Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt
Thời gian qua, để phản đối quy định bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, một số cá nhân, doanh nghiệp cho rằng, dùng muối i-ốt trên diện rộng sẽ dẫn đến những người thừa i-ốt (đặc biệt người dân sống tại vùng biển) bị các bệnh về tuyến giáp và bệnh lý khác.
Lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng đó đã gây hoang mang dư luận, dẫn đến hậu quả, nhiều người dân từ chối sử dụng muối i-ốt, gây lo ngại rất lớn về các bệnh rối loạn do thiếu i-ốt gây ra.
Liên quan đến vấn đề này, ngành y tế khẳng định, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào liên quan đến sử dụng muối tăng cường i-ốt ảnh hưởng sức khỏe. Trái lại, nếu thiếu i-ốt dẫn đến bướu cổ, suy giáp, có thể gây mệt mỏi, yếu cơ và tăng cân. Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên cẩn trọng không để bị rơi vào bẫy của doanh nghiệp “anti – i-ốt”.
Việt Nam nằm trong top 26 nước bị thiếu i-ốt
Trước ý kiến cho rằng, quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt, Bộ Y tế khẳng định đây là quan niệm sai lầm. Những lập luận đó thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các rối loạn thiếu i-ốt.
Tình trạng thiếu hụt i-ốt đang quay trở lại ở Việt Nam.
Bộ Y tế khẳng định, không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm. Tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.
Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%; thấp hơn 3 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Với kết quả này có thể khẳng định quần thể người dân Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị.
Đây là căn cứ để dự thảo sửa đổi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP không thay đổi Khoản 1 Điều 6; cần tiếp tục thực hiện muối dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm cần phải được tăng cường i-ốt.
Chưa có bằng chứng khoa học khẳng định thừa i-ốt gây ung thư tuyến giáp
Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận bệnh nhân thừa i-ốt.
Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, ở các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo. Tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300ppm là 0% (ngưỡng> 300ppm là ngưỡng có i-ốt niệu cao). Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Video đang HOT
Theo Bộ Y tế, bản thân thiếu i-ốt gây ra các bệnh về tuyến giáp cũng được xếp vào hậu quả của thiếu i-ốt, đây là đánh giá xếp loại của WHO.
Theo WHO, tại những vùng thiếu i-ốt nặng sẽ gây ra tăng tỷ lệ cường giáp trên những nhân tuyến giáp tự miễn. Sau 5 – 10 năm bổ sung i-ốt thường xuyên, thì tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu i-ốt.
Cường giáp là bệnh tự miễn, điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp là chủ yếu. Nếu điều trị nội khoa thất bại hoặc yếu tố miễn dịch vẫn còn cao sau thời gian dài điều trị nội khoa thì nên lựa chọn phẫu thuật hoặc điều trị xạ.
Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp nhất của hệ nội tiết, đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Theo số liệu GLOBOCAN (dữ liệu ung thư toàn cầu) năm 2020 của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC), ung thư tuyến giáp đứng hàng 11 về số ca mắc mới ung thư, chiếm 3% trong tổng số ca mắc mới của tất cả các loại ung thư.
Tại Việt Nam, theo số liệu của GLOBOCAN năm 2020, tương tự tình hình trên thế giới, ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 về số ca mắc mới, đứng thứ 6 ở nữ giới về tỷ lệ mắc mới trong tất các loại ung thư, gấp 4 lần so với nam giới.
Theo lý giải của Bộ Y tế, nguyên nhân ung thư này tăng do sự phát triển phát triển kỹ thuật và ý thức của người dân khám phát hiện sớm. Chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp.
Trước một số ý kiến cho rằng, thực phẩm bổ sung i-ốt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gia tăng bệnh ung thư tuyến giáp, Bộ Y tế cho biết, 8 năm gần đây, cơ quan y tế chưa nhận được bằng chứng khoa học liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị sản phẩm hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
Do đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khỏe khuyến cáo mạnh mẽ, Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Nghị định số 09/2016/NĐ-CP.
Trước đó, lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i-ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy, việc sử dụng muối i-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng thì sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong Nghị định.
Bị bướu cổ nên ăn gì, kiêng gì?
Bướu cổ thường do ăn uống thiếu i-ốt gây nên, vì thế muối i-ốt cần dùng đủ thường xuyên và bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng i-ốt cao như hải sản, sò, ngao...
1. Vai trò quan trọng của i-ốt
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, i-ốt là một vi chất tự nhiên, là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin là một hormone tuyến giáp. Hormone thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng.
Khi thiếu i-ốt, việc sản xuất thyroxin bị giảm sút, tuyến giáp phải hoạt động bù dưới sự kích thích của hormone tuyến yên nên phì to dần.
Nếu thiếu i-ốt quá trầm trọng thì có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Vấn đề nghiêm trọng nhất của thiếu i-ốt là ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thiếu i-ốt có thể gây khiếm khuyết trí não cho trẻ em. Chế độ ăn của người mẹ nghèo i-ốt trong thời gian có thai sẽ ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ của đứa con sau này. Ở những vùng có tỷ lệ bướu cổ cao, ngoài một số trẻ bị thiểu năng trí tuệ do thiếu i-ốt còn có trẻ có khả năng phát triển trí tuệ kém.
