Người đàn ông 42 tuổi tử vong do chủ quan với cơn đau lưng kéo dài
Bệnh nhân thường tự bôi thuốc giảm đau lưng mà không hề hay biết mình bị bệnh tim.
Anh Gao, 42 tuổi, người Trung Quốc, thường xuyên bị đau lưng. Do làm công việc văn phòng nên anh nghĩ đó là vấn đề do ngồi một chỗ quá lâu. Bởi vậy, anh tự đi mua thuốc bôi ngoài da, cơn đau dịu đi nên anh không để tâm tới nữa.
Nhưng thời gian gần đây, trời trở lạnh, cơn đau lưng của anh Gao đột ngột trở lại. Lần này anh cũng bôi thuốc giảm đau bên ngoài nhưng tình trạng không thuyên giảm ngay mà tiếp tục nặng thêm.
Bạn không nên chủ quan với cơn đau lưng kéo dài. Ảnh minh họa: Lottphysicaltherapy
Thêm vào đó, anh cảm thấy tức ngực, khó thở. Khi gia đình gọi cấp cứu tới, anh đã bất tỉnh. Tại bệnh viện, bác sĩ tiến hành thăm khám chẩn đoán anh bị nhồi máu cơ tim cấp, không thể cứu chữa được nữa.
Theo bác sĩ, cơn đau lưng tái phát liên tục của anh Gao là triệu chứng của nhồi máu cơ tim.
Chúng ta thường nghe nhiều người ở đủ mọi lứa tuổi than phiền về bệnh đau lưng. Nhưng khi họ đến khám ở bệnh viện, các chỉ số thể chất cho thấy mọi thứ đều bình thường.
Trên thực tế, khám sức khỏe định kỳ chỉ kiểm tra các chỉ số thông thường của cơ thể con người. Những lần khám như vậy loại trừ một số bệnh điển hình chứ không khẳng định mọi mặt của cơ thể đều khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau lưng:
Thoái hóa đốt sống cổ
Hiện tại, độ tuổi bị đau lưng ngày càng trẻ, xuất hiện ở cả những người dưới 30 tuổi. Do nhu cầu học tập và làm việc, nhiều bạn làm việc bên bàn giấy lâu, ngồi học, đọc sách điện thoại… khiến cột sống cổ bị kích thích quá mức, lâu ngày gây ra những thay đổi độ cong của cột sống cổ, dẫn tới đau lưng.
Những bệnh này thường không thể phát hiện qua khám sức khỏe được.
Video đang HOT
Đau lưng cũng có thể liên quan tới bệnh tim mạch. Ảnh minh họa: CBC
Nhiều người lớn tuổi bị đau cột sống vai và lưng, nguyên nhân có thể do loãng xương. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, khi cơ thể mất đi hơn 10% khối lượng xương, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức rõ rệt.
Về cơ bản, nhiều người cao tuổi bị loãng xương do lão hóa và một số phụ nữ mãn kinh cũng bị tình trạng này, thường gây đau lưng.
Ngoài khám định kỳ, chúng ta cũng cần thực hiện chụp X-quang để xác định có bị loãng xương đốt sống hay không.
Bệnh tim mạch
Khía cạnh dễ bị bỏ qua nhất của đau lưng là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Hầu hết mọi người, thậm chí một vài bác sĩ, sẽ không nghĩ rằng đau lưng là vấn đề liên quan tới tim. Trên thực tế, bệnh tim có rất nhiều biểu hiện, một trong những triệu chứng thường gặp là đau lưng.
Trường hợp của anh Gao đã bỏ qua việc khám sức khỏe và tự giảm đau nên dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh kịp thời.
Phụ nữ đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng nếu thấy cơ thể phản ứng theo 3 cách này chứng tỏ tử cung "bẩn" và yếu
Ở người bình thường, nước tiểu trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Tuy nhiên, khi cơ thể mắc một bệnh lý nào đó thì nước tiểu sẽ có những thay đổi vì vậy đây có thể coi là một tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe.
Tiểu tiện là quá trình đưa chất thải và chất độc mà cơ thể sinh ra trong quá trình trao đổi chất bài tiết ra ngoài, duy trì sự ổn định cho cơ thể. Một người có nhiều thời điểm để đi tiểu trong ngày nhưng đi tiểu lần đầu tiên sau khi ngủ dậy vào buổi sáng là quan trọng nhất bởi lúc này cơ thể rất cần được thải các độc tố ra bên ngoài sau một đêm dài.
Ở người bình thường, nước tiểu trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Tuy nhiên, khi cơ thể mắc một bệnh lý nào đó thì nước tiểu sẽ có những thay đổi vì vậy đây có thể coi là một tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe. Và với sức khỏe tử cung cũng vậy, tử cung rất dễ tổn thương nếu chúng ta không biết cách bảo vệ, chăm sóc và quan sát những triệu chứng bất thường, khi cơ quan này nhiễm bệnh sẽ để lộ những dấu hiệu dưới đây trong nước tiểu:
1. Đi tiểu khó khăn, đau đớn
Khi đang khỏe mạnh, chúng ta đều đánh giá việc tiểu tiện, đại tiện là những hành động vô cùng đơn giản. Nếu bạn cảm thấy việc tiểu tiện của mình diễn ra rất suôn sẻ thì xin chúc mừng vì bạn có thể phần nào yên tâm về tình trạng của tử cung.
