Người ‘man man’ phạm tội, có phải là côn đồ?
Bị cáo bị hạn chế về năng lực nhận thức và điều khiển hành vi thì hành vi vô cớ đánh người gây thương tích của bị cáo có bị xem là phạm tội “có tính chất côn đồ”?
Bị cáo Nguyễn Hồng Hạnh và ông Ngô Văn Nở nhà ở cạnh nhau trên đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Phú, quận 7 (TP.HCM).
Vô cớ đánh hàng xóm
Chiều 17-8-2014, ông Nở đến nhà bà H. (đối diện nhà Hạnh) trả máy xay sinh tố và đứng trước cửa nói chuyện với bà H. Khi ông Nở ra về, Hạnh bất ngờ từ trong nhà đi ra, dùng xà beng sắt đánh một cái trúng vào đầu rồi trượt xuống vai ông Nở. nạn nhân được đưa đi cấp cứu. Theo kết luận giám định, ông Nở bị tỉ lệ thương tật 50%.
Công an vào cuộc xử lý, thấy Hạnh có những biểu hiện bất thường về tâm thần nên đưa đi trưng cầu giám định pháp y về tâm thần. Theo kết luận của Phân viện phía Nam – Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương, về y học Hạnh “bị bệnh rối loạn cảm xúc không ổn định (suy nhược) thực tổn/biến đổi nhân cách lâu dài khác”. Về pháp luật, tại thời điểm gây án và hiện tại, Hạnh có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi nhưng bị hạn chế do bệnh, đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với Hạnh khi xét xử.
Luật sư nói không côn đồ, tòa lắc đầu
Theo BLHS hiện hành, trường hợp người gây án bị hạn chế do bệnh tâm thần như Hạnh vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nên Hạnh bị khởi tố, truy tố về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS với hai tình tiết tăng nặng định khung là “dùng hung khí nguy hiểm” và “có tính chất côn đồ”.
Bị cáo Nguyễn Hồng Hạnh quay lại tìm người thân khi bị dẫn giải về trại giam. Ảnh: H.YẾN
Tại phiên xử sơ thẩm của TAND quận 7, một chi tiết pháp lý đáng chú ý là khi tranh luận, luật sư của Hạnh đã đề nghị tòa không áp dụng tình tiết tăng nặng định khung là phạm tội “có tính chất côn đồ” đối với Hạnh vì bị cáo bị hạn chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi theo kết luận giám định. Việc bị cáo gây án có thể xuất phát từ nguyên nhân không được bình thường về mặt tâm thần nên kết luận bị cáo phạm tội “có tính chất côn đồ” là hoàn toàn không ổn.
Tuy nhiên, HĐXX không đồng tình, cho rằng bị cáo từng có hai tiền sự về hành vi xâm hại sức khỏe của người khác, nay lại dùng hung khí nguy hiểm đánh vào đầu người bị hại là hành vi “có tính chất côn đồ”. Cuối cùng, HĐXX tuyên phạt Hạnh năm năm tù (cao hơn đề nghị của đại diện VKS là từ ba năm tù đến bốn năm tù). Sau đó Hạnh kháng cáo xin giảm án nhưng TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã bác đơn của Hạnh.
Video đang HOT
Hiểu sao cho hợp lý?
Từ vụ án trên, vấn đề đặt ra là có nên áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội “có tính chất côn đồ” với người gây án trong thời điểm năng lực nhận thức và điều khiển hành vi bị hạn chế do bệnh tâm thần hay không?
Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM), người có bệnh về tâm thần, thần kinh không ổn định thì nhận thức, lý trí, khả năng kiểm soát, điều khiển hành vi của họ sẽ không được như người bình thường. Ở trường hợp trên, việc các cơ quan tố tụng cho rằng hành vi vô cớ đánh người của bị cáo là côn đồ có phần thiệt thòi, gây bất lợi cho bị cáo. Để không làm xấu hơn tình trạng pháp lý của bị cáo thì không nên áp dụng tình tiết tăng nặng này.
Trong khi đó, TS Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ môn Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM) lại có nhận định khác. Theo ông, kết luận giám định xác định rõ bị cáo Hạnh hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm hình sự. Việc bị cáo bị hạn chế về năng lực nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh tâm thần đã được đề nghị xem xét áp dụng là tình tiết giảm nhẹ. “Như vậy cần phải rạch ròi giữa các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. BLHS không có quy định miễn trừ nên nếu hành vi của người gây án có tính côn đồ thì vẫn phải xem xét áp dụng” – TS Tuấn nói.
Cần có hướng dẫn Hiện nay BLHS không quy định, cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn về tình huống cụ thể này. Do đó việc xem xét, quyết định có áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội có tính chất côn đồ đối với bị cáo bị hạn chế về năng lực nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh tâm thần hay không vẫn phụ thuộc vào sự đánh giá, cân nhắc của từng HĐXX trong từng vụ án. Để thống nhất trong xét xử, tôi nghĩ các cơ quan tố tụng trung ương cần có văn bản hướng dẫn kịp thời. Một thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 điều này trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. (Theo Điều 13 BLHS 1999)
Theo Danviet
Đâm xe vào vợ gây thương tích, người chồng phạm tội gì?
