Những loại rau gia vị tăng sức đề kháng, phòng bệnh trong thời tiết giao mùa
Tính cay ấm trong một số loại rau gia vị như rau mùi, rau húng, sả, tía tô… giúp sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời tiết giao mùa.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết từ xa xưa các loại rau thơm được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn và góp phần phòng bệnh, chữa bệnh. Dưới đây là các loại rau gia vị quen thuộc, có tính cay ấm, mùi thơm, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng đề kháng, tốt cho sức khỏe.
1. Rau mùi
Rau mùi hay còn được gọi là ngò ta. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc…
2. Sả
Sả thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm và giúp lợi tiểu.
Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu…
3. Húng chanh
Húng chanh hay còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,…
Húng chanh (rau tần) có vị chua the, thơm hăng, tính ấm. Ảnh LÊ CẦM
Trong dân gian thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất thuốc nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.
Video đang HOT
4. Húng quế
Theo đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
5. Bạc hà
Bạc hà cùng họ với húng quế, là một loại rau gia vị ăn sống. Húng cây là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…
6. Tía tô
Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.
Lá tía tô có vị cay, tính ấm. Ảnh LÊ CẦM
7. Lá lốt
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.
Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư), chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân…
8. Thì là
Lá thì là là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong món canh cá, canh lươn, ốc, giúp tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn, loại bỏ được mùi tanh. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, kích thích giúp ăn ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa.
Nguy cơ trẻ mắc viêm da cơ địa khi giao mùa
Thời tiết giao mùa khiến không ít người gặp các bệnh lý về da. Trong đó, số bệnh nhi mắc viêm da cơ địa có xu hướng tăng đáng kể vào thời gian này.
Bác sĩ thăm khám trẻ mắc viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: BVCC
Da hanh khô trong mùa Thu Đông
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bé N.L.P (18 tháng tuổi, trú tại Thạch Thất, Hà Nội) được bà và mẹ đưa đi khám. Trẻ vào viện với khuôn mặt xước đỏ, thậm chí có vết xước mưng mủ.
Mẹ bé P cho hay: "Con được chẩn đoán viêm da cơ địa từ 1 tháng tuổi, gãi đến đâu mẩn ngứa nổi lan đến đó. Thời tiết càng khô hanh con lại càng ngứa. Mấy hôm nay, con lại bắt đầu ngứa nhiều, vì lo lắng nên gia đình tôi đưa con đi thăm khám".
Vừa dỗ con khóc, chị P.T.P. (Ba Đình, Hà Nội) cho biết suốt 3 ngày qua, con trai 13 tháng tuổi của chị thường quấy khóc và đưa tay cào mặt do ngứa.
"Vài hôm nay hai bên má của bé khô, ửng đỏ, con khóc quấy và ngứa rất nhiều. Các bác sĩ vừa thăm khám và chẩn đoán bé mắc viêm da cơ địa ở má", chị P., mẹ bệnh nhi chia sẻ.
Chia sẻ về vấn đề này, BSCKII Nguyễn Thùy Linh - Phó Trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Bước vào mùa Thu Đông, làn da của chúng ta trở nên hanh khô, giảm sức đề kháng. Từ đó, dẫn đến da bị suy yếu, kích ứng hay gặp các bệnh lý như viêm da, chàm, dị ứng, nấm da, vảy nến...
"Trong số này, dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng sơ bộ cho thấy thời điểm này tình trạng trẻ mắc viêm da cơ địa gia tăng đáng kể. Đa phần có biểu hiện da khô quá, ngứa ngáy khó chịu và càng gãi càng ngứa, gây tổn thương da trầm trọng hơn", chuyên gia cho biết.
Bác sĩ Thùy Linh lý giải, tổn thương điển hình của viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là các đám da đỏ bên trên có mụn nước nhỏ li ti tập trung thành đám rất ngứa. Những mụn nước này rất dễ vỡ, chảy dịch vàng. Nếu không được điều trị sẽ bị nhiễm trùng, tạo nên các vảy tiết màu vàng nâu trên da.
