Đau đầu nhiều ngày, bệnh nhân nhập viện với khối u màng não có kích thước khổng lồ
Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng), các bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật u màng não có kích thước khổng lồ 50mm x 70mm.
Bệnh nhân V.T.H vào viện với biểu hiện đau đầu nhiều ngày uống thuốc không đỡ. Trước đó, người bệnh chưa hề phát hiện bệnh lý về sọ não.
Sau khi được thực hiện các xét nghiệm lâm sàng cần thiết, chụp cộng hưởng từ kết quả cho thấy người bệnh có một khối u màng não vùng hố thái dương trái với kích thước rất lớn khoảng 50mm x 70mm.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não của người bệnh. Ảnh: BVCC
Nhận định đây là ca bệnh khó, khối u ở vị trí sâu đã xâm lấn xoang hang và chỗ bao động mạch cảnh trong nên việc thực hiện phẫu thuật vô cùng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải khéo léo, tỉ mỉ để đạt kết quả tốt nhất. Kíp các bác sĩ Khoa Ngoại Phẫu thuật Sọ não – Cột sống đã tiến hành mở xương sọ, màng cứng, bóc tách vỏ não để lộ khối u, sau đó sử dụng kính vi phẫu lấy toàn bộ khối u ra ngoài, đảm bảo an toàn cho vùng não lành.
Ca phẫu thuật được thực hiện trong 8 giờ, diễn ra thuận lợi, thành công. Sau mổ 1 ngày, người bệnh đã tỉnh hoàn toàn, tự ăn uống và đã bắt đầu tập ngồi và tập đi.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật vi phẫu sọ não cho người bệnh.
Theo TS.BS Đặng Việt Sơn – Trưởng Khoa Phẫu thuật Sọ não – Cột sống: “Khối u trong não của người bệnh rất lớn, phát triển vào sâu trong tổ chức não, nằm ở vùng sát với rất nhiều hệ thống mạch máu, nên nguy cơ chảy máu trong khi phẫu thuật là rất cao nên đòi hỏi sự tập trung cao độ, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê.
Bên cạnh đó, người bệnh V.T.H đã được đưa đến Bệnh viện phẫu thuật kịp thời vì với các khối u não kích thước lớn, người bệnh cần được phẫu thuật lấy u càng sớm càng tốt do khối u phát triển sẽ chèn ép gây nên các triệu chứng lâm sàng như: đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, yếu hay liệt nửa người, co giật, rối loạn cảm giác và nặng hơn có thể khiến suy giảm ý thức, hôn mê thậm chí tử vong”.
TS.BS Đặng Việt Sơn khuyến cáo, khi có triệu chứng đau đầu kéo dài kèm theo thay đổi tính tình, thiếu sót vận động, người bệnh nên đi khám ở những bệnh viện có khả năng chẩn đoán được các khối u não và nên miêu tả rõ tình trạng bệnh lý của mình để bác sĩ có hướng xử trí hợp lý, kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Đang ăn cơm trưa bỗng lả dần, liệt nửa người ngay lập tức
Đang ăn cơm, uống rượu, người đàn ông bất ngờ lả dần, không nói được, liệt nửa người.
Dù có tiền sử tăng huyết áp nhưng khi vào viện, huyết áp của bệnh nhân giảm thấp dần.
Nam bệnh nhân 54 tuổi được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khoảng 1 giờ sau khi có dấu hiệu bất thường. Khi đến viện, ông đã trong tình trạng lơ mơ, gọi - hỏi không đáp ứng, liệt nửa người phải.
Người nhà cho biết ông có tiền sử tăng huyết áp, uống thuốc đều, huyết áp nền duy trì mức 130/80, kèm đái tháo đường. Bệnh nhân từng bị nhồi máu não cách đây 1 năm nhưng không uống thuốc dự phòng.
Tuy nhiên, khi vào viện, huyết áp của bệnh nhân xuống thấp so với nền bình thường, 90/60, da vùng cổ ngực hơi đỏ. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp đột quỵ não cấp kèm phản vệ nặng không rõ loại.
Bệnh nhân ngay lập tức được tiêm nửa ống Adrenalin bắp. Sau tiêm 5 phút, huyết áp người này tăng dần nhưng tình trạng ý thức và liệt không thay đổi. Lập tức, ông được chuyển đi chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ não.
Kết quả cho thấy có hình ảnh tổn thương cũ, không có chảy máu. Các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc tiêu huyết khối khoảng 30 phút sau khi vào viện.
Ngay sau khi sử dụng, bệnh nhân tỉnh dần, liệt không thay đổi. Sau 2 giờ, cơ lực đã lên 3/5. Sáng hôm sau, chức năng vận động ngôn ngữ của ông đã trở lại bình thường.
Bệnh nhân vừa bị đột quỵ được cứu sống, phục hồi tốt. Ảnh: BVCC
Bác sĩ chuyên khoa I Lương Minh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, cho biết trên nền một bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ, lại có thêm yếu tố phản vệ sẽ khiến huyết áp thấp, thúc đẩy đột quỵ. Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong giờ vàng, xử trí nhanh và chính xác nên cứu được vùng não tổn thương, phục hồi tốt.
Biểu hiện của đột quỵ não
- F (Face) - Khuôn mặt: người bệnh bất ngờ bị méo mặt lệch về 1 bên.
- A (Arm) - Cánh tay: Người bệnh có thể bị tê liệt một cánh tay, một bên chân hoặc nửa người.
- S (Speech) - Giọng nói: người bệnh bất ngờ mất khả năng nói, không gọi được người xung quanh mà chỉ phát ra tiếng ú ớ hoặc nói ngọng.
Khi phát hiện người có biểu hiện trên, cần gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép, có thể vận chuyển bằng phương tiện sẵn có để chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.
Không nên cạo gió, chích máu đầu ngón tay hay chờ đợi bệnh nhân ổn rồi mới đưa đi cấp cứu.
Va chạm trên sân bóng, về nhà người đàn ông bị đột quỵ may được vợ cứu Anh Chris Darch, 47 tuổi là cựu quản lý của Fort William F.C. - câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Fort William, Lochaber (Scotland). Anh chơi một trận đấu từ thiện thì bị va chạm vào một bên đầu. Anh Chris Darch nghĩ đơn giản chỉ là một cơn đau rồi sẽ qua. Tuy nhiên, anh đã bị đột quỵ...