Việc người vợ bị trọng thương khi người chồng cố tình lái xe ép ngã có những hành vi có thể cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự.
Sáng ngày 8/10, Thiếu tá Hà Văn Thanh - Phó đội truởng Đội CSGT huyện Hóc Môn xác nhận đơn vị đã tiếp nhận và xử lý vụ việc xảy ra tại ngã ba Cống Đôi trên đường Tô Ký thuộc xã Thới Tam Thôn giữa xe ô tô (BKS 51F6 - 608.xx) và xe máy (BKS 53Y - 030.xx) khiến 1 người bị thương.
Nạn nhân là chị Dương Ngọc Thu (sinh năm 1974, ở huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) bị hôn mê trong bệnh viện sau tai nạn. Đến thời điểm này, nạn nhân đã hồi phục, không ảnh hưởng đến sinh mạng.
Chị Dương Ngọc Thu bị trọng thương đang phải điều trị
Theo phản ánh của chị Dương Ngọc Thu với cơ quan công an, chị Thu và anh M. kết hôn với nhau từ năm 2002 đã có 3 con chung. Theo trình bày của chị Thu, anh M. có nhân tình nên không quan tâm, bỏ bê mẹ con chị. Đến tháng 3-2015, vợ chồng chị nộp đơn ly hôn, trong thời gian này, tòa hòa giải nhưng không thành, đến nay anh chị đang chờ tòa phán quyết. Trong thời gian này, chị T. vẫn ở ngôi nhà lớn cạnh nhà chồng. Khoảng 2 tháng trước, viện cớ sửa lại nhà, anh M. yêu cầu 4 mẹ con ra căn chòi kế bên ở.
Ngày 6-10 nhân sinh nhật con gái, chị cùng con đi mua bánh sinh nhật. Trên đường đi, nhìn thấy anh M, chồng chị đang đi cùng nhân tình trên xe ô tô, chị Thu, bỏ con gái lại, phóng xe máy đuổi theo. Đến đoạn cách ngã ba Cống Đôi (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) khoảng 100 mét, chị chặn đầu xe lại với ý muốn nói chuyện trực tiếp với chồng về sinh nhật của con. Thế nhưng anh M. lạnh lùng điều khiển ô tô tránh xe chị rồi chạy tiếp.
Chị cố đuổi theo. Đến ngã ba Cống Đôi, khi chạy lên phía trước xe chồng, bất ngờ xe chị Thu bị xe ô tô do anh M. điều khiển đâm từ phía sau khiến chị Thu bị loạng choạng tay lái. Tuy nhiên, anh M. chưa dừng lại mà tiếp tục dùng ô tô ép xe chị Thu ngã xuống bên đường. Chị Thu vội vàng nắm lấy kính chiếu hậu trái của xe để đứng lên. Khi chị Thu chuẩn bị đứng dậy, anh ta lại nhấn ga kéo lê chị Thu trên đường, rồi bỏ chạy.
Sau khi bị tai nạn, người dân quanh khu vực cùng với người nhà đã đưa chị Thu đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hóc Môn. Tại đây chị Thu được chẩn đoán gãy 6 xương sườn, dập lá lách, dập gan... và được chuyển ngay đến Bệnh viện 115.
Theo các bác sĩ Bệnh viện 115, hiện tại chị Thu đã được phẫu thuật khâu gan, sức khỏe của chị tiến triển khá tốt, chị đã tỉnh, đã có thể tự thở và ăn nhẹ. Tuy nhiên, vì xương sườn gãy nên chưa thể ngồi và chị lại bị rối loạn máu khó đông nên cần phải theo dõi thêm một thời gian nữa.
Vấn đề cần trao đổi là anh M. chồng chị Thu có phạm tội không? Và nếu phạm tội thì có thể phạm tội theo tội danh nào, bị pháp luật xử lý ra sao?
Chồng chém vợ trọng thương rồi tưới xăng đốt xe máy tự thiêu
Bị vợ nghi ngờ ngoại tình, người đàn ông 58 tuổi dùng kiếm chém gục bà này rồi đóng cửa nhà, tưới xăng đốt xe máy tự thiêu.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hướng- Đoàn Luật sư Hà Nội, loại trừ tất cả những câu chuyện về ứng xử của nghi can M. với chị Thu, những ứng xử này được điều chỉnh bằng Luật Hôn nhân và Gia đình, chế tài chủ yếu của luật này là phạt vi phạm hành chính, chúng ta thấy có những hành vi có thể cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự là: Nghi can đâm xe ô tô của mình vào đuôi xe chị Thu đang chạy chậm phía trước, biết rõ chị Thu có mục đích ngăn chặn xe của nghi can lại, nghi can dùng xe ô tô ép ngã xe máy chị Thu, làm chị Thu ngã xuống đường.
