Người đàn ông ở Phú Thọ đi cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến
Mới đây, khoa Cấp cứu – Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê đã thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt kiến Pyretheroid.
Theo đó, do khu vực sinh sống của gia đình xuất hiện nhiều kiến, gián nên bệnh nhân A (43 tuổi; trú tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đã pha 5 gói thuốc diệt kiến vào 1.500ml nước chứa trong chai nhựa trước khi phun. Tưởng là chai nước uống nên con gái bệnh nhân đã giúp bố bỏ chai nước vào tủ lạnh.
Với thói quen uống nước mát trong tủ lạnh hàng ngày, anh A mở tủ lạnh, rót và uống khoảng 200ml từ chai dung dịch nói trên. Sau khi uống vài phút, anh A nhận ra chai nước do chính mình pha thuốc diệt kiến trước đó nên nhanh chóng tự gây nôn, sau đó đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê cấp cứu.
Video đang HOT
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán nhiễm độc thuốc diệt kiến Pyretheroid giờ thứ nhất, chỉ định rửa dạ dày và dùng các thuốc giải độc. Sau 1 ngày điều trị bệnh nhân tỉnh, các chỉ số sinh tồn ổn định.
Theo BS Hà Thị Phương Thúy, khoa Cấp cứu: Pyrethroids là một nhóm hóa chất diệt côn trùng được sản xuất từ axit pyrethrin hoặc các chất hóa học tương tự, thông thường trong một loại thuốc diệt côn trùng thường kết hợp 02 hoạt chất của nhóm Pyrethroid.
Các thuốc Pyrethroid nói chung ít nguy hiểm, nhưng có thể đe dọa tính mạng nạn nhân nếu đưa vào cơ thể một lượng đáng kể do thuốc kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê, tụt huyết áp, ngứa trên da, đỏ da…
Tim đập nhanh gấp 3 lần bình thường, người phụ nữ trẻ phải đi cấp cứu
Người bình thường có nhịp tim dao động từ 60-70 lần/phút nhưng nữ bệnh nhân 37 tuổi phải nhập viện cấp cứu khi tim đập nhanh tới 207 lần/phút.
Nữ bệnh nhân 37 tuổi (trú tại Chương Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ) được đưa vào khoa Cấp cứu - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) ngày 24/7. Chị nhập viện trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim lên tới 207 lần/phút. Bệnh nhân được chẩn đoán cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát.
Ngay lập tức, bác sĩ đã chỉ định ấn nhãn cầu, dùng thuốc thuốc chẹn Beta giao cảm và theo dõi nhịp tim liên tục qua máy monitor. Sau khi nhịp tim trở về tần số an toàn, không xuất hiện thêm cơn nhịp nhanh, bệnh nhân được chỉ định ra viện sáng nay (26/7).
Bác sĩ chuyên khoa I Hà Huy Mến - Trưởng khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê - cho biết đối với người trưởng thành, nhịp tim bình thường dao động 60-80 lần/phút, nhưng khi có cơn nhịp tim nhanh trên thất, nhịp tim có thể lên đến 140-250 nhịp/phút hoặc cao hơn.
Một số nguyên nhân gây nhịp tim nhanh như lo lắng, căng thẳng, thiếu máu, sốt, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, lạm dụng caffein. Các nguyên nhân khác như vấn đề về nội tiết tố (tuyến giáp), mất cân bằng điện giải, tập thể dục cường độ cao, tác dụng phụ của thuốc.
Nếu không được điều trị, các cơn nhịp nhanh có xu hướng kéo dài và tần suất mau hơn, gây nên tình trạng đau thắt ngực, làm tăng nguy cơ suy tim và những biến chứng tim mạch khác.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc nhịp nhanh kịch phát trên thất, kể cả những người không có bệnh lý tim mạch.
Bác sĩ Mến khuyến cáo khi phát hiện cơ thể có biểu hiện đánh trống ngực, hồi hộp, bồn chồn, khó thở, vã mồ hôi hoặc nghiêm trọng hơn là triệu chứng chóng mặt, thậm chí mất ý thức, ngất xỉu, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Bảng nhịp tim bình thường theo độ tuổi:
Đi cấp cứu vì tai nạn sinh hoạt, tiếp tục bị thương trên đường đến viện Trên đường đi cấp cứu vì sốc phản vệ do bị ong đốt, bé gái 6 tuổi vô tình đưa chân trái vào bánh sau xe máy, gây vết thương nghiêm trọng. Tai nạn xảy ra với bé D., 6 tuổi, ở Cẩm Khê, Phú Thọ, chiều 12/7. Ngay sau khi bị ong đốt, bé D. xuất hiện ngứa toàn thân, phù...