Ngưng thở lâu khi ngủ có ‘ngủ luôn’?
Những người ngáy to, buồn ngủ nhiều vào ban ngày, thi thoảng cảm giác nghẹt thở trong đêm có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ.
Nằm nghiêng là cách đơn giản để giảm ngáy khi ngủ – SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, Chủ tịch chi hội Ngáy và ngưng thở khi ngủ Việt Nam, cho biết: Khái niệm ngưng thở thông thường tức người bệnh không còn thở và tử vong. Còn hội chứng ngưng thở khi ngủ là do nghẹt đường thở khi ngủ. Sau một khoảng thời gian ngưng thở, ô xy trong máu sẽ giảm xuống, khiến trung tâm thở trên não phải kích hoạt, thức dậy để điều khiển hơi thở tiếp tục.
Có trường hợp tử vong khi ngủ do ngưng thở lâu
Theo bác sĩ Vinh, cũng có một số ít người tử vong trong khi ngủ do thời gian ngưng thở quá lâu. Nhưng phần lớn sẽ thức dậy kịp thời để thở. Việc thức dậy để thở có hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, người thức dậy nhưng không biết mình dậy. Với trường hợp này, giấc ngủ rất nông, chập chờn, do não phải canh chừng phổi, nếu phổi ngưng lâu quá não phải thức dậy để điều khiển.
Hãy chăm sóc giấc ngủ của bạn một cách tốt nhất – SHUTTERSTOCK
“Người ngủ không biết mình đang thức. Chỉ khi đo chất lượng giấc ngủ mới biết họ thức rất nhiều lần trong đêm”, bác sĩ Vinh nói
Video đang HOT
Trường hợp hai là nửa đêm, có khi đang ngủ thấy nghẹt thở quá, vùng dậy, ngồi dậy để thở. Đây là những trường hợp đặc biệt tương đối nặng.
Theo bác sĩ Vinh, khi ngủ không khí đi ra vào đường thở. Nếu đường thở hẹp gây ra ngáy, nếu nó nghẹt sẽ gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ, diễn ra trong thời gian ngắn, người bệnh có thể cảm nhận được hoặc không.
Dấu hiệu nhận biết người có chứng ngưng thở khi ngủ
Có 3 dấu hiệu nhận biết một người có chứng ngưng thở khi ngủ: Ngáy to phải ngủ riêng; có những lúc ngưng ngáy, ngưng thở do mình cảm nhận hay người bên cạnh; ngày hôm sau rất buồn ngủ.
Theo bác sĩ Vinh, để khắc phục tình trạng ngáy ngủ phải dựa vào nguyên nhân của bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngáy ngủ, phổ biến là tình trạng béo phì, cục amidan quá to, trào ngược dạ dày, đặc điểm cấu trúc cổ họng ngắn, to khiến lỏng thở hẹp, hoặc cằm bị lẹm lưỡi rớt vào đường thở phía sau…
Với nguyên nhân béo phì người bệnh có thể chủ động giảm cân để giảm mỡ ở vùng cổ. Người có amidan quá to có thể đi khám để được cắt amidan. Vì khi nằm ngửa hai cục amidan quá to sẽ rớt xuống, khép lại khiến đường thở hẹp, gây ngáy. Ngoài ra trường hợp trào ngược dạ dày dẫn đến ngáy cần hạn chế sử dụng nước uống có ga, tránh ăn quá khuya, không nên ngủ ngay sau khi ăn, khi nằm ngủ có thể kê đầu giường cao hơn…
Đối với trường hợp cấu trúc cổ họng ngắn, to có thể đi khám và tham khảo các bài tập trên YouTube để tập luyện. Với trường hợp cằm bị lẹm, lưỡi rớt vào đường thở phía sau có thể phải can thiệp phẫu thuật theo chỉ định bác sĩ.
Nằm nghiêng để giảm ngáy
Ngoài ra theo bác sĩ Vinh, nằm nghiêng là cách đơn giản để giảm tình trạng ngáy. Người nhà có thể may một chiếc áo bỏ một quả banh tennis vào sau để người bệnh không thể nằm ngửa.
Trong các trường hợp người bệnh vẫn ngáy to và không tìm ra nguyên nhân có thể đến bệnh viện để khám và ngủ lại để bác sĩ đo chất lượng giấc ngủ, phát hiện người bệnh có ngưng thở khi ngủ trong đêm không, theo dõi các cử động hô hấp để điều chỉnh tư thế và tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày bạn không nên đi ngủ vì có thể khiến toàn bộ cơ thể chịu tổn thương
Dù ngủ là khoảng thời gian cần thiết để mọi tế bào được tái tạo, cơ thể được phục hồi nhưng trong ngày có một thời điểm tuyệt đối không nên ngủ đó là: Khi bụng đang no.
