Uống trà xanh có thực sự tốt cho sức khỏe?
Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, uống trà nhiều cũng gây những tác hại cho cơ thể.
Gây thiếu sắt, thiếu máu: Tiêu thụ trà quá mức có thể dẫn đến mất nước và thiếu sắt. Trà có chứa chất chống oxy hóa được gọi là tannin. Tannin có một số lợi ích sức khỏe, nhưng lượng cao của chúng có thể gây ra tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể chúng ta vì chúng cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.
Gây căng thẳng: Trong trà ngoài những chất chống oxy hóa cũng chứa một lượng các chất kích thích khiến cơ thể tỉnh táo. Việc can thiệp vào nhịp sinh học tự nhiên chính là nguyên nhân chính khiến các căn bệnh về tâm lý ngày càng tăng cao. Khi bạn mệt mỏi muốn nghỉ ngơi lại ép cơ thể vận động các khối cơ sẽ mệt mỏi dần căng thẳng.
Gây mất ngủ: Uống trà xanh khiến bạn mất ngủ do hợp chất làm tỉnh táo trong trà khá cao đặc biệt khi ngâm lâu. Melatonin là một hormone báo hiệu các cơn buồn ngủ để não bộ điều khiển hành vi của cơ thể. Tuy nhiên sự có mặt của cafein sẽ ức chế sản sinh ra hormone melatonin khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm.
Video đang HOT
Gây buồn nôn: Hợp chất tanin khiến trà có vị đắng chát đặc biệt khi uống trà xanh bạn sẽ cảm nhận rõ điều này. Đồng thời tanin khiến kích ứng các mô của cơ quan tiêu hóa tạo nên cảm giác buồn nôn và đau dạ dày khi sử dụng quá nhiều. Mỗi cơ thể sẽ có một giới hạn khác nhau những đối tượng nhạy cảm không nên dùng quá 500ml trà mỗi ngày để giảm tác dụng phụ của trà.
Gây hoa mắt chóng mặt: Khi sử dụng các loại trà chứa chất gây hưng phấn thần kinh bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ như hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên điều đó thường xảy ra với đối tượng nhạy cảm với trà hay uống trà xanh quá nhiều.
Gây nghiện: Caffein được coi là một chất kích thích có gây nghiện nếu sử dụng lâu dài. Trong trường hợp bạn nghiện chất này sẽ khó khăn để từ bỏ hoặc cai nghiện như: nhức đầu, tim đập mạnh, mệt mỏi khó chịu. Tùy vào mỗi người mức độ nặng nhẹ sẽ tăng giảm khác nhau.
Ảnh hưởng đến phụ nữ trong thai kỳ: Cafein được khuyến cáo gây nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ của mẹ và em bé. Nếu lượng này dụng nạp quá nhiều có thể gây sảy thai hoặc khiến em bé sinh ra nhẹ cân. Khi bạn thiếu ngủ kéo dài, sức khỏe sẽ suy giảm, các cơ quan không đào thải độc tố sẽ gây nên mệt mỏi, đau nhức, suy giảm trí nhớ.
Trẻ em uống nhiều sữa tươi có tốt?
Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng tốt, giúp trẻ phát triển, đặc biệt là chiều cao và cân nặng nhưng uống nhiều sữa tươi có tốt không?
Sữa tươi chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin A và D có lợi cho cơ, xương và răng; chất béo tốt cho trí não của trẻ; protein và hydro carbon giúp tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nếu cho trẻ uống sữa tươi không đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Lượng sữa trong ngày
Với trẻ từ 4-8 tuổi sẽ có nhu cầu canxi cao nên cho trẻ uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày.
Sữa tươi gồm 3 loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên cho trẻ uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa. Khi sử dụng sữa cần xem hạn sử dụng và sữa thanh trùng phải bảo quản trong tủ lạnh.
Chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. (Ảnh minh họa)
Thời điểm uống sữa
Trước bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi cũng như các thức ăn vặt khác, vì có thể làm trẻ no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sữa sau bữa ăn từ 1-2 giờ hoặc trước khi đi ngủ.
Sữa rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng nếu ép trẻ uống quá nhiều sữa mỗi ngày về lâu dài dễ dẫn đến phát triển không cân đối.
Một số nguy cơ với sức khỏe
Táo bón: Vì trong sữa không chứa chất xơ kèm với việc khi trẻ uống quá nhiều sữa tươi thì dạ dày của trẻ sẽ bị đầy, từ đó không hấp thu được những thực phẩm có chứa chất xơ khác.
Béo phì: Khi uống quá nhiều sữa tươi trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa calo nạp vào, từ đó dẫn đến thừa cân.
Thiếu sắt: Vì trong sữa không chứa sắt cùng với khi uống nhiều sữa, trẻ sẽ no mà từ đó không thể bổ sung thêm sắt từ những loại thực phẩm khác. Quá trình này nếu diễn ra trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến thiếu máu, cần phải truyền máu cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Nói chung, trẻ uống quá nhiều sữa tươi sẽ gây ra những bất lợi với sức khỏe của bé. Do đó, cha mẹ cần cung cấp một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ uống sữa phù hợp và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, Crom, vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
6 loại trà tốt nhất để tăng cường trao đổi chất và giảm cân Ở cấp độ cơ bản, sự trao đổi chất là cách cơ thể bạn sử dụng những gì bạn ăn và uống để biến nó thành năng lượng. Nếu bạn có sự trao đổi chất nhanh hơn, cơ thể của bạn đang đốt cháy năng lượng nhanh hơn, đó là điều có thể hỗ trợ giảm cân lành mạnh và kiểm soát cân...