Người gieo quả ngọt trên vùng đất khó
Gắn bó với ngành Giáo dục gần 30 năm, cô Ngô Song Đào, giáo viên Trường Tiểu học – THCS Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam ( Bến Tre) có thâm niên 20 năm bồi dưỡng học sinh giỏi.
Cô Ngô Song Đào cùng học trò nghiên cứu khoa học.
“Quả ngọt” của cô là 14 năm liên tục có học sinh đoạt giải Nhất cuộc thi HS giỏi cấp huyện và giải thưởng khác tại cuộc thi HS giỏi cấp tỉnh.
Nghề giáo là động lực phấn đấu
Cô Đào xuất thân trong gia đình có truyền thống nghề giáo, là thế hệ thứ 3 nối nghiệp ông, cha. “Tôi ấp ủ được làm cô giáo từ thời còn đi học. Thời bao cấp không đủ ăn cũng không đủ mặc, bản thân chỉ có mỗi bộ đồ để đến trường. Nhưng hình ảnh thầy cô giáo chăm chút, nâng niu dạy học trò từng lời ăn tiếng nói, từ cách học đến nắn nón từng nét chữ và truyền thống 2 thế hệ nhà giáo đã giúp tôi yêu và đam mê với nghề”, cô Đào chia sẻ.
Trong quãng đời gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, giai đoạn khó khăn nhất của cô Đào là 7 năm đầu mới ra trường. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm năm 1991, cô về dạy tại ngôi trường nhỏ ở vùng nông thôn của xã Phước Hiệp, đây cũng là nơi “chôn nhau cắt rốn” của cô. Cô Đào kể: Lúc bấy giờ chỉ có con đường đất đỏ, ngôi trường mái lá xiêu vẹo nắng chói, mưa dột.
Video đang HOT
Tuy khó khăn, vất vả nhưng tôi luôn vững chí. “Tôi tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam. Nơi đây là cái nôi của phong trào Đồng Khởi, căn cứ cách mạng. Tôi cũng hạnh phúc được làm việc tại Trường Tiểu học – THCS Phước Hiệp, một tập thể đoàn kết, thân thiện. Nhờ đó, bao khó khăn trong công tác giảng dạy đều được đồng nghiệp san sẻ, hỗ trợ để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ”, cô Đào tự hào.
Gắn bó với nghề dạy học gần 30 năm, với cô Đào, nghề sư phạm như tiếp nối dòng chảy truyền thống gia đình. Trong mỗi hình ảnh học trò nơi còn lắm khó khăn, cô cảm thấy có cả tuổi thơ mình trong đó.
“Tôi còn trẻ, đôi khi so sánh với những người bạn cùng trang lứa được dạy ở trường thành thị, có lúc cũng nao lòng. Nhưng hình ảnh các em học sinh gầy ốm vì không đủ ăn đủ mặc, làn da đen nhẹm, tay chân dính đầy phèn, lấm lem đến trường đến lớp… luôn khiến tôi gặp lại hình bóng của chính mình thời đi học. Hình ảnh đó tạo thành động lực, khiến bản thân tôi phải cố gắng, cống hiến để giúp học sinh vùng quê không bị thiệt thòi so với nơi khác”, cô Đào chia sẻ.
Cô Ngô Song Đào nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020.
Những “quả ngọt” trên vùng đất khó
Gần 30 năm gắn bó với ngôi trường còn lắm khó khăn ở vùng quê Phước Hiệp, những “quả ngọt” của cô Song Đào chính là thành quả học tập của học trò. Những đóng góp bền bỉ của cô đã thu được kết quả đáng trân trọng. Đặc biệt, trong 20 năm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của trường, 14 năm liên tục học sinh của cô đoạt giải Nhất cấp huyện, luôn có học sinh đoạt giải cấp tỉnh.
HS cô còn hướng dẫn nghiên cứu khoa học cũng đoạt giải trong các cuộc thi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia (Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học; Cuộc thi Hành trình kiến tạo tương lai năm…).
Dạy môn Sinh học, cô Đào cũng là “cây sáng kiến” trong phong trào nghiên cứu khoa học tại trường. Cô đã nghiên cứu thành công loại nhang sinh học làm từ lá cây Quao nước, loại cây bản địa vùng sông nước Bến Tre. Đề tài đoạt giải quốc gia về khởi nghiệp nông nghiệp năm 2017, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế. Từ những trải nghiệm qua các cuộc thi phong trào khởi nghiệp, cô mạnh dạn thành lập Công ty sản xuất nhang sinh học từ lá cây Quao nước. Công ty hoạt động đã 3 năm tạo việc làm cho phụ nữ vùng quê, thêm sự lựa chọn mới cho người dùng, sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường.