Giấc ngủ được ví như "nguồn gốc của sự sống". Cơ thể chúng ta không thể tỉnh táo và khỏe mạnh nếu như giấc ngủ không diễn ra. Ngủ đủ giấc giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn, xóa tan mọi căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt.
Ngoài ra trong khi ngủ, trái tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn... Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyên mỗi người hãy cố gắng để có giấc ngủ sâu, đầy đủ và nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Ngủ đủ giấc giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn, xóa tan mọi căng thẳng và mệt mỏi...
Dù ngủ là khoảng thời gian cần thiết để mọi tế bào được tái tạo, cơ thể được phục hồi nhưng trong ngày có một thời điểm tuyệt đối không nên ngủ đó là: Khi bụng đang no,
Đi ngủ khi bụng đang no, cơ thể sẽ đối mặt với những hậu quả gì?
Theobác sĩ dinh dưỡng Rupali Datta, trả lời trên tờ Food.NDTV: Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng nếu bạn đi ngủ khi đang no đó là dạ dày. Giấc ngủ khiến quá trình tiêu hóa bị cản trở, thức ăn khó đi qua thành ruột, nó khiến cho dạ dày phải làm việc nặng nề hơn, cuối cùng dẫn tới viêm loét, trào ngược dạ dày.
Không chỉ làm hại dạ dày, đi ngủ khi đang no bụng còn khiến vòng eo của bạn phát tướng, đồng thời tăng cân nhanh.
"Ăn càng sát giờ đi ngủ thì khả năng thực phẩm nằm lâu trong ruột càng cao. Nếu calo được tạo ra không được sử dụng, nó được lưu trữ dưới dạng chất béo và từ đó sẽ gây tích mỡ thừa nhanh" , bác sĩ dinh dưỡng Rupali Datta cho hay.
Đi ngủ khi no khiến dạ dày bị tổn thương, tăng tích mỡ bụng, làm gián đoạn giấc ngủ, gây ợ chua, tăng nguy cơ đột quỵ...
Ngoài ra, ngủ ngay sau ăn cũng làm tăng nguy cơ ợ chua và trào ngược axit. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc trào ngược axit có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, dẫn đến đột quỵ. Khó tiêu và ảnh hưởng của nó đến cholesterol trong máu và huyết áp của bạn cũng không phải là một điều tốt cho tim mạch.
Cuối cùng, ăn quá gần giờ đi ngủ cũng có thể khiến cho giấc ngủ của bạn bị xáo trộn. Đặc biệt, nếu bạn đã ăn một thứ gì đó có đường hay chứa caffeine, thì sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thao thức suốt đêm.
Bao lâu sau khi ăn thì bạn có thể đi ngủ?
Theo bác sĩ dinh dưỡng Macrobiotic và nhà thực hành Y tế Shilpa Arora: Thời điểm lý tưởng nhất đó là đi ngủ sau khi ăn 2 tiếng. Điều này giúp phòng ngừa các trường hợp khó tiêu, ợ chua hoặc các rối loạn giấc ngủ khác. Ngủ khi no có xu hướng làm chậm quá trình trao đổi chất, cũng có thể góp phần làm tăng cân và béo phì. Vì vậy ăn tối sớm lúc 6-7h tối là một lựa chọn hợp lý.
Ngoài việc đi ngủ khi no thì ngủ khi say cũng nên thận trọng. Việc ngủ khi đang say chẳng những không khiến cơ thể thư giãn mà còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu oxy não và có nguy cơ đột tử khi ngủ do bị nghẹt chất nôn. Trong tình trạng say, tốt nhất nên ngủ nghiêng.
Ngoài ra, để có một giấc ngủ tốt cần chọn tư thế ngủ đúng và thoải mái nhất cho cơ thể. Tốt nhất là nên nằm ngửa và tránh nằm sấp. Tạo cho mình một không gian ngủ thích hợp, nhiệt độ phòng ngủ nên dao động từ 26 - 28 độ C để dễ vào giấc hơn. Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Nên đi vệ sinh trước khi ngủ để tránh tỉnh giấc giữa đêm.
Đang tuổi sung sức, chỉ một lần xem vợ đẻ chàng kỹ sư trẻ rơi hết ham muốn Mỗi lần muốn gần gũi vợ thì anh N. lại nghĩ tới cảnh đứa con được vợ sinh ra từ ngả âm đạo và anh chỉ còn sự ngưỡng mộ chứ không còn ham muốn tình dục. Chuyện khó nói Anh N.M.N 35 tuổi, trú tại Hà Nội đến khám nam khoa với lý do khó nói. Anh N. là một kĩ sư...