Nghiên cứu của Havard: Mỗi ngày uống 1 ly nước trái cây, dễ… tăng cân
Tác dụng làm tăng cân vẫn xảy ra ngay cả đối với nước ép trái cây nguyên chất 100%, tức không thêm đường.
Một nghiên cứu vừa được công bố hôm 16-1 trên tạp chí JAMA Pediatrics, dựa trên bộ dữ liệu khổng lồ của hơn 45.000 trẻ em và hơn 268.000 người lớn, đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tăng cân và thói quen uống mỗi ngày ít nhất 1 ly nước ép trái cây.
Uống nước ép trái cây hàng ngày không tốt cho sức khỏe như bạn tưởng – Ảnh minh họa từ Internet
Với 1 ly nước trái cây loại “lành mạnh nhất”, tức nước ép nguyên chất 100%, không cho thêm đường hay bất cứ thứ gì khác, chỉ số khối cơ thể (BMI) vẫn tăng khoảng 0,03 đối với trẻ em và 0,02 đối với người lớn, so với người không uống.
Tất nhiên tác động tăng cân sẽ rõ ràng hơn nếu bạn cho thêm đường vào thức uống.
Đài CNN dẫn lời GS-TS Walter Williett từ Trường Y tế công cộng Havard TH Chan (Mỹ), đồng tác giả, giải thích rằng việc uống nhiều nước trái cây có thể khiến bạn bị “quá liều”.
“Ví dụ, bạn có thường xuyên ăn 3 quả cam cùng lúc không? Trong khi 1 ly nước cam nguyên chất tương đương 3 quả cam có thể uống hết trong vòng 2 phút, và chúng ta có thể uống thêm 1 ly nữa” – GS Willett ví dụ.
Điều này dẫn đến việc bạn đã bổ sung quá nhiều calo từ nước cam, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Video đang HOT
Vì vậy, việc uống quá nhiều nước trái cây không chỉ dễ khiến bạn dư calo mà còn làm tăng nguy cơ kháng insulin, hội chứng chuyển hóa, bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì và các tình trạng mạn tính khác.
Ngoài ra, toàn bộ trái cây hay rau quả chứa cả carbohydrate, protein, chất béo, khoáng chất và vitamin, chất xơ.
Việc lấy mất chất xơ từ quá trình ép sẽ khiến chúng ta chỉ nhận được những thứ khác và lại nhận quá mức cần thiết. Do uống nước ép vài quả táo sẽ không làm bạn no như việc chỉ ăn 1 quả.
Dùng dưới dạng nước ép cũng khiến đường fructose có trong nhiều loại rau và trái cây được giải phóng quá nhanh và quá nhiều vào máu.
Ngoài ra, đồng tác giả Vasanti Malik, cũng từ Trường Y tế công cộng Havard TH Chan, cho biết khi bạn tiêu thụ calo ở dạng rắn, cơ thể bạn sẽ ghi nhận tốt hơn và điều chỉnh cơn đói phù hợp.
Nếu bạn uống lượng calo đó, cảm giác no có thể không được phát ra đúng mức cần thiết.
Nghiên cứu cũng có sự tham gia của các nhà khoa học từ Đại học Toronto, Bệnh viện St Michael (Canada), Trường Y khoa Havard và Bệnh viện Brigham and Women (Mỹ).
Trước đó, do lo ngại về tỉ lệ béo phì ở trẻ em, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên các bậc phụ huynh tránh cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây. Với trẻ 1-3 tuổi, uống không quá 118 ml/ngày. Với trẻ 4-6 tuổi, không quá 177 ml/ngày.
Kiểu ăn kiêng 'hot' khiến... tăng cân vùn vụt
Một sai lầm phổ biến khi ăn kiêng có thể khiến nhiều người vất vả vì 'tác dụng ngược'
Phân tích trong bài viết trên chuyên san khoa học The Conversation, TS Christopher Gaffney từ Đại học Lancaster (Anh) cảnh báo kiểu ăn kiêng cắt giảm lượng calo tiêu thụ hằng ngày xuống chỉ còn 800-1.200 đang "hot" nhờ sự quảng bá của những người nổi tiếng có thể gây tác dụng ngược.
