Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.
Đường huyết tăng cao vào ban đêm nguy hiểm thế nào?
Đường huyết tăng cao vào ban đêm là tình trạng thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết tăng cao là khi đo đường huyết có chỉ số trên 126 mg/dL (7,0 mmol/L) lúc đói hoặc trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L) vào khoảng 2 giờ sau khi ăn.
Đôi khi, đường huyết tăng cao vào ban đêm sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhất là khi đường huyết tăng cao liên tục trong thời gian dài có thể gây tổn thương mạch máu và các dây thần kinh, gây các biến chứng nguy hiểm ở mắt, tim, thận và các cơ quan khác trên cơ thể.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, mức đường huyết cao còn có thể gây nhiễm toan ceton do tiểu đường. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và có thể đe dọa đến tính mạng.
Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm
Đi vệ sinh nhiều lần
Một trong những cách để cơ thể loại bỏ lượng đường dư thừa hoặc chất thải là thông qua đi tiểu. Khi có có quá nhiều đường trong máu, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ nó khỏi cơ thể và điều này khiến bàng quang hoạt động quá mức. Kết quả là người bệnh phải đi vệ sinh nhiều lần trong đêm.
Cổ họng khô rát
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Thận Mỹ (NIDDK), khô miệng trong số những vấn đề phổ biến nhất mà người bệnh tiểu đường gặp phải. Nguyên nhân có thể do mất nước, đường huyết tăng, biến chứng thận tiểu đường hay tác dụng phụ của một số thuốc. Cả khô miệng, họng đều có thể khiến bệnh nhân tiểu đường mất ngủ về đêm.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Thị lực giảm
Người bệnh có cảm giác nhìn mọi thứ mờ đi vào ban đêm, khó đọc thì có thể do bệnh võng mạc tiểu đường. Điều này xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm hỏng mạch máu và dây thần kinh trong mắt. Bệnh võng mạc có thể dẫn đến tầm nhìn suy giảm, nhìn mờ.
Đói sau bữa tối
Bệnh tiểu đường có thể gây ra cơn đói cồn cào, cảm giác thèm ăn quá mức ngay cả khi đã ăn nhiều trong bữa tối. Đây là chứng ăn nhiều xảy ra do các vấn đề về insulin cản trở quá trình chuyển glucose (đường) thành năng lượng.
Kiểu thèm ăn này có thể ảnh hưởng đến người bị tăng đường huyết và hạ đường huyết. Đôi khi nó cũng cảnh báo sớm bệnh nhiễm toan đái tháo đường, một biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng do cơ thể sản xuất axit máu quá mức.
Người bệnh tiểu đường cần làm gì để không bị tăng đường huyết trong đêm
Ảnh minh họa
Để giữ đường huyết ổn định, bạn chỉ nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Đồ ăn nhẹ nên kết hợp protein, chất béo lành mạnh, chất xơ và hạn chế carbohydrate. Một số thức ăn nhẹ phù hợp tiêu chí này như: Một chén các loại hạt không muối, phô mai ít béo và bánh quy làm từ lúa mì (mỗi loại 100 g), một quả táo 100 g và một muỗng canh (16 g) bơ đậu phộng, 100 g sữa chua thêm chút trái cây, một phần ba cốc bỏng ngô,…
Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên, uống uống thuốc tiểu đường đúng liều, kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc… giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh vào ban ngày, đây cũng là cách ngăn ngừa đường huyết cao vào ban đêm.
Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì để kiểm soát đường huyết?
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.
Chế độ ăn phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho bệnh nhân và không làm đường huyết tăng cao, kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép.
Lưu ý chế độ ăn uống hàng ngày với bệnh tiểu đường
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường là phải đủ các nhóm thực phẩm (4 nhóm chính là chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ); chú ý lượng bột đường và tổng năng lượng cung cấp, thay thế thực phẩm phù hợp. Ngoài ra, không nên xay nhuyễn hay hầm nhừ khi chế biến thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường cũng không cần nấu riêng hay ăn quá cầu kỳ.
Ngoài tiêu chí hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn, kèm theo đó là một số lưu ý nhỏ giúp người bị bệnh tiểu đường vừa bảo vệ sức khỏe, vừa đảm bảo đủ năng lượng cho một ngày dài.
Theo đó người bệnh tiểu đường cần ăn đúng giờ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói. Khi khoảng cách giữa các bữa ăn cách xa nhau sẽ làm hạ đường trong máu. Nếu trong trường hợp không thể ăn đúng giờ, hãy chắc chắn rằng trong túi của bạn có bánh, kẹo, nước trái cây hoặc sữa để có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng khi chúng bị hạ quá thấp.
Thực phẩm cần hạn chế với người bệnh tiểu đường
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga...
Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi các loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Những món ăn người đái tháo đường nên ăn để kiểm soát đường huyết bao gồm:
Một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa. Hấp thụ chất dinh dưỡng chậm hơn giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Lúa mì nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt thấp hơn trên thang chỉ số đường huyết (GI) so với bánh mì trắng và gạo. Điều này có nghĩa là chúng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lức... Vì ngũ cốc nguyên chất chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc trắng tinh chế.
Rau lá xanh được xem là đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu. Chúng cũng có tác động tối thiểu đến lượng đường trong máu. Rau lá xanh bao gồm rau bina và cải xoăn, là nguồn cung cấp kali, vitamin A và canxi chủ yếu từ thực vật. Chúng cũng cung cấp protein và chất xơ. Tăng cường ăn cá, vì cá chứa acid béo Omega - 3.
Đậu là một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chúng là nguồn protein từ thực vật và chúng có thể thỏa mãn cơn thèm ăn, đồng thời giúp mọi người giảm lượng carbohydrate. Đậu cũng ở mức thấp trong thang GI và tốt hơn cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu so với nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác.
Khoai lang là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường, vì chúng giải phóng đường chậm hơn và không làm tăng lượng đường trong máu nhiều.
Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường nên uống các loại thức uống như: Nước ép rau củ, trà lá xoài, nước tỏi tây, nước ép củ cải, nước ép mướp đắng, nước ép bưởi, nước ép cà chua, nước ép lên men cỏ lúa mì...
Tóm lại: Tiểu đường là nguyên nhân gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe, tuy nhiên căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng được một thực đơn lành mạnh và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe là vấn đề then chốt trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường.
Na vào mùa ngọt thơm nhưng 'đại kỵ' với những người này Na là trái cây mùa hè quen thuộc ở Việt Nam và được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon lại vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, loại quả này cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của một số nhóm người nhất định dưới đây. Những người không nên ăn na Người mắc bệnh tiểu đường Na...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

