Người đàn ông bị hoại tử mũi vì mắc đậu mùa khỉ
Nam bệnh nhân ở Đức gặp phải biến chứng nghiêm trọng khi mắc đậu mùa khỉ, khiến các bác sĩ phải cảnh báo về những tác động nguy hiểm mà căn bệnh này có thể gây ra.
Trường hợp này được các bác sĩ ở Đức mô tả trong bài báo công bố trên tạp chí Infection. Theo Newsweek, nam bệnh nhân 40 tuổi đến khám với tình trạng đầu mũi có nốt đỏ. Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán ông bị cháy nắng.
Tuy nhiên, tình trạng của người đàn ông trở nên tồi tệ hơn trong vài ngày sau đó, phần mũi bị hoại tử nghiêm trọng. Bên ngoài mũi là lớp da khô nứt nẻ bao phủ và bộ phận này chuyển thành màu đen.
Khi tình trạng ở mũi của bệnh nhân xấu đi, các bác sĩ cũng nhận thấy ông ta phát triển các tổn thương da xung quanh cơ thể tương tự nhiễm trùng virus đậu mùa khỉ. Những tổn thương này cũng xuất hiện ở dương vật và miệng. Các bác sĩ đã xét nghiệm PCR những tổn thương này và phát hiện bệnh nhân dương tính với virus đậu mùa khỉ.
Video đang HOT
Khi kiểm tra thêm, họ còn nhận thấy người đàn ông bị giang mai lâu năm, HIV giai đoạn cuối. Cả hai bệnh này đều đã được chẩn đoán trước đó.
Trong báo cáo phác thảo, ê-kíp điều trị lưu ý hầu hết người mắc đậu mùa khỉ đều nhẹ và nhiễm HIV được kiểm soát dường như không phải yếu tố nguy cơ với các ca bệnh nặng. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh bệnh nhân ở Đức là minh chứng rõ ràng nhất cho “mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn của nhiễm MPXV trong bối cảnh suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và nhiễm HIV không được điều trị”.
Bệnh nhân được cho uống thuốc kháng virus tecovirimat, thuốc kháng virus điều trị HIV và giang mai. Sau thời gian điều trị, các vết thương do bệnh đậu mùa khỉ khô lại, tình trạng hoại tử trên mũi cải thiện một phần, bớt sưng tấy. Tuy nhiên, nó không thể hồi phục như cũ. Các bác sĩ đã loại bỏ những mô chết trên mũi.
Hoại tử là tình trạng mô cơ thể chết đi, xảy ra do một số yếu tố như chấn thương, nhiễm trùng, bức xạ hoặc hóa chất. Các triệu chứng của hoại tử mô khác nhau tùy thuộc vào loại hoại tử và vị trí, nhưng có thể bao gồm đau dữ dội.
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người thế nào?
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, phát tán dịch chứa virus gây bệnh...
Theo Bộ Y tế, tài liệu về bệnh đậu mùa khỉ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, đậu mùa khỉ là bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật do virus, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Đặc biệt, bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.
Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ gồm: Sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban của bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong 1 - 3 ngày khởi sốt; tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.
Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. (Ảnh: Shutterstock/TTXVN)
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh ra những người xung quanh trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2- 4 tuần). Cụ thể, người dân có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Các nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy ở người bệnh có nguy cơ làm lây nhiễm.
Các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như: Dụng cụ ăn, bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác. Các vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng người bệnh cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể lây qua nước bọt.
Do đó, người có tương tác gần gũi với người nguy cơ làm lây nhiễm bệnh, bao gồm: Cán bộ y tế, người nhà và bạn tình thì nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Virus đậu mùa khỉ cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.
WHO cũng khuyến cáo, với bệnh đậu mùa khỉ, các triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2- 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Vì vậy, nếu người dân nghi ngờ có những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn; báo cho cơ quan y tế biết nếu người dân có tiếp xúc gần với người bị nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.
WHO: Đậu mùa khỉ chưa phải là vấn đề y tế khẩn cấp Hôm 25/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra quyết định đậu mùa khỉ chưa phải là vấn đề y tế khẩn cấp, dù những đợt bùng phát gần đây gây lo ngại trong dư luận. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: " Tôi vô cùng lo ngại về sự bùng phát bệnh đậu mùa ở khỉ, đây...