Bên cạnh khuyến nghị sử dụng muối i-ốt là biện pháp hữu hiệu nhất phòng chống thiếu i-ốt của Viện Dinh dưỡng, người bệnh bướu cổ cần chú ý tới những thực phẩm có lợi và bất lợi cho tình trạng bệnh lý của mình.
2. Những thực phẩm người mắc bệnh bướu cổ nên tiêu thụ
Hải sản giàu i-ốt
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ là sự thiếu hụt lượng i-ốt cần thiết. I-ốt là nguyên liệu chính để sản xuất hormone tuyến giáp. Khi cơ thể thiếu i-ốt, tuyến giáp sẽ hoạt động nhiều hơn để tổng hợp nội tiết tố giáp trạng, làm phình tuyến giáp và dẫn đến bướu cổ.
Bệnh bướu cổ thường đi kèm với tình trạng thiếu i-ốt hoặc thừa i-ốt. Bướu cổ sẽ đè nén khi quản, thực quản gây ra tình trạng khó thở, khó nuốt cho người bệnh. Vì vậy, việc cung cấp i-ốt hàng ngày cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng.
Chế độ ăn giúp cân bằng lượng i-ốt cần thiết cho tuyến giáp hoạt động bình thường. Hải sản là loại thực phẩm cung cấp i-ốt tự nhiên rất tuyệt vời. Các loại hải sản như tôm, cua, ngao. sò, hến,... vừa chế biến thành nhiều món ăn ngon và cũng là nguồn cung i-ốt dồi dào.
Chế độ ăn giúp cân bằng lượng i-ốt cần thiết cho tuyến giáp hoạt động bình thường.
Theo TS.BS Bùi Khắc Hậu, Đại học Y Hà Nội, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ iod cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu i-ốt như cá biển. Sử dụng muối i-ốt trong các chế biến thức ăn hàng ngày là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu i-ốt.
Cá biển
Vitamin A là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với người bệnh bướu cổ. Thiếu Vitamin A sẽ làm chức năng tổng hợp hormone ở tuyến giáp bị rối loạn, lâu dài sẽ gây ra bệnh bướu cổ. Cá biển là một trong những nguồn cung cấp vitamin A phong phú.
Rau củ quả
Rau củ quả luôn là nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe vì không những giàu vitamin mà còn giàu chất xơ, ít chất béo. Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin A an toàn và không gây ra tác dụng phụ.
Sữa chua
Sữa chua cung cấp canxi và i-ốt dồi dào, tốt cho bệnh nhân bướu cổ.
Các loại sữa chua thường chứa một hàm lượng lớn thành phần canxi và i-ốt. Trong khi đó bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ rất cần bổ sung i-ốt để ngăn tình tuyến giáp bị phì đại thêm.
Bên cạnh đó, sữa chua còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích cảm giác thèm ăn. Để sữa chua phát huy tác dụng tốt hơn, nên dùng vào bữa trưa và buổi tối. Người bệnh bướu cổ có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm làm từ sữa chua khác nhau như phomai, sữa chua, kem... những món ăn này vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Khoai tây tốt cho người bướu cổ
Ít người biết rằng khoai tây là một trong những loại rau củ chứa nhiều i-ốt nhất. Trong khoai tây có chứa lượng lớn i-ốt và để tận dụng được hết chất này nên ăn cả vỏ. Người bệnh có thể làm các món ăn khác nhau từ khoai tây như chiên, xào nấu tùy sở thích của mình. Để mang đến kết quả tốt nhất, người bệnh bướu cổ cần ăn khoảng 300g khoai tây mỗi ngày.
Trong khoai tây có chứa lượng lớn i-ốt rất tốt cho người bệnh bướu cổ.
Rong biển
Rong biển là thực phẩm có nguồn gốc từ biển chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe con người như i-ốt, acid alginic, alginat, chất béo, chất đường, canxi, phốt pho,... Trong Đông y, rong biển được sử dụng như một phương thuốc quý có tác dụng tiêu đơn, lợi thủy, làm mềm khối u rắn, tiết nhiệt... Nên chúng hoàn toàn phù hợp với những bệnh nhân mắc bướu cổ.
Rong biển có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung i-ốt cho tuyến giáp và hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp. Loại thực phẩm từ biển này giúp điều hòa hormon tuyến giáp và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
3. Những thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh bướu cổ
3.1. Người bệnh bướu cổ nên hạn chế ăn rau họ cải
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, cải , bắp cải có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate. Khi các hợp chất này bị phá vỡ sẽ sinh ra isothiocyanates. Isothiocyanates lấy đi i-ốt mà tuyến giáp cần, đồng thời ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Đặc biệt, trong bắp cải trắng còn chứa goitrin - hợp chất gây bất lợi cho bệnh bướu cổ.
3.2. Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Những thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối, không tốt cho sức khỏe tổng thể và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bướu cổ.
3.3. Các loại hạt có hàm lượng acid phytic cao
Các loại hạt điều, hạt óc chó, hạt bí... có thể làm giảm khả năng hấp thu i-ốt của cơ thể, vì vậy người mắc bệnh bướu cổ nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ những loại hạt này.
Chế độ ăn cho người bệnh bướu cổ Khi bị bướu cổ, việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh. Bướu cổ, tình trạng phì đại tuyến giáp, là một tình trạng tương đối phổ biến có thể do thiếu hoặc thừa i-ốt. Mặc dù bản thân bệnh bướu cổ thường là lành tính và...