Người khỏi Covid-19 vẫn nên tiêm vaccine
Các chuyên gia cho rằng nên tiêm vaccine Covid-19 cho những người khỏi bệnh và người có triệu chứng kéo dài, dù chưa nghiên cứu về hiệu quả của vaccine.
Các quan chức y tế công cộng hy vọng tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt, cho cả những người đã khỏi Covid-19, để xoay chuyển làn sóng của đại dịch Covid-19, một khi vaccine sẵn sàng.
Trong khi chưa có hiểu biết đầy đủ về cách hệ miễn dịch của người khỏi Covid-19 phản ứng với vaccine – đặc biệt ở người có triệu chứng bệnh kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng sau khi chẩn đoán – vẫn tồn tại khả năng họ gặp ít rủi ro khi tiêm phòng.
Tiến sĩ David Thomas, Giáo sư y khoa kiêm Giám đốc Bộ môn Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, cho biết: “Khuyến cáo chung là nên tiêm chủng dù cho bạn từng mắc bệnh. Có một số nghi vấn chưa có câu trả lời, nhưng những gì chúng tôi biết lúc này là đã đến lúc thích hợp để tiêm vaccine”.
Tái nhiễm nCoV rất hiếm, nhưng nếu mức độ kháng thể tự nhiên suy giảm theo thời gian, một người có thể nhiễm nhiều lần. Bác sĩ và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đồng ý rằng mọi người nên tiêm phòng, ngay cả khi họ có miễn dịch tự nhiên.
Vaccine có thể tăng cường khả năng miễn dịch ở những người khỏi bệnh. Đó là biện pháp phòng ngừa có tiền lệ. Những người lớn trên 50 tuổi khỏe mạnh vẫn được khuyên nên tiêm chủng phòng bệnh zona dù họ từng mắc thủy đậu hoặc bệnh zona.
Tiến sĩ Thomas nói: “Tôi tiêm vì muốn có thêm miễn dịch để bảo vệ bản thân khỏi tái phát zona. Mặc dù tôi đã mắc bệnh và có lượng miễn dịch nhất định, tôi vẫn chọn tiêm vaccine để giảm hai lần nguy cơ và được an toàn hơn”.
Video đang HOT
Các thử nghiệm vaccine do Pfizer và Moderna tiến hành trên tình nguyện viên đa dạng về chủng tộc và sắc tộc, nhưng không tập trung vào người đã mắc Covid-19. Những chi tiết đó là một phần của quy trình phê duyệt vaccine. Thomas cho biết Pfizer và Moderna sẽ phải cung cấp dữ liệu về những vấn đề còn tồn tại ngay cả sau khi FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp. Một số yêu cầu có thể bao gồm các câu hỏi cụ thể về việc sử dụng vaccine cho những người đã mắc Covid-19, cũng như tất cả dữ liệu an toàn kèm theo.
Nhân viên y tế lấy vaccine cho vào bơm tiêm. Ảnh: AFP.
Đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy vaccine sẽ không an toàn trên những người khỏi Covid-19, song cần nghiên cứu thêm, theo tiến sĩ Sarah Fortune, Chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch học và Các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan.
Bà cho biết: “Chưa có sự kiện bất lợi nghiêm trọng nào khiến tôi cho rằng đây sẽ là vấn đề lớn, nhưng tôi nghĩ cần hoàn thành phân tích. Câu hỏi đầu tiên là về sự an toàn, câu hỏi thứ hai là có lợi ích nào bổ sung không?”
Mặc dù các thử nghiệm vaccine Pfizer và Moderna không tuyển dụng những tình nguyện viên có triệu chứng hoặc đã nhiễm bệnh, nhưng tới 10% người tham gia thử nghiệm nhiễm nCoV, theo tiến sĩ Moncef Slaoui, Cố vấn chính của Chiến dịch thần tốc. Những người đó hoặc không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ đến mức không bị phát hiện.
“Những gì chúng tôi biết là vaccine an toàn trong nhóm này”, Slaoui nói. Ông cũng nói thêm rằng cần có thêm dữ liệu về cách vaccine hoạt động ở những người đã có triệu chứng và mắc Covid-19.
