Bị đột quỵ, người đàn ông chỉ vào viện cấp cứu khi hàng xóm khuyên
Người đàn ông xuất hiện triệu chứng đột quỵ từ 2 ngày trước nhưng không đi bệnh viện.
Khi nghe hàng xóm khuyên, người bệnh mới vào viện cấp cứu.
Ông T.T.T. (79 t.uổi trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) vào viện cấp cứu đột quỵ khi đã qua 48 giờ. Theo người nhà, hai ngày trước, ông xuất hiện triệu chứng đau đầu, choáng váng, tê bì tay chân, méo miệng nhưng không đến bệnh viện khám. Đến sáng 6/8, người quen trong xóm đến chơi nhận thấy dấu hiệu bất thường nên khuyên gia đình cho bệnh nhân đi viện.
Tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI), kết quả cho thấy ông bị nhồi m.áu não cấp đa ổ.
Video đang HOT
Bệnh nhân được bác sĩ chăm sóc tại Khoa Cấp cứu. Ảnh: BVCC.
Trường hợp khác là nữ bệnh nhân 94 t.uổi (trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) vào viện khi qua “giờ vàng” cấp cứu đột quỵ. Chiều 5/8, bệnh nhân có biểu hiện giao tiếp chậm, yếu nửa người trái. Sáng 6/8, gia đình đưa bệnh nhân đi khám, kết quả chụp MRI cho thấy tình trạng nhồi m.áu não diện rộng bán cầu phải tương ứng vùng cấp m.áu động mạch não giữa.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Duy Long – Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê – cho biết thời gian vàng cấp cứu đột quỵ được tính trong khoảng 3-4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như nói ngọng, khó nói, yếu liệt chi, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu, choáng váng. Nếu được can thiệp kịp thời trong giai đoạn này, các tế bào não sẽ phục hồi tốt, hầu như không để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân cấp cứu chậm 1 phút sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não bị tổn thương vĩnh viễn.
Theo bác sĩ Long, người dân cho rằng đột quỵ não xảy ra khi cơ thể xuất hiện rầm rộ các triệu chứng như ngã, liệt, nói ngọng, thậm chí hôn mê… nên những biểu hiện diễn ra từ từ và kín đáo dễ bị bỏ qua.
Vị bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt, đột ngột nhìn mờ, miệng méo, yếu tay chân, nói ngọng hoặc không nói được, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, không nên cạo gió hay sơ cứu bằng thuốc tại nhà.
Cách sơ cứu người bệnh đột quỵ của Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội):
Đang đi tiệc, cụ bà xuất hiện triệu chứng đột quỵ
Cụ bà T.T.Đ (66 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang) trong lúc đang đi tiệc thì xuất hiện triệu chứng đột quỵ như cảm giác tê bì, yếu nửa người bên trái.
Khi trở về nhà, diễn tiến triệu chứng đột quỵ càng lúc càng nặng nên bà được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á - Vĩnh Long.
Tại khoa Cấp cứu, sau khi thăm khám và kiểm tra, xác định đây là trường hợp đột quỵ, quy trình cấp cứu đột quỵ lập tức được kích hoạt. Đội ngũ ê kíp bác sĩ tiến hành hội chẩn, ghi nhận trên kết quả cận lâm sàng tắc nhánh xuyên động mạch não giữa phải, xơ vữa và hẹp động mạch cảnh 2 bên tương đối lớn.
Ngày 15.5, bác sĩ chuyên khoa 1 Lữ Hữu Tuấn - Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á - Vĩnh Long, cho biết bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não cấp bán cầu phải giờ thứ 4 (còn trong thời gian vàng), chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA). Bệnh nhân được thực hiện tiêm thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch để kịp thời cứu chữa, giúp cải thiện chức năng lâm sàng và giảm nhẹ các di chứng tàn tật về sau.
Kết quả bệnh nhân hồi phục, tiếp xúc tốt sau sử dụng thuốc tiêu sợi huyết.
Bệnh nhân được thăm khám, kiểm tra sau can thiệp. Ảnh N.A
Sau vài ngày điều trị, chăm sóc tích cực theo phác đồ đột quỵ, chức năng vận động, nhận thức... của bệnh nhân được cải thiện gần như hoàn toàn, sức cơ người trái 5/5 và tiếp tục được theo dõi, kết hợp tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân được xuất viện và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Bác sĩ Tuấn cho biết, bệnh lý xơ vữa động mạch là yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho các huyết khối lấp dần và gây tắc nghẽn mạch m.áu dẫn đến đột quỵ. Động mạch cảnh trong là một trong những mạch m.áu lớn cung cấp tuần hoàn cho sự nuôi dưỡng não và cũng là một trong những mạch m.áu dễ hình thành xơ vữa và lấp mạch gây tắc nghẽn, chặn dòng chảy của m.áu giàu oxy đến tế bào não.
Vì vậy, để phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch người dân cần rèn luyện lối sống tích cực như bỏ hút t.huốc l.á, kiểm soát huyết áp, ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bé 4 t.uổi bị liệt dây thần kinh số 7 do lạnh Đang chơi ở nhà, b.é g.ái 4 t.uổi đột ngột cười lệch miệng bên phải, ăn uống kém, mệt mỏi, được chẩn đoán liệt dây thần kinh do trời rét. Ngày 29/1, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thông tin, đơn vị tiếp nhận trường hợp trẻ 4 t.uổi liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Trước khi nhập viện, trẻ đột...