho tôi 10 kg mỳ. Mỗi tháng, mẹ mang theo một túi đồ lớn, đi 10 km đến ga, rồi đi xe buýt đến Thiên Tân. Ngoài mỳ, trong túi của bà có có giấy nháp xin ở một nhà máy in, một chai sốt đậu nành, một chai mù tạt mặn bào sợi… Những năm đó, tôi là học sinh duy nhất của trường trung học cơ sở số 1 Thiên Tân không có tiền ăn trong căng tin, mà chỉ có thể mua hai cái bánh hấp cho đỡ đói. Nhưng tôi chưa bao giờ mặc cảm, tôi luôn cảm thấy mẹ là người hùng chống lại những đau khổ. Bất chấp những khốn khó, được làm con của bà là niềm vinh dự tối cao của tôi.
Video đang HOT
Khi mới vào trường cấp 3, tôi đã sốc khi bước vào lớp học tiếng Anh. Cách nói tiếng Anh trôi chảy của cô giáo và các bạn trong lớp khiến tôi cảm thấy giữa tôi và họ có khoảng cách quá lớn. Đó không phải là thứ tiếng Anh mà tôi được học ở trường cấp 2 nông thôn. Khi mẹ lên thăm, tôi đã nói với mẹ điều đó. Bà chỉ nói: “Con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ biết thế, nên mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chẳng điều gì là khó nữa”. Từ sự động viên của mẹ, điểm tiếng Anh của tôi cuối kỳ đã lọt vào tốp 3 của lớp.
Đầu năm 1995, tôi đăng ký vào đội tuyển vật lý và toán của trường. Một năm sau, tôi đạt giải nhất môn vật lý, giải nhì môn toán, rồi đại diện cho Thiên Tân tham gia Olympic vật lý toàn quốc tại Hàng Châu. Tôi hạ quyết tâm sẽ tặng mẹ giải nhất quốc gia, rồi đại diện Trung Quốc đi thi Olympic quốc tế. Nhưng năm đó, tôi chỉ được giải nhì toàn quốc. Dù đây là kết quả tốt nhất trong số các thành viên Thiên Tân, đối với tôi, kết quả này quá nhạt nhòa.
Tháng 1/1997, tôi đạt giải nhất Olympic Toán toàn quốc với số điểm tuyệt đối và được chọn vào đội tuyển quốc gia. Mải ôn không thể gặp mẹ, tôi gửi thư bưu điện: “Mẹ ơi, trong số 6 thành viên của đội tuyển quốc gia, chỉ có con trai mẹ là con nhà nông, là thành viên đầu tiên được chọn trong kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc”.
Khi trở về Thiên Tân để chuẩn bị cho kỳ thi Olympic quốc tế ở Argentina, tôi nhận được 200 tệ và một bức thư mẹ nhờ các bạn cùng lớp chuyển giúp. Trong thư mẹ viết: “Mẹ tự hào về con, hãy khiêm tốn và giành vinh quang cho đất nước”. Cầm lá thư, tôi khóc.
Ngày 22/7, An Kim Bằng trải qua kỳ thi cam go ở thành phố biển Valderrama ở Argentina. Trải qua 5,5 tiếng làm bài thi, anh hồi hộp chờ đợi kết quả. Khi cái tên An Kim Bằng được công bố cho giải cao nhất, anh đã òa lên khóc.
Ngày 1/8, khi chúng tôi trở về, Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cùng Hội Toán học Trung Quốc đã tổ chức một buổi lễ chào đón trọng thể ngay tại sân bay. Nhưng tôi muốn về nhà, tôi muốn gặp mẹ càng sớm càng tốt, tôi muốn chính tay mình đeo chiếc huy chương vàng lên cổ mẹ. 22 giờ đêm hôm đó, tôi trở về khi ngôi nhà thân quen đã chìm trong bóng tối. Dưới bầu trời đầy sao, mẹ ôm tôi thật chặt. Khi tôi lấy tấm huy chương vàng đeo vào cổ mẹ, bà mừng rỡ khóc.
