Người bị bệnh loãng máu nên ăn gì?
Căn bệnh máu khó đông (loãng máu) là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng xuất hiện nhiều trong cộng đồng. Vậy người bị bệnh máu khó đông nên ăn gì trong thực đơn hằng ngày.
Các loại thực phẩm như chuối, khoai lang, đậu đen, bí đỏ, quả bơ, lựu, sữa, nước dừa, rau chân vịt,… sẽ giúp bổ sung thêm lượng kali trong máu giúp giảm thiểu được tình trạng mất máu nhiều trong trường hợp bệnh nhân máu khó đông bị vết thương hở.
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D là cần thiết cho những người bị bệnh máu loãng. Vì thế, bạn nên sử dụng sữa, đậu nành, cá hồi, lòng đỏ trứng… trong thực đơn ăn hằng ngày.
Sắt là dưỡng chất thiết yếu cho việc thúc đẩy việc sản xuất và hình thành các tế bào hồng cầu và hemoglobin. Những loại thực phẩm giàu dưỡng chất sắt là thịt đỏ, gan động vật, cá, đậu, các loại hạt, rau bina, bông cải xanh,…
Chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh và tốt hơn, giúp bổ sung đủ dưỡng chất để hình thành các tế bào hồng cầu trong máu, giảm thiểu được tình trạng máu khó đông ở người bị máu loãng.
Ảnh minh họa thực phẩm cho người máu loãng. Ảnh: BoldSky
Sữa ít béo là một loại đồ uống dinh dưỡng mà người bị bệnh máu khó đông nên bổ sung. Có thể dùng các loại sữa hạt, sữa óc chó thay thế.
Các loại hạt, đậu, ngũ cốc chứa nhiều dưỡng chất, canxi, sắt…. đây là những chất cần thiết cho sự hình thành hồng cầu trong máu, điều này giúp ổn định đường huyết của người bị mắc chứng bệnh máu khó đông.
Video đang HOT
Bên cạnh đó để phát hiện được nguy cơ bệnh khó đông sớm để có liệu trình điều trị phù hợp bạn nên sử dụng các gói kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Các loại rau tốt cho bà bầu rất giàu dinh dưỡng, con khỏe từ trong bụng mẹ
Việc lựa chọn các loại rau tốt cho bà bầu vừa cân bằng chế độ ăn vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn thai nhi là điều vô cùng quan trọng.
Dinh dưỡng thai kỳ luôn được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Nhiều người thường quan niệm rằng, khi mang thai, mẹ bầu cần phải được bổ sung đầy đủ bằng những món ăn giàu dinh dưỡng nhất như móng giò, chim câu, tổ yến...
Lựa chọn các loại rau bà bầu nên ăn sẽ giúp cung cấp và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Tuy vậy, có thể mẹ chưa biết những loại rau tốt cho bà bầu quen thuộc vừa rẻ lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, rất hữu ích đối với mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Sau đây, Eva giới thiệu một số các loại rau tốt cho bà bầu dễ tìm, rất rẻ và giàu dinh dưỡng:
1. Bắp cải
Bắp cải được coi là thực phẩm hàng đầu trong những loại rau bà bầu nên ăn trong thai kỳ. Trong rau bắp cải rất giàu vitamin A, vitamin E, vitamin K, kẽm và magie...rất tốt đối với sự phát triển tổng thể của thai nhi.
2. Đậu
Đậu được xếp vào các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu bởi rất giàu dưỡng chất quan trọng đối với quá trình mang thai. Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen...có chứa hàm lượng vitamin K lớn rất quan trọng đối với sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương, sức khỏe xương và cơ bắp thai nhi.
Dinh dưỡng thai kỳ luôn được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu được nhiều mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
3. Rau chân vịt
Thành phần trong giàu chân vịt rất giàu khoáng chất như magie, kẽm, canxi, kali, vitamin A, vitamin B2 và nhiều vitamin thiết yếu khác. Rau chân vịt mang đến rất nhiều công dụng như ngăn đục thủy tinh, giúp hệ thần kinh thai nhi phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa và xương khớp của bà bầu.
4. Rau cần
Trong rau cần có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin B, C, carotene, axit nicotinic, phốt pho, sắt, chất xơ... Những chất này mang đến tác dụng làm thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, mát máu và giảm huyết áp.
Một số các loại rau tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
5. Rau mồng tơi
Một trong những loại rau tốt cho bà bầu là rau mồng tơi, loại rau này giúp bà bầu giảm lượng cholesterol, hỗ trợ kiểm soát cân nặng của mình. Đặc biệt, trong rau mồng tơi còn có chứa một loại chất nhầy mang đến tác dụng nhuận tràng, hạn chế táo bón hiệu quả.
6. Rau rền
Theo các chuyên gia, rau dền nằm trong danh sách các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu bởi có chứa rất nhiều lipid, protid, canxi, glucid cùng nhiều vitamin khác... Công dụng chính của loại rau này là giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, làm mát giúp phụ nữ mang thai cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ốm nghén. Đặc biệt, rau dền còn là loại rau rất dễ ăn, chế biến đơn giản, tiêu hóa nhanh.
Ăn nhiều rau sẽ giúp bà bầu bổ sung nhiều vitamin. (Ảnh minh họa)
7. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh (bông cải xanh) có chứa hàm lượng axit folic cao, nhiều sắt... Cả 2 chất này đều có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
8. Măng tây
Măng tây là loại rau có hàm lượng axit folic, vitamin D, vitamin K... Các chất này đều có tác dụng giúp thai nhi phát triển toàn diện, ổn định hơn. Mỗi ngày, bà bầu nên ăn một bát măng tây để giúp cung cấp đủ vitamin K cần thiết dành cho cơ thể, làm giảm tình trạng dị tật của trẻ ở ống thần kinh.
Rước cả tá bệnh vào người nếu cứ dùng những món ăn thừa, nấu đi nấu lại nhiều lần này Không muốn bị ốm bạn đừng dại ăn lại những thức ăn thừa dưới đây. 1. Trứng Theo Tiến sĩ Kantha Shelke, đa số trứng chứa vi khuẩn salmonella. Kể cả khi trứng đã nấu nhưng nếu không chín kỹ sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn. Để trứng ở nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn đó sinh...