Người đàn ông lái xe đồ chơi gây náo loạn đường phố
Một người đàn ông ở thành phố Thiên Tân ( Trung Quốc) lái chiếc xe ô tô đồ chơi màu hồng giữa đường khiến bao người kinh ngạc.
Ngày 5/8, đoạn video người đàn ông lái chiếc xe ôtô đồ chơi màu hồng chậm rãi trên đường thu hút sự chú ý của nhiều người.
Thấy chiếc xe, nhiều tài xế phải đi đường vòng hoặc tấp vào lề đường, người đi bộ cũng phải dừng lại để nhường đường cho ông.
Một người chứng kiến sự việc kể lại, người đàn ông trung niên này đã lái xe ít nhất 1km mà không hề đội mũ bảo hiểm.
“Thật may cho ông ấy là không có cảnh sát giao thông nào gần đó, nếu không chiếc xe này có lẽ đã bị tạm giữ”, người này nói.
Người đàn ông lái xe đồ chơi gây chú ý.
Phương tiện giao thông này là một chiếc go-kart, loại xe 4 bánh có kích thước nhỏ và trọng tâm thấp, được trang bị thân vỏ bằng nhựa màu hồng. Chiếc tay cầm màu xanh dương ở phần đuôi là chỗ để đẩy khi có trẻ em ngồi trên.
Video đang HOT
Thiết kế của chiếc xe khiến sự việc càng trở nên hài hước, nhiều người tỏ ra thích thú trước “tâm hồn trẻ thơ” của người đàn ông này, thậm chí có người còn muốn được sở hữu chiếc xe hơi như vậy.
“Có lẽ ông nội đã lẻn ra ngoài và mượn chiếc xe đồ chơi của cháu khi cậu bé đang ngủ chăng”, một người viết.
Một người khác hỏi: “Nghiêm túc đó, tôi có thể lái chiếc xe này trên đường nếu có giấy phép lái xe không?”.
Một số lại lo lắng về sự nguy hiểm từ việc làm này của ông: “Ông ấy có thể sẽ gặp sự cố nếu gặp phải tài xế bất cẩn”.
Đây không phải là lần đầu tiên có người lái xe đồ chơi xuống phố ở Trung Quốc.
Tháng 2 vừa qua, tại Hồ Bắc, một cụ bà đội mũ đỏ lái một chiếc xe tăng đồ chơi có đèn nhấp nháy trên đĩa xích xuống phố khiến nhiều người kinh ngạc.
Năm 2020, một cụ ông 70 tuổi ở Trùng Khánh cũng lái một chiếc moto mini đồ chơi giữa dòng xe cộ đông đúc. Sau đó, cụ ông bị cảnh sát giao thông chặn lại và cảnh báo rằng việc làm của ông là vi phạm pháp luật. Chiếc xe máy cũng bị tịch thu.
Trung Quốc dùng robot nhân bản lợn thành công
Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết họ đã phát triển quy trình nhân bản lợn hoàn toàn bằng robot, thành tựu có thể giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào lợn giống nhập khẩu.
Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát triển thành công quy trình nhân bản lợn sử dụng robot. Ảnh SHUTTERSTOCK
South China Morning Post ngày 2.6 đưa tin các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát triển thành công quy trình nhân bản lợn hoàn toàn bằng robot. Vào tháng 3, một con lợn mẹ mang thai hộ đã sinh ra 7 lợn con tại Trường Trí tuệ Nhân tạo thuộc Đại học Nam Khai ở Thiên Tân, Trung Quốc.
"Mỗi bước của quá trình nhân bản đều được tự động hóa và không có sự tham gia của con người", ông Liu Yaowei, thành viên của nhóm phát triển hệ thống, cho biết.
Ông Liu cho biết thêm việc sử dụng robot cũng đã làm tăng tỷ lệ thành công của quá trình nhân bản vì robot ít làm hỏng tế bào hơn trong khi thực hiện quá trình này.
Ông Pan Dengke, cựu nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và là người đã tạo ra con lợn nhân bản đầu tiên của nước này vào năm 2005, nhận định nếu hoạt động hiệu quả, hệ thống tự động này có thể được phát triển thành một bộ nhân bản mà bất kỳ công ty hoặc tổ chức nghiên cứu nào cũng có thể mua để giải phóng các nhà khoa học khỏi việc nhân bản thủ công tốn nhiều công sức và thời gian.
Vào năm 2017, nhóm nghiên cứu của Đại học Nam Khai đã tạo ra những chú lợn con đầu tiên trên thế giới được nhân bản bằng robot. Dù vậy, ông Liu cho biết một số phần của quy trình - bao gồm cả việc loại bỏ nhân tế bào trứng - vẫn phải do con người thực hiện.
Kể từ đó, nhóm nghiên cứu đã cải thiện các thuật toán điều khiển và giờ đây, họ có thể thực hiện toàn bộ quy trình một cách tự động.
Ông Liu cho biết các chi tiết kỹ thuật sẽ sớm được báo cáo trong một bài đăng được bình duyệt trên tạp chí Engineering.
Trong 5 năm qua, nhóm các nhà khoa học cũng có thể tăng tỷ lệ phát triển phôi nhân bản thành công từ 21% lên 27,5%, ông Liu cho biết. Tỷ lệ này đối với các thao tác thủ công là 10%.
"Hệ thống AI của chúng tôi có thể tính toán sức căng trong tế bào và chỉ đạo robot sử dụng lực tối thiểu để hoàn thành quá trình nhân bản, giúp giảm tổn thương tế gặp phải trong quá trình nhân bản thủ công", nhà khoa học Liu nói.
Ông Liu cũng hy vọng rằng những tiến bộ này có thể giúp thịt lợn chất lượng cao được phổ biến rộng rãi hơn ở Trung Quốc, nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Thành tựu này thậm chí có thể giúp Trung Quốc tự cung tự cấp trước lo ngại về việc có thể bị ảnh hưởng bởi các hạn chế nhập khẩu từ Mỹ và các nước phương Tây khác.
Điều kiện để Nga có thể 'nắn dòng' năng lượng sang châu Á thành công Nga muốn tăng lượng dầu thô và than đá xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ. Nhưng lệnh trừng phạt của phương Tây khiến kế hoạch này gặp khó, chỉ có thể thực hiện được nếu Nga đưa ra lời mời chào giảm giá sâu. Một tàu chở khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) từ Nga cập cảng tại Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh:...