Nhưng nếu buổi sáng thức dậy, chị em thường xuyên cảm thấy đau đớn khi đi tiểu thì hãy coi chừng vùng kín đã có vấn đề. Theo các bác sĩ phụ khoa:
- Phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở giai đoạn nặng có thể đi tiểu lẫn máu, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Phụ nữ khi mắc bệnh lây qua đường tình dục sẽ đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra mủ hoặc tiểu ra tia máu, lỗ niệu đạo ngứa như kim châm, đau lưng, ớn lạnh, sốt.
- Khi bị lạc nội mạc tử cung, phụ nữ sẽ đi tiểu đau kèm máu, đau lưng dưới dữ dội.
Đi tiểu khó khăn, đau đớn còn có thể gây ra bởi nhiều loại bệnh nghiêm trọng khác vì vậy tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
2. Khi đi tiểu, khí hư ra nhiều bất thường
Ở tuổi trưởng thành, tất cả phụ nữ đều biết khí hư là dấu hiệu cho biết tình trạng của tử cung. Nếu khí hư của bạn trong suốt, không mùi thì điều đó chứng tỏ tử cung của bạn rất khỏe mạnh. Nhưng ngược lại, nếu trong nước tiểu của bạn có chứa nhiều khí hư màu vàng, có mùi hôi thì chứng tỏ tử cung đang có nhiều chất bẩn.
Nếu trong nước tiểu của bạn có chứa nhiều khí hư màu vàng, có mùi hôi thì chứng tỏ tử cung đang có nhiều chất bẩn.
3. Nước tiểu có màu đục
Với người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ màu vàng nhạt, mùi nhẹ nhàng, trong suốt, không đục... nhưng nếu phụ nữ bị viêm âm hộ, âm đạo có thể gây ra nước tiểu đục. Nguyên nhân gây viêm âm hộ có thể do nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, cũng có thể do bị kích ứng bởi một số thành phần trong xà phòng, chất tẩy rửa, chất xả vải... Bệnh viêm âm hộ âm đạo có thể gây ngứa xung quanh âm hộ, khí hư có mùi hôi, khí hư loãng, nhợt nhạt, khí hư có màu, mùi tanh, nặng lên sau khi quan hệ và đi tiểu buốt. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng tình dục của chị em, đặc biệt là đe dọa chức năng sinh sản.
Bệnh viêm âm hộ âm đạo có thể gây ngứa xung quanh âm hộ, khí hư có mùi hôi, khí hư loãng, nhợt nhạt, khí hư có màu, mùi tanh, nặng lên sau khi quan hệ và đi tiểu buốt.
4 bí quyết giúp chị em ngăn ngừa các bệnh về tử cung
1. Ăn sáng bằng ngũ cốc
Theo tờ Nhân dân Nhật báo (TQ), có 30% phụ nữ mắc bệnh về cổ tử cung ở Trung Quốc hấp thụ vitamin C và axit folic thấp hơn so với phụ nữ bình thường. Bữa sáng với ngũ cốc có thể thúc đẩy khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể. Ngoài ra, ngũ cốc ăn sáng rất giàu axit folic và beta carotene, giúp ngăn ngừa bệnh cổ tử cung.
2. Không ngồi quá nhiều
Theo khảo sát ở Trung Quốc, những người phụ nữ văn phòng thường xuyên ngồi nhiều có nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung cao hơn những người khác 21%. Nguyên nhân bởi khi ngồi nhiều, phụ nữ có xu hướng ít vận động, điều này gây ra rối loạn khí và tuần hoàn máu, gây tăng sản mô nội mạc tử cung và tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Vì vậy, cứ sau 2 giờ ngồi làm việc, phụ nữ hãy đứng dậy vận động 10 phút.
3. Chăm chỉ uống nước chanh ấm
Chanh có tính kiềm mạnh và cũng chứa nhiều vitamin C, có lợi để tăng cường khả năng miễn dịch cho tử cung của phụ nữ. Chị em tốt nhất nên uống một cốc nước chanh nóng vào buổi sáng, vì lúc này sự hấp thụ của axit citric là mạnh nhất và có thể cải thiện khả năng miễn dịch của tử cung. Nên uống sau khi đã ăn sáng.
4. Giảm thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo thúc đẩy sản xuất và giải phóng một số hormone, làm hình thành u xơ tử cung. Bạn nên tuân thủ chế độ ăn ít chất béo, uống nhiều nước và tránh đồ cay, rượu, thực phẩm đông lạnh...
Dấu hiệu đau phổ biến này có thể cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm Thỉnh thoảng đau nhức lưng, người phụ nữ (Quảng Ninh) nghĩ bình thường. Đến khi đau bụng quặn phải đi khám thì bà được chẩn đoán mắc một thể ung thư thận hiếm gặp, khối u có kích thước 7cm. Khoa Ngoại thận-Tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới tiếp nhận một trường hợp mắc một thể ung...