Nghề giáo – đừng vội đ.ánh giá phiến diện!

Theo dõi VGT trên

Những ngày này, từ những cuôc trò chuyên ngoài đời, đên những bình luân trên mạng xã hôi, thì câu chuyên vê nhà giáo trở thành môt trong những đê tài được bàn tán nhiêu nhât.

Nghề giáo - đừng vội đ.ánh giá phiến diện! - Hình 1

Nhà giáo – PGS Văn Như Cương (1937 – 2017) là người thành lập và hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – trường dân lập đầu tiên tại VN – ẢNH: L.T.V

Có người phỏng đoán, có người khẳng định “chắc như đinh đóng cột”; mà tất cả đều hướng đến nội dung: “Giáo viên thời nay tệ quá”, “Đạo đức nhà giáo xuống cấp”.

Dễ hiểu cho những nhận định này, khi những nét vẽ u ám ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong bức tranh giáo dục. Nét vẽ nhòe nhoẹt về 231 cú tát từ một giáo viên ở Quảng Bình chưa dứt thì tiếp tục có nét vẽ mờ mịt khác với 50 cú tát từ một giáo viên ở Hà Nội.

Bức tranh vô tình xấu ấy càng trở nên xấu hơn bởi những nét vẽ nhớp nhúa được tạo bởi một vị hiệu trưởng ở Phú Thọ lạm dụng t.ình d.ục n.am s.inh.

Và mới nhất, thêm một vết nhơ xuất hiện trong bức tranh ấy. Một giáo viên ở Gia Lai bị công an tạm giữ để điều tra hành vi h.iếp d.âm học sinh lớp 8.

Còn nhiều, khá nhiều “vết ố” khác trong bức tranh giáo dục. Dù là “vết ố” nhỏ hay “vết loang” to, thì cũng đều khiến bức tranh này trở nên ảm đạm, xấu hơn trong mắt mọi người.

Nhưng sự thật, có phải nhà giáo thời nay tệ lắm không? Có phải đạo đức nghề giáo đang xuống cấp không? Và những người đang làm nghề “đưa đò” phải chăng đang bị phán xét phiến diện, bị trách oan?

Ba má tôi là những giáo viên ở Quảng Ngãi. Ông thực sự cảm thấy buồn khi bị đ.ánh đồng “giáo viên ngày càng tệ”. Mặc dù hàng ngày ông lên lớp với sự tận tâm, xem những học trò giống như tôi, là con ruột. Dốc hết tâm can để dạy bảo nên người.

Má tôi cũng thấy xót xa cho bản thân và đồng nghiệp. Má bảo chạnh lòng và tổn thương khi mỗi ngày đến lớp đều toàn tâm toàn ý để dạy học trò. Vậy mà dư luận, đã và đang đ.ánh đồng khi cho là “đạo đức giáo viên đang xuống cấp”.

Chú thím tôi cũng là giáo viên ở Gia Lai. Giáo viên vùng này thường phải lên rẫy hay vào rừng để tìm học trò, năn nỉ học trò đến lớp, để họ được gieo con chữ, gieo kiến thức. Họ cảm thấy sốt ruột khi học trò không đến lớp, họ cảm thấy nhói đau khi học trò bệnh. Nhưng dư luận vẫn đang xầm xì: “Giáo viên thời nay tệ lắm”.

Bạn bè tôi ở nhiều tỉnh thành cũng chọn nghề giáo. Có người tự nguyện lên hẳn những vùng sâu vùng xa để công tác. Tất cả chỉ vì muốn “trồng người”, truyền đạt kiến thức, đạo đức, điều hay lẽ phải cho học sinh, để học sinh vững bước vào đời. Họ kể rằng, có không ít đồng nghiệp gắn bó cả vài chục năm ở nơi hẻo lánh mà không than vãn, cũng chỉ vì muốn giúp học trò kiếm cái chữ. Hay có người tìm đủ mọi cách, nhờ bạn bè hỗ trợ, nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ, hoặc trích cả đồng lương vốn dĩ ít ỏi, để mua sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, xe đạp… tặng học trò. Họ hết lòng vì học trò như thế, sao lại đ.ánh đồng: “Giáo viên thời nay tệ lắm”!.

Video đang HOT

Hóa ra, trong bức tranh tưởng chừng ảm đạm và xấu xí kia, vẫn còn đó những gam màu ấm áp, đầy hy vọng. Nhưng tâm lý con người, thường không nhìn vào bức tranh tổng thể, chỉ nhìn vào một vài vết đen loang lổ và vội vàng đ.ánh giá.

