Người Bình Định có món tré là đặc sản, bạn cũng có thể tự làm tré chuẩn ngon không thua gì người Bình Định!
Mỗi lần về Bình Định quê chồng là tôi lại mê mẩn với món tré Bình Định, có lẽ chính vì thế nên khi thấy chị chồng rủ làm tré là tôi hào hứng đồng ý ngay để “học nghề”, lúc nào muốn ăn là tự làm được ngay!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm tré Bình Định:
Thịt ba chỉ, da heo, tai heo: 500gr
Nước mắm: 1 muỗng canh
Tiêu: 2 thìa cafe
Bột ngọt: 2 thìa cafe
Đường: 2 thìa cafe
Hạt nêm: 2 thìa cafe
Mè trắng, thính gạo, tỏi, ớt, riềng, lá ổi, rơm hoặc màng bọc thực phẩm.
Thịt heo mua về rửa sạch qua nước muối. Nấu nồi nước sôi trụng sơ qua thịt (như nhà mình không ăn đc thịt sống nên luộc chín hẳn). Sau khi luộc xong vớt ra trụng vào thau nước sôi để nguội để thịt có độ giòn. Khi thịt nguội vớt ra cho ráo nước rồi để ngăn mát 30′ để thịt săn lại.
Thái thịt thật mỏng và nhỏ, tỏi bóc vỏ rồi một nửa băm nhỏ, một nửa thái lát mỏng.
Riêng một nửa giã nhuyễn hoặc xay cho thơm, phần còn lại thái sợi thật nhỏ, ớt một nửa băm nhuyễn, một nửa thái lát.
Thịt sau khi thái xong cho vào thau to hoặc nồi để trộn, lần lượt cho từ từ mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, tỏi, ớt, riềng, mè trắng, thính gạo vào trộn đều cho ngấm gia vị. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình bạn. Gia giảm gia vị theo ý là được.
Sau đó chuẩn bị bước gói tré:
Lá ổi hái về rửa sạch lau khô, cắt 1 miếng màng bọc thực phẩm lót trên 1 cái đĩa sau đó đặt 2 lá ổi lên, 1 lá ngang, 1 lá dọc, phần trơn của lá úp xuống, cho tré vào cẩn thận khéo léo gói lại sao cho vuông hoặc tròn tùy ý. Màng bọc thực phẩm sẽ giúp tré kín hơi gió, làm tré không bị hư và nhanh lên men hơn.
Mình không có rơm nên mình dùng màng bọc thực phẩm để quấn, còn nhà bạn nào có rơm thì quấn thêm rơm bên ngoài nữa nhé. Sau 2 ngày tré lên men ăn rất ngon, tré được quấn với lá sung hoặc lá đinh lăng, chấm mắm tỏi ớt chua ngọt rất ngon, ăn hoài không chán luôn đó!
Lưu ý: Nếu mới làm xong muốn ăn ngay bạn nặn chanh vào trộn đều là được nhé!
Theo Afamily,vn
Bình Định nổi tiếng với món bún nào?
Nhắc đến Bình Định thì không thể không nhắc đến các món đặc sản là đặc trưng tại đây.
Video đang HOT
Món bún nổi tiếng của Bình Định
Hỏi:
Bình Định nổi tiếng với món bún nào?
A. Bún măng vịt Quy Nhơn
B. Bún tôm càng xanh Quy Nhơn
C. Bún chả cá Quy Nhơn
D. Bún chả gà Quy Nhơn
Đáp án:
C. Bún chả cá Quy Nhơn
Bún chả cá là món ăn du khách nhất định phải thử khi đến thành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp của tỉnh Bình Định. Chả cá được làm từ các loại cá biển tươi, thường là cá thu. Người ta nạo nhuyễn thịt cá, nêm gia vị vừa ăn rồi quết chả đến khi đạt độ dai ưng ý, sau đó đem hấp hoặc chiên. Nước dùng cho bún chả cá cũng là một yếu tố quan trọng của món ăn, thường được ninh bằng xương cá, đầu cá... để có vị ngọt thanh tự nhiên.
Bún chả cá Quy Nhơn (Ảnh: Du lịch).
Món tré đặc sản ở Bình Định
Hỏi:
Món tré là đặc sản làm từ thịt gì ở Bình Định?
A. Thịt dê
B. Thịt bê
C. Thịt gà
D. Thịt heo
Đáp án:
D. Thịt heo
Nhắc đến đặc sản Bình Định, người ta không thể quên món tré độc đáo. Tré thường được chế biến từ thịt đầu heo như mũi heo, tai heo, bì... thái mỏng trộn đều với thính, riềng, ớt, tỏi, mè... để lên men tự nhiên. Bên cạnh hương vị đặc biệt, tré Bình Định còn có vẻ ngoài ấn tượng vì được kỳ công, khéo léo bọc lớp vỏ rơm như những cán chổi nhỏ, thuôn hai đầu, treo thành chùm lủng lẳng.
Hỏi:
Tại Bình Định, bạn có thể thưởng thức sự kết hợp món ăn độc đáo nào sau đây?
