Thỉnh thoảng tôi lại bị hạ đường huyết , xây xẩm mặt mày, phải nằm nghỉ một lúc. Tôi nên ăn uống và phòng bệnh thế nào?
Nguyễn Thị Hà (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Trước tiên, để chữa trị bệnh hiệu quả, bạn cần đi khám để biết nguyên nhân hạ đường huyết vì sao và có cách xử trí phù hợp. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa hạ đường huyết . Để phòng hạ đường huyết , người bệnh cần ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết. Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
Hơn nữa, người bệnh nên kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu. Khi xuất hiện các triệu chứng nặng của hạ đường huyết, bạn nên nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường để tránh gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Cách để tăng lượng đường trong máu nhanh chóng và an toàn
Để tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa khoảng 15 gram carbs đơn giản như đường, mật ong, nước ép trái cây...để nhanh chóng phục hồi lượng đường trong máu.
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống quá thấp và cần được phục hồi nhanh chóng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng và biến chứng như run rẩy, lú lẫn, co giật hoặc thậm chí tử vong.
Ăn một thìa đường có thể giúp tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Ảnh: NHẬT LINH
Dưới đây là những điều bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng của hạ đường huyết và những cách an toàn nhất để tăng đường huyết một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân hạ đường huyết
Thông thường, hạ đường huyết thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Evan Barnathan, bác sĩ gia đình tại Central Maine Healthcare ở Lewiston, Maine, Hoa Kỳ cho biết đây cũng có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.
Bác sĩ Barnathan cho biết, những bệnh nhân không ăn đủ ba bữa một ngày và vẫn dùng thuốc hạ đường huyết rất dễ bị hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu cũng có thể gây hạ đường huyết. Thông thường, khi bạn chưa ăn và lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone kích hoạt gan giải phóng glucose dự trữ vào máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải xử lý rượu, về cơ bản nó ngăn cản giải phóng glucose.
Các bệnh về gan, thiếu hụt hormone và nhịn đói lâu ngày cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết, theo Insider.
Các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp
Nếu lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp, bạn có thể gặp các triệu chứng ban đầu bao gồm: nhịp tim nhanh hoặc bất thường, mệt mỏi, da nhợt nhạt, run rẩy, đổ mồ hôi, cáu gắt, ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi hoặc má...
Nếu hạ đường huyết không được điều trị, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: lũ lẫn, nhìn mờ, co giật, mất ý thức.
Barnathan cho biết, nếu tình trạng hạ đường huyết không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm hôn mê và thậm chí tử vong.
Thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu
Bác sĩ Barnathan cho biết, cách nhanh nhất để tăng lượng đường trong máu là ăn hoặc uống thứ gì đó.
Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp và cần tăng cường nhanh chóng, bạn sẽ cần một thứ gì đó có chứa carbohydrate (carbs) để có thể khôi phục lại lượng đường trong máu. Nhưng bạn không nên lạm dụng nó.
Uống một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda để tăng lượng đường trong máu. Ảnh: NHẬT LINH
Tốt nhất nên ăn hoặc uống thứ gì đó có carbs đơn giản để hấp thụ nhanh chóng và dễ phân hủy. Chỉ cần nạp khoảng 15 gram carbs đơn giản là lý tưởng nhất, chẳng hạn như:
- Một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda thông thường.
- Một thìa đường.
- Một thìa mật ong hoặc xi-rô.
- Bốn hoặc năm viên kẹo cứng hoặc kẹo cao su (hãy kiểm tra nhãn để biết số lượng nên dùng).
Các bác sĩ khuyên rằng, sau khi ăn xong hãy đợi khoảng 15 phút và kiểm tra lượng đường trong máu một lần nữa trước khi ăn lại, để tránh tăng lượng đường trong máu quá nhiều.
Nếu bạn nhận thấy lượng đường trong máu của mình có thể đang giảm xuống, nhưng cơ thể vẫn chưa bị hạ đường huyết, tốt nhất là nên thêm một số chất đạm và chất béo vào hỗn hợp, như ăn một thanh protein hoặc bánh mì thịt.