Kiểu ăn kiêng quá "nghèo nàn" về năng lượng lẫn chất lượng sẽ phản tác dụng - Ảnh minh họa từ Internet
Trong một nghiên cứu trên 278 người ttrưởng thành mắc bệnh béo phì, chế độ ăn kiêng cấp tốc trong 12 tuần với 810 calo mỗi ngày thực sự giúp họ giảm cân và mang đến vài lợi ích.
Mức giảm cân cũng ấn tượng hơn hẳn. Họ giảm 11 kg, trong khi những người chỉ giảm một chút calo bằng cách kiểm soát khẩu phần ăn chỉ giảm được 3 kg trong thời gian như nhau.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy một thời gian ăn kiêng ngặt nghèo có thể có lợi cho người tiểu đường type 2, với 60% những người ăn 600 calo/ngày thuyên giảm được bệnh. Họ cũng giảm khoảng 15 kg sau 8 tuần ăn kiêng.
Tuy vậy, một vấn đề khác đã xảy ra: Chỉ sau 12 tuần theo dõi kể từ khi kết thúc ăn kiêng, những người tham gia đã tăng lại 3 kg, lượng đường huyết trở lại mức cao khi chưa ăn kiêng.
Chưa kể các phân tích sâu hơn cho thấy đà tăng cân lại vẫn sẽ tiếp tục và càng khó kiểm soát, bởi hệ thống trao đổi chất đã bị phá hoại.
"Với kiểu ăn kiêng cấp tốc, việc tiêu thụ thực phẩm ít hơn bình thường, có nghĩa là cơ thể không cần đốt nhiều calo để tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm. Cơ thể cũng bị mất cơ bắp" - TS Gaffney giải thích.
Ngoài ra, trao đổi chất là một sự tổng hợp các phản ứng hóa học cực kỳ phức tạp trong cơ thể, bao gồm các phản ứng chịu trách nhiệm chuyển đổi thức ăn và cơ chế lưu trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo.
Ăn kiêng cấp tốc tác động tới tất cả các quá trình nói trên, khiến hệ thống trao đổi chất hoạt động kém đi.
Chưa kể sự mệt mỏi vì thiếu năng lượng sẽ dẫn đến thói quen ít vận động, thậm chí là không thể tập thể dục với lượng nạp calo quá ít ỏi.
Với một hệ thống bị phá hoại và những thói quen xấu, ngay khi kết thúc giai đoạn ăn kiêng, dù bạn chỉ nạp số calo giới hạn như những người bình thường nạp chứ không ăn quá nhiều, cơ thể vẫn dễ tăng cân, tích mỡ trở lại như bình thường.
Các cơ chế này cũng giải thích việc nhiều người sau khi ăn kiêng nhận thấy mình dường như dễ mập hơn trước với cùng một lượng đồ ăn.
Vì vậy, TS Gaffney khuyến cáo tốt nhất vẫn là ăn kiêng dần dần. Tuy giảm cân chậm, nhưng là sự giảm cân bền vững. Không quá thiếu năng lượng, bạn vẫn đủ sức tập thể dục và không trở nên lười biếng.
Ăn kiêng dần dần giúp bảo vệ chức năng ti thể - nguồn năng lượng đốt cháy calo trong cơ bắp chúng ta. Điều này giúp duy trì khả năng đốt cháy calo mạnh mẽ ngay cả khi bạn kết thúc giai đoạn ăn kiêng.
Chế độ ăn kiêng lý tưởng được khuyến nghị là chế độ giúp giảm từ 0,5 đến 1 kg mỗi tuần, với sự kết hợp giữa thể dục và các thực phẩm giúp duy trì sự trao đổi chất mạnh mẽ.
Ví dụ, chế độ ăn giàu protein ở mức hợp lý là khoảng 30% tổng calo trong ngày sẽ giúp tăng mức trao đổi chất lên 11-14% so với bình thường.
Bí quyết để có vóc dáng nuột nà ở tuổi 60 Để giữ thân hình quyến rũ, đầy sức sống là mong muốn của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt khi đã bước qua độ tuổi U60. Ở độ tuổi 40 đến 60, cơ thể tiêu hao ít calo hơn do giảm hoạt động thể chất, hao hụt khối lượng cơ bắp. Nồng độ hormone estrogen giảm trong giai đoạn tiền mãn...