Tổn thương thường ở hai má, cằm và cẳng chân. Tình trạng này kéo dài mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ làm vảy tiết dày lên, lan ra toàn bộ vùng đầu mặt của trẻ. Nặng hơn nữa có thể gây ra tình trạng đỏ da toàn thân.
Đây là biến chứng nặng nhất trong chuyên ngành da liễu. Bởi, khi đó, những trao đổi chất qua da tăng lên cực mạnh, khiến cơ thể bị mất năng lượng nhiều, mất protein, mất nước toàn cơ thể. Bệnh nhân có thể bị rối loạn điện giải hoặc nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị, chăm sóc kịp thời.
Nguy cơ nhiễm trùng thứ phát
Trong khi đó, BSCKII Nguyễn Thanh Thùy - Trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cảnh báo, mặc dù viêm da cơ địa là bệnh không lây, nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, virus.
Đáng lo hơn, nhiều cha mẹ mắc sai lầm, nghĩ triệu chứng mẩn ngứa là bệnh đơn giản, chỉ cần tắm nước lá cho mát dịu, sau đó tự mua thuốc về bôi, bệnh sẽ ổn. Song, những phụ huynh này không biết rằng, việc lạm dụng bôi thuốc sẽ ảnh hưởng khôn lường. Thậm chí, nhiều bệnh nhi phải nhập viện vì tổn thương da nặng.
"Khi bị viêm da cơ địa, trẻ sẽ có biểu hiện khô da, mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu. Cha mẹ bôi thuốc cho con, thấy trẻ đỡ ngay sau vài ngày và cứ nghĩ sẽ ổn. Tuy nhiên, cha mẹ không hề biết thuốc đó là corticoid, làm dịu ngứa rất nhanh", bác sĩ Thùy nhấn mạnh.
Bởi, nếu lạm dụng lâu ngày, thuốc sẽ gây những tác dụng phụ như rạn da, teo da, rậm lông và kèm các yếu tố nhiễm khuẩn khác, gây biểu hiện mẩn ngứa toàn thân. Dùng thuốc kéo dài sẽ dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn.
Bác sĩ Vũ Nguyệt Minh - Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng nêu thực trạng, 10 bệnh nhân thì có đến 9 người từng ra hiệu thuốc nói viêm da và được bán cho loại thuốc chứa cả corticoid, kháng sinh, kháng nấm.
"Chúng tôi thường gọi là thuốc 3 thành phần. Thông thường, thuốc chứa corticoid là thuốc kháng viêm không đặc hiệu, giúp giảm triệu chứng viêm da rất nhanh. Tuy nhiên, không phải viêm da nào cũng được chỉ định dùng. Chưa kể đến việc tự ý điều trị kéo dài, làm tổn thương trên da nặng hơn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, tác dụng phụ và thậm chí gây biến chứng", bác sĩ Minh cảnh báo.
Các chuyên gia khuyến cáo, để điều trị viêm da cơ địa, việc chăm sóc da cho trẻ là rất quan trọng, giúp bệnh được ổn định và tránh tái phát. Điều này cần sự tỉ mỉ khi chăm sóc và sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và cha mẹ của trẻ.
Cha mẹ không nên bôi, tắm cho trẻ bằng các nước lá không rõ nguồn gốc. Bởi, đây chính là nguyên nhân làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm. Luôn luôn chú ý loại bỏ các yếu tố kích ứng làm cho tình trạng của bệnh nặng lên ví dụ như bụi, mạt nhà, phấn hoa, lông súc vật... Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc thực phẩm lạ.
Ngoài ra, những trẻ bị viêm da cơ địa nên được tắm bằng những loại sữa tắm dịu nhẹ, ít kích ứng và có tính chất dưỡng ẩm. Đồng thời, tắm nước không quá nóng và không nên ngâm trẻ quá lâu.
Bác sĩ nhấn mạnh, khi thấy trẻ có biểu hiện mẩn đỏ, khô da nhiều, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Từ đó, được thăm khám xác định căn nguyên, điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.
Những điều cần biết về viêm mũi xoang ở trẻ khi giao mùa Các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm mũi xoang rất hay gặp khi thời tiết giao mùa. Ở trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau. 1. Nguyên nhân dẫn đến...