Khi chị Thu đứng lên, bám vào gương chiếu hậu, nghi can đã cho xe chạy tiếp, kéo lê chị Thu một đoạn. Chỉ đến khi chị Thu buông tay ngã xuống đường, nghi can mới phóng xe bỏ chạy. Hành vi này đã gây nguy hiểm đến tính mạng chị Thu và thực tế đã gây thương tích nặng cho chị. Hành vi này đã phạm tội theo tội danh nào?
Trước khi bình luận về tội danh của nghi can, chúng tôi xin trao đổi với các bạn đọc đã có ý kiến bình luận về vụ án này. Đây có phải là vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không? Chắc chắn nghi can đã vi phạm quy định về điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, đây không phải là vụ tai nạn giao thông. Nói đến tai nạn là nói đến sự việc gây tổn thất ngoài ý muốn của con người.
Đây là một vụ nghi can cố tình đâm xe ô tô vào đuôi xe máy, cố tình ép xe máy phải ngã ra đường. Có dấu hiệu của sự cố tình. Vì vậy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của nghi can M. như trách nhiệm hình sự trong một vụ tai nạn giao thông. Thêm nữa, chị Thu chạy trước xe ô tô có ra dấu hiệu đề nghị nghi can M. dừng lại, không phải cố tình láng xe ra trước mũi ô tô.
Việc ra dấu để xe dừng lại, chứng tỏ chị Thu không có lỗi gây ra tai nạn ô tô. Nghi can M. có phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không? Người không được cứu phải bị chết ngay sau khi không được cứu là điều kiện bắt buộc để xác định hành vi phạm tội theo điều 102 BLHS của nghi can.
Chị Thu không chết, nghi can không phạm tội này. Nghi can M. có phạm tội giết người không? Chúng ta cần phân tích: Chị Thu chạy xe máy trước ô tô của nghi can, nghi can đã đâm xe ô tô vào đuôi xe máy của chị Thu. Nghi can đâm xe với tốc độ nào mà chỉ làm cho xe chị Thu loạng choạng? Chắc chắn là tốc độ không cao, không cố ý gây ra cái chết lập tức cho chị Thu.
Sau đó nghi can không dùng ô tô đâm vào chị Thu nữa mà dùng thân ô tô ép xe máy chị Thu ngã ra bên đường. Sau khi chị Thu ngã ra đường, xe ô tô có dừng lại một chút, đó là điều kiện phải có để chị Thu đứng lên bám vào gương chiếu hậu. Thấy chị Thu bám vào gương chiếu hậu, nghi can nổ máy chạy, kéo lê chị Thu một đoạn cho đến khi chị Thu buông tay ngã xuống đường, nghi can bỏ trốn.
Hành vi kéo lê chị Thu một đoạn và rồ máy chạy đi chỉ thể hiện ý muốn bỏ trốn khỏi hiện trường của nghi can. Trong chuỗi hành vi này, không thấy có hành vi nào quyết tâm giết chị Thu hoặc cố gắng lấy đi tính mạng của chị Thu. Vì vậy không có căn cứ nào để truy tố nghi can M. tội giết người.
Nhưng nghi can M. đã cố tình gây thương tích cho chị Thu. Điều đó thể hiện trong hành vi dùng xe ô tô của mình va vào đuôi xe máy của chị Thu đang chạy phía trước, sau đó ép xe máy của chị Thu đổ xuống đường. Nghi can M. biết rõ khi xe máy đổ xuống, chị Thu sẽ bị thương tích, bị tổn hại về sức khỏe, nhưng nghi can vẫn cố tình thực hiện.
Rõ ràng, nhận thức và điều khiển hành vi của nghi can mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của chị Thu, đáp ứng hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác.
Và hậu quả của tội phạm là thương tích nặng nề của chị Thu. Nghi can M. có dấu hiệu phạm tội theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp có tình tiết tăng nặng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Xin lưu ý, điều 104 Bộ luật Hình sự nằm trong quy định tại điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự chỉ khởi tố nếu có yêu cầu của bị hại. Chính vì vậy, để các cơ quan pháp luật trừng trị hành vi phạm tội của nghi can M., chị Thu cần tố cáo với cơ quan công an, để cơ quan công can tiến hành các thủ tục tố tụng. Chị Thu cũng cần đề nghị cơ quan công an trưng cầu giám định để xác định mức độ thương tích vả tổn hại sức khỏe để làm căn cứ truy tố nghi can M./.
Theo_VOV
Sát thủ miền Tây trốn nã vẫn phạm tội Trốn lệnh truy nã về tội Cố ý gây thương tích, Bắc cùng bạn sống chui lủi, nay đây mai đó. Để đánh lạc hướng lực lượng truy bắt, Bắc tự tạo cho mình vỏ bọc bằng tên mới. Quá trình trốn nã, Bắc và bạn tiếp tục phạm tội, tham gia vào một vụ "huyết chiến" dẫn đến chết người. Bắc tiếp...