Cô còn đứng ra vận động người thân, bạn bè quyên góp làm chương trình: Áo mới ngày khai giảng; Bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn; Áo đông tặng bà; Học bổng cho sinh viên nghèo… Từ năm 2011 – 2019, cô vận động quyên góp, hỗ trợ cho phụ nữ, học sinh khó khăn tại địa phương tổng số tiền hơn 600 triệu đồng; riêng năm 2020 hơn 150 triệu đồng.
Tâm sự về nghề, cô Đào chia sẻ: “Dạy học là nghề cao quý, giáo viên là người truyền cảm hứng cho học sinh. Để thành công, bản thân giáo viên không thể không dựa vào tập thể sư phạm, nơi mình làm việc. Chính sự quan tâm, hỗ trợ của tập thể đã truyền cho tôi nguồn cảm hứng, sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách, để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong giai đoạn ngành Giáo dục tập trung đổi mới, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, hơn bao giờ hết người giáo viên càng phải nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành sứ mệnh của mình. Các nhà giáo trẻ phải luôn luôn phấn đấu, không tự mãn với những điều mình đạt được, luôn nỗ lực học tập cả về tri thức lẫn nghệ thuật giảng dạy, tôi luyện nhân cách để thực sự là tấm gương tốt cho các em học sinh noi theo. Bởi những gì mà giáo viên truyền đạt cho học sinh, trong thâm tâm của các em đó là những điều chuẩn mực. Có thầy giỏi ắt sẽ có trò giỏi”.
Với vai trò là Trưởng bộ môn Sinh học của trường, cô Đào luôn đi đầu trong phong trào hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Bản thân cô luôn cố gắng phấn đấu trong công tác, giảng dạy. Thành quả của sự phấn đấu, cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở trong nhiều năm; giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hơn 10 năm liên tục. Năm 2017, cô là giáo viên duy nhất trong tỉnh được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen dành cho Giáo viên sáng tạo, đồng thời nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ… – Cô Đinh Thị Thanh Tuyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học – THCS Phước Hiệp
Khó tuyển sinh, trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai thiếu tiền trả lương giảng viên
Vì không tuyển được sinh viên, trong khi phương án sắp xếp tinh gọn chưa được phê duyệt, nên trường cao đẳng Sư phạm Gia Lai không được phân bổ đủ kinh phí trả lương cho 82 giảng viên trong năm tới.
Theo Nghị quyết số 26 ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh Gia Lai, kinh phí chi thường xuyên của các trường cao đẳng, trung cấp được phân bổ theo số lớp đào tạo. Cụ thể, với hệ cao đẳng là 470 triệu đồng/lớp, hệ trung cấp là 400 triệu đồng/lớp.
Tuy nhiên, trong năm 2021, trường cao đẳng Sư phạm Gia Lai chỉ có 5 lớp hệ cao đẳng và 1 lớp hệ trung cấp. Đối chiếu với quy định, trường chỉ được cấp hơn 2,7 tỷ đồng. Như vậy trong năm tới, trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai còn thiếu hơn 9 tỷ đồng để chi trả lương và phụ cấp cho 82 giảng viên.
Ông Nguyễn Anh Dũng phát biểu tại phiên chất vấn
Trong lúc chờ tỉnh Gia Lai phê duyệt đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, 82 giảng viên đã được bố trí đi biệt phái, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Nhưng vì vướng quy định và chưa được sắp xếp, nên vấn đề tiền lương của họ đang gặp khó khăn. Điều này được đại diện Ban Kinh tế - Ngân sách - HĐND tỉnh Gia Lai đề cập trong phiên chất vấn tại kỳ họp chiều 9/12.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Tài chính Gia Lai lo ngại: "Chúng tôi nhận thấy, 82 cán bộ, viên chức của trường Cao đẳng Sư phạm là nguồn nhân lực chất lượng của tỉnh. Nếu chúng ta chưa sắp xếp mà không bố trí kinh kinh phí thì ảnh hưởng đời sống và thất thoát nguồn nhân lực địa phương. Kính đề nghị HĐND tỉnh xem xét, quyết định để Sở Tài chính thực hiện".
Sở Tài chính Gia Lai kiến nghị đưa khoản bổ sung kinh phí chi trả lương cho giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai vào dự thảo dự chi ngân sách của địa phương năm 2021. Điều này sẽ được HĐND tỉnh Gia Lai biểu quyết vào chiều nay (10/12)./.
Nâng trách nhiệm, tăng chất lượng đào tạo văn bằng 2 Những năm gần đây, với cách thức đào tạo linh hoạt, hình thức đào tạo văn bằng 2 ngày càng phổ biến và là nhu cầu của nhiều người nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Những sai phạm của Trường Đại học Đông Đô là cá biệt, song vẫn là tiếng chuông cảnh báo,...