Protein và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, trì hoãn sự gia tăng glucose. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm ngay sau đó. Vì lý do này, những người bị kháng insulin nên thường xuyên bổ sung protein và chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của mình, theo Insider.
Muốn ngăn ngừa ung thư, ổn định đường huyết, cả đời chỉ cần nhớ 5 chữ này trong ăn uống là đủ Ăn uống điều độ, đúng bữa không chỉ ngăn ngừa ung thư mà còn ổn định lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến sức khỏe của chúng ta. Thói quen ăn uống có hại có thể gây ra hơn 30 loại ung thư. 1/3 số bệnh nhân chết vì ung thư mỗi năm có liên quan đến...
Tin mới nhất
500.000 người Việt mắc bệnh động kinh, bác sĩ hướng dẫn xử lý cơn co giật
07:04:00 17/01/2021
Việt Nam có khoảng 500.000 người bị mắc bệnh động kinh, nhưng lại đang có nhiều người lầm tưởng rằng đây là bệnh tâm thần, bệnh di truyền và bệnh không có thuốc chữa.
Đau nhức bắp chân có phải dấu hiệu của bệnh khớp?
06:59:24 17/01/2021
Đau nhức ở bắp chân không phải là dấu hiệu của thấp khớp mà có thể là do sự ứ trệ tuần hoàn khi đứng hoặc ngồi nhiều.
4 bước để ‘gác lại âu lo’ ngay tại đây và ngay bây giờ
06:57:37 17/01/2021
Sống trong xã hội hiện đại, chúng ta có cả trăm nỗi lo âu: lo mình không được đánh giá cao, không có vị thế và tiếng nói, sợ mình không đủ tốt để được yêu thương chân thành, sợ nghèo, sợ thua kém người khác…
Trẻ mắc cúm, khi nào cần đến bệnh viện?
04:56:48 17/01/2021
Trời lạnh trẻ rất dễ bị cúm. Nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng viêm đường hô hấp nặng như: Viêm phổi, suy hô hấp...
Cách phòng tránh Covid-19 trong mùa lễ hội
01:00:47 17/01/2021
Ưu tiên sắp xếp cuộc gặp ngoài trời, hạn lượng khách dự tiệc, xếp người từ các gia đình khác nhau vào bàn riêng, rửa sạch ly, chén… sau khi dùng.
Bổ sung trái cây sấy đúng cách đem lại lợi ích cho sức khỏe
22:07:48 16/01/2021
Trong một nghiên cứu mới đây, Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins - Mỹ vừa phát hiện ra rằng bổ sung trái cây sấy khô vào chế độ ăn hàng ngày đúng cách có lợi cho sức khỏe.
Có nên dừng thuốc ức chế hệ renin-angiotensin trong bệnh thận mạn?
22:06:56 16/01/2021
Một nghiên cứu quan sát lớn của Thụy Điển cho thấy bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính (CKD) tiến triển nên tiếp tục dùng thuốc chứa chất ức chế hệ renin-angiotensin (RASi) - chất ức chế thụ thể angiotensin (ARB) hoặc chất ức chế men chuyển...
5 bước giúp bạn lựa chọn thuốc bổ mắt phù hợp
21:50:03 16/01/2021
Nhu cầu bảo vệ thị lực của mọi người ngày càng cao. Thuốc bổ mắt ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn thuốc bổ mắt tốt và phù hợp với bản thân?
Những sai lầm khi tập luyện trong mùa đông
21:45:42 16/01/2021
Một số thói quen khi tập luyện vào mùa đông có thể gây ra tác động xấu đối với cơ thể, làm giảm hiệu quả của buổi tập.
6 loại rau củ dễ gây ngộ độc nếu không chế biến đúng cách
21:42:44 16/01/2021
Các loại rau củ vốn quen thuộc, nhưng nếu không biết chế biến đúng cách, có thể dễ dàng dính độc, cần đặc biệt chú ý.
Cứu bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, sút 19kg do mắc u tụy
21:20:49 16/01/2021
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị thành công dinh dưỡng cho bệnh nhân nữ 25 tuổi bị u tụy sút 19kg.
