Người có tải lượng virus HIV cao vẫn là mối lo hàng đầu
Mục tiêu hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 tại TP.HCM cho đến nay cơ bản đã tiệm cận. Mặc dù vậy, để đạt mục tiêu này vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, bởi hiện nay số người nhiễm HIV có tải lượng virus cao vẫn đang là mối lo ngại lớn.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM thực hiện lấy mẫu xét nghiệm HIV
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết: Hiện số người nhiễm HIV mới hằng năm được phát hiện khoảng 5.500 người, trong đó có hơn 3.000 trường hợp thường trú tại thành phố, khoảng 22% được chẩn đoán nhiễm HIV mới nên có thể đang có tải lượng virus cao.
Nhiều trường hợp không biết mình bị nhiễm HIV nên vẫn tiếp tục có hành vi lây nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích, trở thành nguồn lây nhiễm HIV cấp F0 cho cộng đồng chiếm khoảng 30% người nhiễm HIV mới hiện nay. Ngoài ra, nhóm quan hệ tình dục đồng giới cũng là nguồn lây nhiễm cấp tính trong cộng đồng. Đặc biệt, các bệnh nhân thuộc nhóm này có tải lượng virus trên 1000 copies/ml.
Theo BSCKII Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm HCDC TP.HCM, hiện nay Thành phố đã kiểm soát được đại dịch AIDS. Với mục tiêu 90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV (ARV); và 90% số người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế thì chúng ta đã đạt được tỷ lệ là 88-89-98. Con số này đã tiệm cận với mục tiêu 90-90-90 đề ra. Mặc dù còn khoảng cách rất nhỏ chỉ vài phần trăm, song đây thực sự là khó khăn và thách thức đối với ngành y tế thành phố.
Lý giải điều này, BSCKII Nguyễn Trí Dũng cho rằng: Trong tổng số 5.000 ca nhiễm HIV mới chưa được phát hiện trong cộng đồng hiện nay, 30% là người có tải lượng virus rất cao. Đây chính là nguồn lây nhiễm khiến cho dịch lây lan và khó kiểm soát. Do đó, hiện nay chiến lược kiểm soát, kết thúc đại dịch HIV/AIDS cũng giống như kiểm soát dịch bệnh Covid-19, là nhanh chóng tìm ra người nhiễm HIV để truy dấu vết những người có nguy cơ lây nhiễm cao đưa vào xét nghiệm, điều trị nhằm ngăn chặn chuỗi lây nhiễm. Bởi nếu không can thiệp đúng đối tượng, chúng ta sẽ rất khó kiểm soát được dịch. Tuy nhiên thực tế chúng ta rất khó tiếp cận với nhóm đối tượng này.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo Trung tâm HCDC TP.HCM, hiện tỷ lệ người nhiễm HIV trong các nhóm quan hệ tình dục đồng giới và nhóm chuyển giới có xu hướng gia tăng, người nhiễm HIV cũng tập trung ở nhóm này. Mặt khác tình trạng sử dụng ma túy vẫn còn phức tạp, tệ nạn mại dâm vẫn tiếp tục phát triển và có nhiều biến tướng…
Trước thực trạng trên, BSCKII Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh, chúng ta cần tăng cường việc truy vết tất cả những người nhiễm mới, giúp họ biết được tình trạng của mình và được điều trị hiệu quả. Chính vì vậy, để hướng đến mục tiêu 95-95-95 vào năm 2025 và kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, TP.HCM sẽ tập trung triển khai thực hiện bốn mục tiêu chính.
Thứ nhất là tiếp tục mở rộng chiến lược điều trị dự phòng và điều trị ARV. Thứ hai tăng cường phát hiện các ca nhiễm mới thông qua xét nghiệm, đa dạng hóa hình thức truyền thông, tiếp cận, tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng… Thứ 3 là kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV cấp và cuối cùng là thực hiện liên kết vùng phải được triển khai đồng bộ để hướng đến kết thúc đại dịch AIDS.
Phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam: Thành quả 30 năm nhìn lại
Sáng nay (1/12), Bộ Y tế tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS và tổng kết 30 năm công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
Hình minh họa.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020, Việt Nam tập trung vào chủ đề: "30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam".
Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990, đến năm 2020 Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS. Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cho giai đoạn tới trong đó có mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 .
Do vậy Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2030 là một dấu mốc quan trọng để Việt Nam cùng các đối tác nhìn lại các thành quả mà chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được trong suốt 30 năm qua, những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam đã đạt được. Những kết quả đã đạt được trong suốt 30 năm qua trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, những bài học kinh nghiệm và Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là những cơ hội chấm dứt dịch bệnh AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.