A. Bánh hỏi lòng heo - cháo lòng
B. Bánh canh lòng heo - cháo lòng
C. Bánh phở lòng heo - cháo lòng
D. Bánh bèo lòng heo - cháo lòng
Đáp án:
A. Bánh hỏi lòng heo - cháo lòng
Bánh hỏi lòng heo là món ăn phổ biến ở Bình Định, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bánh hỏi Diêu Trì ở huyện Tuy Phước. Món ăn giản đơn này chỉ gồm bánh hỏi làm từ bột gạo cùng đủ loại lòng heo thái miếng vừa ăn, dùng chung với rau sống, nước mắm pha... Bên cạnh đó, khác một số nơi, người Bình Định thường ăn kèm bánh hỏi lòng heo với cháo lòng nấu loãng, ấm nóng, có thêm huyết và rắc chút hành, tiêu... dậy mùi thơm hấp dẫn.
Bánh hỏi lòng heo - cháo lòng (Ảnh: Yan).
Nhãn hiệu nem chả nổi tiếng Bình Định
Hỏi:
Bình Định nổi tiếng với nhãn hiệu nem chả nào?
A. Nem chả chợ Gạo
B. Nem chả chợ Huyện
C. Nem chả chợ Phường
D. Nem chả chợ Lách
Đáp án:
B. Nem chả chợ Huyện
Nem chả chợ Huyện từ lâu là một đặc sản nổi tiếng của Bình Định, đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ chứng nhận nhãn hiệu. Nguyên liệu chính để làm nem, chả là thịt nạc heo tươi được chế biến, nêm gia vị theo bí quyết riêng. Riêng với nem, người ta thường dùng lá ổi để gói lớp trong và lá chuối bọc ngoài. Nem chả chợ Huyện của Bình Định giòn dai tự nhiên, hương vị đậm đà, có được nét riêng so với một số nhãn hiệu nem chả nổi tiếng khác trong cả nước.
Nem chả chợ Huyện (Ảnh: Du lịch).
Hỏi:
Địa danh Mỹ Cang ở huyện Tuy Phước, Bình Định thường được nhắc đến với món ngon nào sau đây?
A. Bánh đập
B. Bánh khó
C. Bánh xèo
D. Bánh bèo
Đáp án:
C. Bánh xèo
Bánh xèo Mỹ Cang là một trong những món ngon có tiếng của Bình Định. Còn gọi là bánh xèo tôm nhảy, thành phần không thể thiếu của món ăn này là những con tôm tươi sống, còn nhảy tanh tách được rải đều, rải dày làm nhân bánh. Người dân thường ăn kèm bánh xèo Mỹ Cang với bánh tráng gạo địa phương, cuốn thêm rau sống, một ít xoài, dưa leo thái mỏng... chấm nước mắm cốt pha ớt, tỏi, chanh, đường... bắt vị.
Hỏi:
Bình Định còn có một đặc sản với tên lạ nào?
A. Bánh ít lá gai
B. Bánh nhiều lá gai
C. Bánh không lá gai
D. Bánh không nhân
Đáp án:
A. Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai là đặc sản du khách không nên bỏ qua khi đến Bình Định. Nguyên liệu làm bánh cần có lá gai, nếp, đường, dừa, đậu xanh... Trong đó, lá gai chính là thành phần tạo nên màu đen đặc trưng của vỏ bánh. Sau công đoạn làm vỏ bánh và nhân bánh, người ta sẽ gói bánh thành hình chóp nón đáy vuông, sắc cạnh đẹp mắt. Bánh ít lá gai Bình Định thơm, dẻo mịn, vị ngọt, bùi, hơi đắng nhẹ... hấp dẫn.
Bánh ít lá gai (Ảnh: Du lịch).
Đặc sản nức tiếng của đất Tam Quan, Bình Định
Hỏi:
Loại bánh nào sau đây là một đặc sản nức tiếng của đất Tam Quan, Bình Định?
A. Bánh đỏ
B. Bánh đen
C. Bánh trắng
D. Bánh hồng
Đáp án:
D. Bánh hồng
Bánh hồng Tam Quan là đặc sản không thể không nhắc đến ở "đất võ" Bình Định. Nguyên liệu chính để làm bánh hồng là nếp ngự, dừa, đường, bột nếp khô áo ngoài... Bánh hồng thường có màu trắng đục, song cũng có khi người ta thêm ít màu thực phẩm như hồng, xanh lá vào bánh. Khi ăn, bánh hồng được cắt thành từng miếng nhỏ, thường là hình thoi hay tam giác đẹp mắt.
Bánh hồng (Ảnh: Yan).
Theo thoidai.com.vn
Cầm 50.000 đồng ăn được gì ở Quy Nhơn? Quy Nhơn (Bình Định) thu hút du khách không chỉ với cảnh quan tuyệt mỹ mà còn bởi ẩm thực siêu rẻ. Chỉ với 50.000 đồng, du khách có thể thưởng thức nhiều đặc sản tại vùng đất này. Một trong những món ăn bạn nên thử khi du lịch đến thành phố biển Quy Nhơn là nem chua nướng. Nem chua nơi...