Người đàn ông tử vong sau khi bị chó nhà cắn
Một người đàn ông ở TP.Hà Tiên ( tỉnh Kiên Giang) bị chó nhà cắn nhưng không đi tiêm ngừa, sau đó có biểu hiện nghi bị dại rồi tử vong.
Ngày 3.11, ông Nguyễn Hoàng Lâm, Phó chủ tịch UBND P.Pháo Đài, cho biết anh Đ.L.P (ngụ KP2, P.Pháo Đài, TP.Hà Tiên, Kiên Giang) bị chó nhà cắn, có biểu hiện nghi bị dại đã tử vong vào chiều tối 2.11.
Trước đó, tối 1.11, anh Đ.L.P có biểu hiện quậy phá, đập đồ và đốt nhà nên gia đình báo Công an P.Pháo Đài đến hỗ trợ và đưa anh về trụ sở xử lý.
Anh Đ.L.P bị chó nhà cắn vào ngày 19.9 nhưng không đi tiêm ngừa. Ảnh GIA ĐÌNH CUNG CẤP
Video đang HOT
Sau khi công an làm việc, gia đình mới thông tin ngày 19.9 anh P. bị chó nuôi ở nhà cắn vào đầu ngón cái và đốt gần ngón trỏ của bàn tay phải, nhưng anh không đi tiêm ngừa và đã cho người khác giết thịt con chó.
Đến ngày 1.11, anh P. có biểu hiện của bệnh dại như: Sợ gió, uống nước khó khăn, tinh thần kích động. Người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang nhưng anh P. không hợp tác nên bác sĩ không thăm khám được.
Chị L.H.L (31 tuổi, vợ anh P.) bị chồng cắn vào giữa cẳng tay trái và cào chảy máu vùng mặt, mũi. Chị đã đến khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, Trung tâm y tế TP.Hà Tiên để tiêm ngừa.
Ngay khi biết thông tin anh P. tử vong, khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS của Trung tâm y tế TP.Hà Tiên đã phối hợp Trạm y tế P.Pháo Đài và UBND P.Pháo Đài đến nắm tình hình, vận động những người có tiếp xúc gần, kể cả lực lượng công an, những người bị anh P. cắn đi tiêm phòng ngừa bệnh dại.
Chi cục Thú y TP.Hà Tiên cũng triển khai tiêm ngừa dại đồng loạt trên địa bàn, mặc dù từ đầu năm 2023 đã thực hiện tiêm ngừa dại theo kế hoạch.
Người phụ nữ tử vong vì chủ quan khi xử lý xác chó dại
Trong quá trình xử lý xác con chó dại, bà B. không may bị răng chó cứa vào tay nhưng chỉ xử lý vết thương bằng xà phòng. 13 ngày sau bà B. tử vong.
Ngày 19/10, ông Hồ Ngọc Gia, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại, đứng đầu khu vực miền Trung-Tây Nguyên (trong năm 2022).
Mới đây nhất, ngày 4/9, bà T.B. (SN 1969, trú ở xã Gào, Tp.Pleiku) tử vong do bệnh dại. Bệnh nhân khởi phát bệnh dại vào ngày 21/8/2022 và tử vong vào ngày 4/9/2022.
Hàng xóm của nạn nhân cho biết, vào tháng 7/2022 có một con chó tự nhiên cắn bé gái trong làng. Bé gái sau đó đã được tiêm phòng dại đủ 5 mũi.
Tuy nhiên, khi đem xác con chó bị bệnh dại đi chôn, trong quá trình xử lý, bệnh nhân không may trượt ngã và bị răng của con chó cứa trúng tay làm trầy da. Bệnh nhân chỉ xử lý vết thương bằng xà phòng chứ không tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại. Ngày 21/8, bệnh nhân có triệu chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, co giật.
Ngày 4/9, bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Sau đó, người nhà xin chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk và tử vong cùng ngày.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại dẫn đến tình trạng chủ quan hoặc điều trị sai cách.
Đáng chú ý, bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, để chủ động phòng chống, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo người dân cần tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Cùng với đó, nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Người dân không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút, nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh dại Từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 40 ca tử vong do bệnh dại. Bộ Y tế đánh giá năm nay bệnh dại xuất hiện và tăng cao đột biến ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về bệnh, có nguy cơ bùng phát bệnh và lây lan sang các khu vực khác. Người dân dắt chó...