Michael Betts, chuyên gia miễn dịch học và giáo sư vi sinh học tại Trường Y Perelman của Đại học Pennsylvania, cho biết một ẩn số lớn khác là những người có triệu chứng Covid-19 kéo dài sẽ phản ứng như thế nào? Không rõ có bao nhiêu người bị các triệu chứng lâu dài của Covid-19, song nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố tháng 7 cho thấy 35% người trưởng thành có triệu chứng nhưng không nặng đến mức phải nhập viện, song cũng không trở lại bình thường trong vòng ba tuần sau khi chẩn đoán mắc bệnh.
Một phần thách thức trong việc đánh giá những người bệnh đó bị ảnh hưởng ra sao bởi vaccine, là chưa rõ tại sao các triệu chứng của họ vẫn tồn tại.
“Chúng tôi thực sự không hiểu những người này phải chịu đựng như thế, vì vậy mối quan tâm của tôi đến từ việc không biết lý do các triệu chứng kéo dài”, giáo sư Betts nói.
Tiến sĩ Thomas nói rằng nếu không nắm rõ lý do các triệu chứng kéo dài ở một số người bệnh nhất định, rất khó để biết liệu phản ứng miễn dịch từ vaccine sẽ có lợi hay bất lợi.
Giáo sư Betts cho biết những người có triệu chứng kéo dài cần được đánh giá riêng lẻ để bác sĩ cân nhắc những rủi ro và lợi ích. Bệnh nhân cũng cần được theo dõi và đánh giá chặt chẽ theo thời gian.
Ông nói: “Đây có thể là nhóm rất đặc biệt với các đánh giá cá biệt. Chúng tôi không hiểu rõ về tình trạng kéo dài triệu chứng, vì vậy rất khó để thử dự đoán vaccine hoạt động như thế nào”.
Nam Á đối mặt với khủng hoảng y tế liên quan đến tiêm chủng cho trẻ em
Ngày 28/4, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo Nam Á có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế công trầm trọng hơn khi trẻ em bị lỡ mất tiêm vaccine định kỳ, làm dấy lên lo ngại rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể đảo ngược những thành quả phải khó khăn mới đạt được tại khu vực này.
Tiêm vaccine bị gián đoạn tại Nam Á do dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) khẳng định hàng trăm nghìn trẻ em đang phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe, khi các biện pháp phong tỏa trên khắp khu vực Nam Á khiến hoạt động tiêm vaccine bị đình trệ và phụ huynh ngần ngại đưa trẻ tới tiêm chủng.
Giám đốc UNICEF tại Nam Á Jean Gough cho rằng dù virus SARS-CoV-2 không khiến nhiều trẻ em mắc bệnh nghiêm trọng, nhưng sức khỏe của hàng trăm nghìn trẻ em có thể bị ảnh hưởng khi dịch vụ tiêm chủng định kỳ bị gián đoạn. Theo quan chức này, đây là mối đe dọa nghiêm trọng và các nước cần hành động sớm.
Bangladesh và Nepal đã tạm dừng chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi và rubella, trong khi Pakistan và Afghanistan đang ngừng chương trình tiêm chủng phòng bại liệt kể từ khi COVID-19 bùng phát.
UNICEF lưu ý rằng một số dịch bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vaccine như sởi và bạch hầu đã bùng phát tại Bangladesh, Pakistan và Nepal. Một số nước trong khu vực cũng đang bị thiếu vaccine do các biện pháp phong tỏa và lệnh cấm đi lại làm gián đoạn nguồn cung.
Trước tình hình này, UNICEF đề nghị tại những quốc gia đang phải tạm ngừng chương trình tiêm chủng, chính phủ cần khẩn trương lên kế hoạch tăng cường hoạt động tiêm chủng khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng chỉ cần các nhân viên y tế đảm bảo các biện pháp vệ sinh phòng ngừa, không có lý do gì để không duy trì chương trình tiêm chủng.
UNICEF ước tính khoảng 4,5 triệu trẻ em tại Nam Á đã bị lỡ mất tiêm vaccine định kỳ, kể cả trước khi COVID-19 bùng phát.
Đặng Ánh
3 cựu Tổng thống Mỹ tuyên bố "chơi lớn" giữa đại dịch Covid-19 Các cựu Tổng thống Mỹ - Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton - đều hy vọng hành động của họ sẽ giúp nhiều người dân Mỹ đặt niềm tin hơn vào vaccine phòng đại dịch Covid-19. 3 cựu Tổng thống Mỹ, Barack Obama (trái), George W. Bush (phải) và Bill Clinton, muốn tạo niềm tin cho người dân vào vaccine Covid-19....