Ngày 12/8, khán phòng của trung học Thiên Tân chật kín giáo viên, học sinh. Họ đến để chúc mừng tấm huy chương vàng của tôi. Mẹ tôi, một người phụ nữ nông dân bình thường, cuối cùng đã vinh dự ngồi cùng hàng ghế với các lãnh đạo của thành phố, các giáo sư toán học nổi tiếng ở Thiên Tân.
Khi mọi người mời tôi lên phát biểu, tôi cũng không biết mình phải nói gì. Tôi nhớ khi đó, mình đã nhắc về mẹ: “Tôi muốn dùng cả cuộc đời để cảm ơn một người, đó chính là người mẹ đã nuôi dưỡng tôi. Bà chỉ là một phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những nguyên tắc sống mà bà dạy tôi có thể truyền cảm hứng cho tôi suốt đời. Nếu nghèo là trường đại học tốt nhất, thì tôi sẽ nói, người mẹ nông dân của tôi chính là người cố vấn tốt nhất trong cuộc đời tôi”.
Hậu trường thi Olympic quốc tế - Những chuyện chưa kể - Kỳ 1: 'We are from Việt Nam'
Có rất nhiều câu chuyện hậu trường chưa biết về trí tuệ Việt Nam trong các cuộc thi Olympic quốc tế.
TS Lê Bá Khánh Trình gặp lại người thầy đã chấm bài thi của ông 40 năm trước - Ảnh: NVCC
40 năm sau ngày nhận giải đặc biệt với số điểm tuyệt đối 40/40, TS Lê Bá Khánh Trình bất ngờ hội ngộ với giáo sư chấm bài của mình cũng ngay tại cuộc thi Olympic quốc tế; rồi những học sinh quyết định bỏ bài dễ để "chiến" ngay bài thi khó...
"Có người trong đoàn học sinh nước khác từng nói không biết gì về Việt Nam, nhưng đã phải thốt lên "thì ra Việt Nam của các ông giỏi thật!" khi nhìn học sinh của chúng ta bước lên nhận giải thưởng" - PGS.TS Nguyễn Vũ Lương, người nhiều năm gắn bó với đội tuyển Olympic toán quốc tế, nhớ lại.
Từ không biết, trở thành "đối thủ đáng gờm"
Kỷ niệm mà PGS.TS Nguyễn Vũ Lương kể lại là câu chuyện ở kỳ Olympic toán quốc tế diễn ra tại Argentina năm 1997.
"Khi gặp nhau tại buổi giao lưu giữa các đoàn đến từ nhiều quốc gia, câu hỏi xã giao phổ biến là "where are you from?". Và câu trả lời của tôi là "Việt Nam". Điều làm tôi nhớ là có một người đã nói rằng ông ta chưa từng biết gì về Việt Nam. Nhiều người khác cũng có suy nghĩ như thế về đất nước mình vào thời điểm ấy.
Năm đó, đoàn học sinh Việt Nam có 1 huy chương vàng và 5 huy chương bạc. Trong đoàn có Đỗ Quốc Anh đạt điểm tuyệt đối và là một trong 3 học sinh đạt điểm cao nhất kỳ thi năm đó.
Khi Quốc Anh lên sân khấu, được vinh danh cùng 2 học sinh của quốc gia khác, người từng nói không biết gì về Việt Nam đã đến bên cạnh tôi khẽ bảo: Thì ra Việt Nam của các ông giỏi thậ t" - thầy Nguyễn Vũ Lương kể. Với ông, đó là tình huống thú vị không thể quên.