Nên tẩy nốt ruồi bằng phương pháp nào?
21:12:32 16/01/2021
Nốt ruồi liệt vào dạng khối u lành tính và thường mọc ở lớp thượng bì và trung bì của da. Có những nốt ruồi phẳng so với bề mặt da nhưng có nốt ruồi mọc cao hơn bề mặt da.
Cắt u cho bệnh nhân 90 tuổi mắc ung thư tuyến giáp
21:08:10 16/01/2021
Bệnh nhân nữ, 90 tuổi phát hiện u vùng cổ nhiều năm nay, gần đây, khối u ở cổ to nhanh gây chèn ép vùng cổ, hạn chế vận động cột sống cổ.
Ngã khi đang ngậm muỗng kim loại, trẻ bị tổn thương họng
21:04:18 16/01/2021
Bé 32 tháng tuổi, ở Sóc Trăng khi đang uống nước và ngậm cây muỗng bằng kim loại, không may bé bị ngã khiến cây muỗng đâm vào họng gây ra máu.
Cảnh báo lồng ruột hiếm gặp ở người lớn
20:52:37 16/01/2021
Cụ ông 81 tuổi nhập viện trong tình trạng bị lồng nhiều đoạn ruột do khối u kèm theo triệu chứng chướng bụng, kém ăn.
Cẩn trọng khi phát hiện đại tiện tháo máu ồ ạt
20:47:19 16/01/2021
Anh T. nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng sốc mất máu sau khi đi tiêu ra máu đỏ tươi ồ ạt đến ngất xỉu tại nơi làm việc.
2 thanh niên TP Hà Tĩnh hiến máu cứu bệnh nhân nguy kịch
19:19:54 16/01/2021
Ngay khi biết tin có bệnh nhân nguy kịch đang cần máu tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Tĩnh, 2 thành viên CLB ngân hàng máu sống TP Hà Tĩnh đã kịp thời hiến 2 đơn vị máu cứu chữa bệnh nhân.
Thực phẩm lành mạnh giúp thanh lọc cơ thể sau kỳ nghỉ lễ
19:17:53 16/01/2021
Bổ sung một số loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe, thanh lọc cơ thể.
Những loại thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu
16:08:08 16/01/2021
Bông cải xanh, bánh mì, cà chua, hải sản,... được các chuyên gia chỉ ra rằng là những thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Quảng Ninh: Bệnh viện Sản nhi can thiệp kịp thời cho 3 bệnh nhân nhi bị tim bẩm sinh
16:06:23 16/01/2021
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã thực hiện can thiệp nong van động mạch phổi, bít dù thông liên nhĩ...cho 03 bệnh nhi mắc tim bẩm sinh.
Thực hư cách cấp cứu đột quỵ bằng châm kim đầu ngón tay
16:03:04 16/01/2021
Theo các chia sẻ trên mạng xã hội, cách làm này sẽ cứu bệnh nhân đột quỵ thay vì nhanh chóng đưa tới bệnh viện bằng xe cấp cứu.
Cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim với những bước đơn giản
15:59:45 16/01/2021
Bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong cho cả nam và nữ, theo các bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ từ căn bệnh này.
Khuyến cáo 7 NÊN và 3 KHÔNG NÊN sau khi ăn thực phẩm giàu cholesterol
15:57:39 16/01/2021
Theo giới chuyên gia, ăn một lượng lớn thực phẩm giàu cholesterol, chúng sẽ lắng đọng trong thành động mạch và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh.
Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn
15:53:03 16/01/2021
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng cứ vào dịp cuối năm (tính theo âm lịch), bệnh có xu hướng gia tăng.
Cẩn trọng khi làm đẹp đón Tết
15:50:53 16/01/2021
Gần Tết, nhu cầu làm đẹp của cả nam và nữ giới đều tăng cao, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ.
Người cao tuổi đối mặt nguy cơ suy dinh dưỡng
15:47:36 16/01/2021
Là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, dự báo đến năm 2050, người cao tuổi (NCT) sẽ chiếm 26% dân số, đưa Việt Nam trở thành quốc gia siêu già.