Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu bữa trong ngày?
Chúng ta thường được khuyên rằng nên ăn ba bữa mỗi ngày, nhưng đó có phải là kế hoạch bữa ăn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường?
Đối với bệnh nhân tiểu đường, một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất là kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường giảm mạnh thường dẫn đến co giật và tổn thương hệ thần kinh. Để tránh những biến chứng như vậy, họ cần lập một kế hoạch bữa ăn một cách chiến lược để duy trì số lượng ăn trong suốt cả ngày.
Với một người bình thường, chế độ ăn ngày ba bữa là rất quan trọng để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động tốt. Nhưng đối với một người mắc bệnh tiểu đường, chỉ ba bữa ăn lớn mỗi ngày liệu có tốt?
Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ ra nhiều bữa ăn trong ngày thay vì ăn 2 – 3 bữa một ngày. Ảnh: NHẬT LINH
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nếu họ thường xuyên ăn các bữa nhỏ trong ngày. Ăn nhiều trong cùng một lúc sẽ làm tăng đáng kể lượng đường trong máu, ngay cả khi họ đang dùng thuốc. Những người mắc bệnh tiểu đường phải chia đều lượng carbohydrate và glucose của họ trong ngày, thay vì ăn một lượng lớn trong cùng một lúc.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes & Metabolism, tiêu thụ các bữa ăn nhỏ và thường xuyên là một lựa chọn tốt hơn nhiều cho những người bị bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Các bữa ăn nhỏ hơn giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Nó giúp tránh sự thay đổi lớn hơn về đường huyết, vấn đề này thường gặp ở những người chỉ ăn 2 – 3 bữa một ngày. Bên cạnh đó, chia những bữa ăn nhỏ giúp bạn no lâu hơn và ngăn bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh.
Nếu bạn là người đang cố gắng giảm cân thì ăn nhiều bữa nhỏ có thể không phải là ý kiến hay vì sẽ khiến bạn dễ dàng ăn nhiều calo hơn. Bạn cần phải khá thận trọng trong trường hợp này.
Nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng hơn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây, rau, sữa không béo hoặc ít béo và thịt nạc. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn là tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người bị bệnh tiểu đường.
Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào, đặc biệt là bữa sáng vì bữa ăn đầu tiên trong ngày giúp khởi động quá trình trao đổi chất và khiến bạn ít có khả năng ăn quá nhiều sau đó. Tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống phù hợp, theo The Times of India.
5 điều người bị tiểu đường cần làm trong mùa Đông
Bệnh tiểu đường thường khó kiểm soát hơn khi vào mùa Đông, đặc biệt việc chế độ ăn uống thay đổi cũng khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
Luôn giữ ấm bàn tay
Ảnh minh họa
Bàn tay là nơi tiếp xúc với các đồ vật và nhiệt độ thấp của thời tiết nhiều nhất chính vì vậy đây cũng là bộ phận cần lưu ý nhất. Khi kiểm tra đường huyết vào mùa đông, bạn nên tránh để tay quá lạnh, tốt nhất nên duy trì cho bàn tay ấm, nếu bàn tay cóng tốt nhất nên làm ấm dần, như vậy chỉ số đo được mới chính xác.
Nếu bạn ở ngoài trời lâu các đầu ngón tay thường đỏ hoặc rát gây ngứa, việc này cũng không tiện cho quá trình đo đường huyết.
Chú ý đến đôi bàn chân
Ảnh minh họa
Trong mùa đông, đôi bàn chân của người bệnh tiểu đường cần nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn. Độ ẩm sẽ có xu hướng giảm xuống trong suốt mùa đông, và có thể sẽ gây ra tình trạng khô da. Do vậy, hãy kiểm tra đôi bàn chân hàng ngày, dưỡng ẩm chân ngay sau khi tắm và bảo vệ chân bằng giày/bốt khô và ấm.
Nếu chức năng tuần hoàn của bạn kém và có các bệnh lý về thần kinh ngoại biên, bạn có thể không thực sự cảm nhận được nhiệt độ lạnh thông qua bàn chân. Do vậy, nguy cơ bị loét, nhiễm trùng và hoại tử chân ở người bệnh tiểu đường trong mùa đông sẽ cao hơn.
Không bỏ bữa để giảm calo
Ảnh minh họa
Không nên bỏ bữa để giảm hấp thu calo vì bỏ bữa thường dẫn tới ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Do đó, bạn nên duy trì tần suất và giờ giấc của các bữa ăn. Nếu không đói vào bữa tối, bạn có thể giảm phần ăn hoặc ăn chút trái cây để để phòng thèm ăn vào ban đêm. Nhớ là bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh...
Tập luyện thường xuyên
Ảnh minh họa
Chỉ cần những hoạt động đơn giản như làm vườn, leo cầu thang, hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo. Vì vậy bạn cần duy trì tập luyện thường xuyên.
Dự phòng nhiễm trùng
Đối với bệnh tiểu đường, khi bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm đôi khi sẽ gây ra một số tác động đến sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được như cúm hay viêm phổi có thể sẽ diễn biến rất nhanh và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nhiễm xeton axit. Do vậy, với người tiểu đường, vào mùa đông chính là tránh tiếp xúc với những người bị ốm và thường xuyên rửa sạch tay để dự phòng các bệnh dễ lây nhiễm.
Uống cà phê kiểu này có thể gây hại cho bạn Nếu bạn quay cuồng vào đêm qua, hãy đảm bảo rằng bạn uống cà phê sau khi ăn sáng chứ không phải là uống trước đó. Đừng uống cà phê trước khi ăn sáng - SHUTTERSTOCK Mọi người thỉnh thoảng phải trải qua một đêm khó ngủ. Nhưng nếu điều đầu tiên bạn làm sau một đêm mất ngủ là tìm đến một...