"Tôi nhìn sang thầy trưởng đoàn, thấy nước mắt ông ấy rơi mà miệng thì cười. Việt Nam khi ấy chưa được nhắc đến nhiều trong các sự kiện liên quốc gia, nhưng ở một "sân chơi" hội tụ những học sinh xuất sắc, Việt Nam lại đứng bên cạnh các nước lớn khác để được vinh danh, thực sự thấy tự hào" - thầy Lương nhớ lại.
TS Lê Bá Khánh Trình, người có nhiều năm là trưởng, phó đoàn học sinh tham dự Olympic quốc tế, cũng kể một câu chuyện vui: "Tôi nhớ đó là năm 2015, trong đề thi có một bài rất khó, học sinh nhiều nước không làm được nhưng Việt Nam lại làm được. Đội tuyển Nga là một trong những đội mạnh tham gia năm đó, nhưng ông trưởng đoàn Nga cũng lắc đầu cho biết học sinh đội Nga không em nào làm được bài ấy.
Kết quả năm đó đội tuyển Việt Nam xếp thứ 5 trên tổng số 106 đoàn tham dự Olympic toán học quốc tế năm 2015, chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Đội Nga đứng sau đó mấy bậc.
Gặp tôi, ông trưởng đoàn Nga nói ngay "Việt Nam ghê gớm đấy, vượt qua cả Nga". Tôi biết đó chỉ là câu nói vui, nhưng cũng hiểu họ thực sự đánh giá tích cực về Việt Nam. Bởi ở cuộc thi quốc tế sẽ không thể có gì không minh bạch được. Kết quả là thực chất".
Nói về những chuyển biến trong nhìn nhận, đánh giá của các nước về Việt Nam qua các kỳ Olympic, TS Lê Bá Khánh Trình nhận xét: "Vài chục năm trước, nhiều người trong các đoàn dự thi Olympic quốc tế của các nước không biết nhiều về Việt Nam, có người trước đó còn chưa bao giờ nghe tới tên Việt Nam. Nhưng tới những năm gần đây, Việt Nam được biết đến nhiều hơn và đội tuyển Việt Nam ở các kỳ Olympic quốc tế trở thành "đối thủ đáng gờm" của học sinh quốc gia khác. Tôi cảm nhận điều đó vì nhiều người trong các đoàn khác hay hỏi về đội Việt Nam, bàn luận về đội Việt Nam".
Thầy Trình nhớ lại: "Năm 2017, kết quả của đội tuyển Việt Nam rất cao, xếp vị trí thứ 3/111 quốc gia với 4 huy chương vàng, 1 bạc, 1 đồng. Khi gặp tôi trong thang máy, các trưởng đoàn khác cùng ồ lên "Việt Nam hay quá!".
Việc thi thố cũng có yếu tố may mắn. Có những bài quá khó, học sinh các nước không làm được, ta làm được vì bài đó phù hợp, thuộc sở trường của học sinh Việt Nam. Nhưng dù gì đó vẫn là điều mà đoàn các quốc gia khác ngưỡng mộ".
Niềm vui đội tuyển toán quốc tế Việt Nam năm 2019 với thành tích 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc - Ảnh: NVCC
Nhớ Việt Nam với lời giải toán độc đáo
Năm 2019, TS Lê Bá Khánh Trình với tư cách là phó đoàn học sinh Việt Nam dự Olympic toán quốc tế tại Vương quốc Anh đã có một cuộc hội ngộ bất ngờ với GS Tony Gardiner, vị giám khảo từng chấm bài thi của ông trong kỳ Olympic toán quốc tế năm 1979.
Thầy Trình kể: "Tôi là phó đoàn nên đi cùng học sinh, còn anh Vinh (GS Lê Anh Vinh) là trưởng đoàn nên tách ra làm việc riêng cùng các trưởng đoàn khác. Khi anh Vinh trở lại, có nói với tôi về việc gặp GS Tony Gardiner, một giám khảo của cuộc thi. Vị GS này đã kể với anh Vinh về ấn tượng của ông cách đây 40 năm khi chấm bài của một học sinh Việt Nam được điểm tuyệt đối 40/40, và được trao giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi năm 1979. Học sinh mà GS Tony Gardiner nhắc đến chính là tôi.