Ba ngày giành giật sự sống cho người đàn ông ngộ độc Methanol

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó
Có thể bạn quan tâm

"Nổi da gà" nghe hàng nghìn người dân ca vang khúc hát bất hủ: Fanchant cỡ này, "concert quốc gia" 30/4 cỡ nào!
Nhạc việt
13:49:28 26/04/2025
'Hội đồng Bảo an châu Âu' Giải pháp mới cho khủng hoảng an ninh của EU?
Thế giới
13:47:44 26/04/2025
Phơi bày quá khứ muốn chôn vùi của nhóm nữ đại mỹ nhân
Nhạc quốc tế
13:44:55 26/04/2025
Hot: Truyền thông khui Kim Soo Hyun hẹn hò thêm 1 nữ diễn viên, đang cố bảo vệ đối phương khỏi bão drama
Sao châu á
13:31:21 26/04/2025
Hoa hậu Phạm Hương và mẹ chồng đại gia có mối quan hệ thế nào?
Sao việt
13:26:20 26/04/2025
Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ
Tin nổi bật
13:02:27 26/04/2025
Tống Tổ Nhi ghi điểm sau khi thoát lệnh cấm
Hậu trường phim
12:55:29 26/04/2025
Chi Pu diện đồ Gucci lên tạp chí Ý, liệu có thành "Bạn thân thương hiệu"?
Phong cách sao
12:10:03 26/04/2025
Giao 87.000 xe ở Việt Nam, VinFast bán được bao nhiêu ô tô tại nước ngoài?
Ôtô
12:04:01 26/04/2025
Chung khung hình cùng Hồ Ngọc Hà, Doãn Hải My bị dân mạng soi "góc kém xinh", visual không còn đỉnh như ảnh tự đăng
Sao thể thao
11:41:30 26/04/2025