Người đàn ông suýt chết vì nắp tuýp thuốc bít tắc phế quản
Người đàn ông 67 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì nắp tuýp thuốc bít tắc phế quản, nguy hiểm đến tính mạng đã được Bệnh viện Phổi Trung ương cấp cứu thành công.
Mới đây, Khoa Nội soi chẩn đoán và can thiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương đã nội soi cấp cứu lấy thành công một trường hợp bị dị vật phế quản gây bít tắc khí phế quản, suy hô hấp và đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân đã được giải phóng đường thở bằng kĩ thuật nội soi phế quản ống cứng. Ảnh: BV
Trước đó, bệnh nhân nam, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, sốt cao. Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh phổi tắc nghẽn COPD điều trị thường xuyên kèm đái tháo đường type II mới phát hiện.
Cách đây 5 tháng, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho sặc, tím tái sau uống thuốc. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi COPD và đã được điều trị 12 ngày tại Bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) nhưng sức khỏe cải thiện chậm. Bệnh nhân vẫn cảm thấy khó thở, ho đờm đục, sốt cao. Ngay sau đó, bệnh nhân được đặt ống NKQ thở máy 01 ngày và chuyển lên Bệnh viện Phổi Trung ương cấp cứu.
Tại đây các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành hội chẩn, chẩn đoán hình ảnh phát hiện ra dị vật trong phế quản bệnh nhân. Các bác sĩ đã thực hiện kĩ thuật nội soi phế quản cấp cứu để gắp dị vật, giải phóng tắc nghẽn đường thở nhằm cứu sống người bệnh. Dị vật được gắp ra thành công khỏi phế quản của bệnh nhân là một nắp tuýp thuốc.
Dị vật gây tắc phế quản của bệnh nhân là một nắp tuýp thuốc. Ảnh: BVCC
ThS.BS. Nguyễn Lê Nhật Minh, Trưởng khoa Nội soi chẩn đoán và can thiệp (Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết, sau can thiệp, tình trạng hô hấp và lâm sàng của bệnh nhân đã được cải thiện nhiều. Hiện tại bệnh nhân đang dần hồi phục, tiếp tục sử dụng thuốc điều trị.
Nếu dị vật không được lấy ra sẽ khiến tình trạng của bệnh nhân ngày càng xấu đi, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn có thể xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản… May mắn xử lý kịp thời nên người đàn ông này đã không nguy kịch.
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo, dị vật ở thực quản không phải hiếm gặp đối với trẻ em, người bị tâm thần mà ngay cả những người lớn bình thường. Bởi vậy, bản thân mỗi người và người nhà cũng cần chú ý để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.
Khi không may bị hóc kèm những biểu hiện bất thường như ho nhiều, khó thở, tức ngực, nuốt khó…, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Đa phần mọi người thường có thói quen khi bị hóc dị vật sẽ cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy dị vật ra.
Nhưng những cách này càng làm cho tình trạng nặng hơn vì dị vật có thể đẩy sâu hơn, rơi vào những vị trí nguy hiểm như đường thở. Trường hợp dị vật bít đường thở sẽ gây suy hô hấp, nguy cơ tử vong rất cao.
P. Thuận
Theo giadinh
40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm
Ngày 25/10, hội nghị khoa học toàn quốc về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á, do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.
Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VII năm 2019 về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á. Ảnh: Minh Thúy
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á - cho biết: "Bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm (chiếm 70-75% số ca tử vong trên toàn cầu). Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á
Ước tính trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần - thường gặp ở người cao tuổi, trầm cảm, sa sút trí tuệ. Hằng năm, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong, trong đó 40% ca tử vong trước 70 tuổi.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do người dân chưa có ý thức phòng bệnh, 45% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân, béo phì tăng.
Bên cạnh đó, người dân vẫn còn sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 9,4 gram/ngày).
Ngoài ra, tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%.
Trước thực trạng đó, để khống chế, đẩy lùi bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025" - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên nói.
Theo PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế: Toàn cầu hóa, đô thị hóa, sự thay đổi môi trường là những tác nhân làm gia tăng lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động thể lực, ăn uống không hợp lý.
Theo WHO, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường type 2 , trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được nếu có chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.
PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế
Ước tính trong năm 2016, tại Việt Nam có 548.000 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện tốt kế hoạch toàn cầu về bệnh không lây nhiễm, đạt được 9 trong 19 chỉ số đánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm." - PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn nói.
Chia sẻ về vấn đề quản lý các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, ThS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết: Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản vẫn chưa được quản lý có hiệu quả ở các trạm y tế xã. Thực tế cho thấy, các loại thuốc biệt dược, có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế vẫn còn thiếu. Không chỉ vậy, vấn đề can thiệp yếu tố nguy cơ, tư vấn, theo dõi, giám sát bệnh không lây nhiễm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh nhân đến khám và phát hiện mắc các bệnh không lây nhiễm khi bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn trong quá trình điều trị.
ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động trọng tâm nâng cao năng lực chuyên môn, giảm yếu tố nguy cơ, thực hiện hướng dẫn chuyên môn, khám và phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm, đồng thời, tiếp tục cập nhật, ban hành các hướng dẫn chuyên môn.
"Đặc biệt, cần đảo ngược tháp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh không lây nhiễm. Y tế cơ sở phải là đơn vị chính trong quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Cần có chính sách khuyến khích cơ sở tuyến trên tập trung chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Từ đó, định hướng về chính sách, tài chính và tính giá dịch vụ y tế dự phòng." - ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa nói.
Toàn cảnh hội nghị
Theo báo cáo của Hội Y học Indonesia, hầu hết người dân có xu hướng ăn thực phẩm không lành mạnh, thiếu hoạt động thể lực,... dẫn đến tình trạng gia tăng mắc các bệnh không lây nhiễm. Có tới 24,5% dân số sử dụng thức ăn có lụong muối cao, hơn 80% người bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.
Do đó, để phòng, chống các bệnh không lây nhiễm cần tập trung phát triển y tế cộng đồng để nâng cao nhận thức cho người dân, tăng cường sàng lọc sớm các bệnh không lây nhiễm.
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị
Với chủ đề "Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á", hội nghị năm nay có 18 báo cáo khoa học vủa 6 chuyên ngành gồm các chuyên ngành về tim mạch, nội tiết đái tháo đường, hô hấp, ung thư, tâm thần, nhi khoa. Trong đó, có 4 báo cáo của 4 hội y học các nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Singapore, Myanmar, Indonesia chia sẻ kinh nghiệm quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Theo viettimes
Đừng coi thường: Dù không ho nhưng vẫn có thể mắc ung thư phổi Quan niệm của nhiều người rằng bị ung thư phổi thì phải có dấu hiệu ho. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều như vậy. Ho là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư phổi. Vậy nhưng, có những trường hợp bệnh nhân không hề ho nhưng đi khám lại bị phát hiện đã mắc ung...