Sở dĩ tôi có lời giải ngắn như vậy là do trước đó đã đọc nhầm đề dẫn đến hiểu sai đề và làm theo cách hiểu đó. Khi chỉ còn 30 phút thì hết giờ, tôi mới phát hiện ra. Tình huống gấp gáp khiến tôi có động lực để tìm ra cách giải nhanh và gọn nhất.
Thật bất ngờ vì trước đây tôi chưa từng gặp người thầy đã chấm bài thi của mình. Sau 40 năm, tôi là người dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic quốc tế, còn thầy dù đã cao tuổi vẫn là một giám khảo gắn bó với kỳ thi này.
Thế là chúng tôi gặp nhau. GS Tony Gardiner bây giờ đã ngoài 80 tuổi nhưng ông vẫn phong độ, say mê với toán.
Trong cuộc gặp đó, ông nhắc lại bài toán năm xưa và lần đầu tiên tôi mới biết những điều diễn ra khi các giám khảo chấm bài của tôi. GS Tony Gardiner kể khi đưa bài giải của tôi lên để các giám khảo cùng xem, mọi người đều cười vì thấy một lời giải quá ngắn.
GS Tony Gardiner đã thoáng nghĩ đây là một lời giải sai, thậm chí học sinh đã viết bậy bạ. Nhưng đọc kỹ thì thấy lời giải đúng. Ông nói rằng: Tôi nhớ bài của cậu gây ấn tượng bởi không ngờ lại có thể ngắn gọn đến như vậy. Chính vì cái bất ngờ đó đã tạo tiền đề để ban giám khảo đề nghị trao giải đặc biệt ".
Và Việt Nam còn có nhiều học sinh khác đoạt huy chương vàng trong các kỳ Olympic. Theo TS Lê Bá Khánh Trình, sau này số quốc gia tham dự Olympic toán quốc tế nhiều hơn so với thời ông đi thi, đề thi cũng khó hơn và những người ra đề đã nghiên cứu rất kỹ cách giải. Trong đó cách giải hay nhất có lẽ đã được đưa làm đáp án. Vì thế, không có thêm ai được trao giải về lời giải độc đáo nữa.
Nhưng theo thầy Trình, các thế hệ học sinh Việt Nam sau này rất giỏi. Chính các em mới là những người làm lan tỏa tinh thần, trí tuệ Việt Nam ra thế giới khi cái tên Việt Nam được xướng lên ở nhiều cuộc trao giải của các kỳ Olympic quốc tế thu hút số quốc gia tham gia gấp 5-6 lần so với thời của ông.
GS Tony Gardiner nói trước năm 1979 ông không biết gì về Việt Nam, nhưng sau kỳ thi năm đó ông bắt đầu biết Việt Nam là đất nước có một học sinh viết lời giải đặc biệt: đó chính là TS Lê Bá Khánh Trình ngày nay.
____________________________
Quyết định bỏ qua bài dễ để "chiến" bài khó nhất, một bài hình có 6 cách giải khác nhau và đều đúng, hay bỏ ra cả tiếng chỉ để tìm cách giải tối ưu nhất. Đó là những chuyện lạ mà rất bình thường ở các kỳ Olympic quốc tế.
Kỳ tới: Thước đo niềm say mê
Nam sinh nhỏ tuổi nhất đội tuyển Olympic Việt Nam nhận Huân chương Lao động Ngô Quý Đăng, lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, thí sinh nhỏ tuổi nhất giành huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2020 nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Trở về nhà với tấm huân chương, Ngô Quý Đăng vẫn chưa hết hồi hộp, vui mừng. Em vẫn chưa quên giây phút đứng trên bục sân khấu được Thủ...