Trong 30 năm qua, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng sớm được ban hành, cập nhật, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS. Có thể kể đến một số thành quả nổi bật như:
Tổ chức mạng lưới phòng, chống AIDS phát triển, thay đổi phù hợp và đáp ứng tốt các nhiệm vụ theo từng thời kỳ.
Hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV ngày càng đa dạng và hiệu quả. Đồng thời với việc tiếp tục triển khai cung cấp bơm kim tiêm miễn phí tại 52 tỉnh, phát bao cao su miễn phí tại 55 tỉnh, điều thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở 63 tỉnh/thành phố cho hơn 52.000 bệnh nhân. 3 năm gần đây, đã triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho hơn 13.000 người.
Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV được triển khai đa dạng, đảm bảo tính sẵn có và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Hiện tại, có hơn 1.200 phòng xét nghiệm sàng lọc, bao phủ 100% tuyến huyện. Có 170 phòng xét nghiệm khẳng định HIV, bao phủ 100% tỉnh/thành phố. Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện, hết năm 2018 đã có 55 phòng xét nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện. Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng 3 test nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.
Điều trị ARV ngày càng được mở rộng, đạt chất lượng hàng đầu thế giới. Hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng nhanh chóng để mở rộng độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài.
Số lượng BN được điều trị tăng nhanh qua các năm: Đến 30/9/2020, đang điều trị cho 150.984 bệnh nhân HIV (76% số người biết tình trạng nhiễm HIV của mình được tiếp cận với chương trình điều trị ARV) tại 446 cơ sở điều trị và 652 cơ sở cấp phát thuốc.
Nhiều mô hình điều trị đã được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả điều trị như mô hình kết hợp vừa điều trị thuốc kháng HIV, vừa điều trị MMT, điều trị phối hợp Lao/HIV, xét nghiệm và điều trị, cung cấp các can thiệp dự phòng tại CSĐT HIV; Mô hình Treatment 2.0; Điều trị nhanh, điều trị trong ngày và cấp phát thuốc nhiều tháng; Mô hình điều trị cho cặp bạn tình dị nhiễm.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao. Số trẻ em nhiễm HIV do lây truyền HIV từ mẹ có xu hướng liên tục giảm từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở những trẻ được điều trị dự phòng bằng ARV trong 4 năm gần đây đều dưới 2,5%
Một kết quả quan trọng nữa là Việt Nam đã giảm số nhiễm HIV mới, tử vong. Tình hình HIVAIDS giảm nhanh, ngày càng được kiểm soát tốt, đạt được các chỉ tiêu được giao; được cộng đồng quốc tế đánh gia là điểm sáng về phòng, chống HIVAIDS
Nước ta hiện duy trì tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0.3% theo như mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện mới từng năm có xu hướng giảm từ năm 2007 đến nay. Trong giai đoạn 2005 đến 2007, trung bình phát hiện mới được hơn 28.000 trường hợp nhiễm HIV một năm. Giai đoạn 2008 đến 2012, trung bình phát hiện mới được hơn 17.000 trường hợp nhiễm HIV trong một năm và từ 2012 đến nay, trung bình mỗi năm phát hiện mới 10.000 trường hợp nhiễm HIV
Theo báo cáo của UNAIDS, trong khu vực, Việt Nam là nước có số ước tính ca nhiễm mới HIV năm 2018 giảm lớn nhất (64%) so với năm 2010. Số ca nhiễm mới HIV của Việt Nam năm 2018 chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số ca nhiễm mới HIV ước tính cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Kết quả trên cho thấy việc triển khai tích cực và hiệu quả chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian qua đã giúp giảm rõ rệt số nhiễm mới HIV. Ngoài ra, chương trình cũng đã làm giảm rõ rệt số tử vong và dự phòng số trường hợp nhiễm mới HIV. Kết quả ước tính cho thấy, trong giai đoạn từ 2001 đến 2018, chương trình đã dự phòng nhiễm mới HIV được cho hơn 460.000 người, giảm tử vong được cho hơn 200.000 người.
Nghệ An có gần 6 nghìn người nhiễm HIV Tỉnh Nghệ An hiện đứng thứ 6 cả nước về số người nhiễm HIV. Địa phương này cũng đã ghi nhận 4.245 người tử vong trong số 10.094 người vì căn bệnh thế kỷ gây ra. Lấy mẫu xét nghiệm người nghi nhiễm HIV. Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào năm 1990, đến nay, Việt Nam đã...