Có lẽ từ trong sâu thẳm mỗi người giáo viên, khi đã quyết định chọn nghề này, đều mang trong mình cái tâm trong sáng, đều có ước mơ chắp cánh cho những thế hệ học trò nên người, thành công trong cuộc sống. Và những câu chuyện khó chấp nhận được kia, những nét vẽ nguệch ngoạc và xấu xí kia, là không nhiều, là cá biệt, chứ không phải giáo viên nào cũng thế. Vậy thì nên chăng, đừng đ.ánh đồng, đừng đ.ánh giá phiến diện về nghề này nữa?

Thật khó thể nào quên, ngày ông Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) chia tay trường để nhận công tác ở trường mới, rất nhiều đồng nghiệp, học sinh khóc nức nở, lưu luyến.

Hay ngày nhà giáo Văn Như Cương của Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) qua đời, hàng ngàn phụ huynh và học sinh của ông không thể kiềm nén xúc động, xót thương tiễn đưa.

Và còn hàng ngàn, hàng vạn giáo viên khác, vẫn đang thầm lặng với nghề “đưa đò” và chắc hẳn nhờ sự tin yêu của nhiều thế hệ học trò, phụ huynh, đồng nghiệp mà họ mới có đủ nghị lực và tình yêu để tiếp tục cống hiến với nghề.

Những mẩu chuyện làm cho bức tranh giáo dục nhuốm màu u ám thời gian qua chỉ là chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”. Bởi vì tôi tin chắc rằng, tất cả giáo viên đều coi tình yêu thương vô bờ với học sinh, xem học sinh như con cái, chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc đạo đức nhà giáo là kim chỉ nam của nghề nghiệp.

Và xin đừng vội đ.ánh giá phiến diện, một chiều bất cứ vấn đề gì. Hãy tin rằng, nghề giáo luôn mãi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, sống ở TP.HCM.

Theo thanhnien

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Khó giàu từ nghề giáo nhưng thu nhập phải đảm bảo

"Động lực quan trọng để thu hút được người giỏi đi học Sư phạm là học xong phải có việc làm. Khi có việc làm, thu nhập phải ở mức thầy cô không phải bận tâm về cơm áo. Mơ ước giàu từ nghề giáo thì khó nhưng mức thu nhập phải đảm bảo cho giáo viên yên tâm. Đây là trách nhiệm tham mưu của Bộ GD&ĐT".

Kết luận tại tọa đàm về áp lực nghề giáo mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đã đến lúc cần những chính sách cụ thể, tính khả thi cao, có lộ trình liên quan và công bằng đến từng đối tượng giáo viên, sao cho phù hợp hoàn cảnh.

6 nhóm áp lực với nghề giáo

Trước các luồng ý kiến tại tọa đàm, Bộ trưởng Nhạ tổng hợp 6 nhóm tạo áp lực cho nghề giáo hiện nay. Nhìn nhận đúng các nhóm vấn đề, sẽ đề ra các chính sách phù hợp.

Trước hết, nhóm áp lực bên ngoài tác động đến đội ngũ nhà giáo, đó là phụ huynh: Phụ huynh luôn mong con mình được học trong môi trường tốt nhất, được yêu thương nhất và có nhiều đối tượng. Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành giáo dục, phải nhìn nhận đúng bởi chỉ có một số phụ huynh chứ không phải tất cả phụ huynh đều như vậy.

Nhóm thứ 2 là hiệu trưởng: Các hiệu trưởng trường phổ thông rất quan trọng, họ dẫn dắt nhà trường và giáo viên.

Nhóm 3 là học sinh: Học sinh hiện nay đa dạng; Có em nghịch ngợm, em được nuông chiều, có nhóm học sinh rất giỏi, thầy phải chạy đua, có những học sinh kém hơn... do đó thầy cô khá vất vả.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Khó giàu từ nghề giáo nhưng thu nhập phải đảm bảo - Hình 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Mơ ước giàu từ nghề giáo khó nhưng mức thu nhập phải đảm bảo cho giáo viên yên tâm

Nhóm thứ 4 là bàn về cách đào tạo ở các trường Sư phạm: Theo Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT, đây là gốc gác của vấn đề. Các trường không chỉ đào tạo mà có trách nhiệm theo suốt cuộc đời thầy cô. Do vậy, theo quan điểm của người đứng đầu ngành giáo dục, theo chu kì, 5 năm phải đào tạo lại một lần.

Nhóm thứ 5 về cơ chế chính sách, hành chính, chính sách đãi ngộ: Thầy cô có nêu bất cập về chính sách về lương nhưng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, còn nhiều bất cập nữa.

Mức lương cho giáo viên hiện nay bình quân cào bằng, không phản ánh đúng. Do vậy, Chính phủ đã chỉ đạo, tới đây phải xây dựng thang bảng lương, trong đó có giáo viên phải phù hợp hơn.

Nhóm cuối cùng là truyền thông: Từ các vấn đề truyền thông nêu ra, các thầy cô cũng phải thay đổi.

Khó giàu từ nghề giáo nhưng thu nhập phải đảm bảo

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hạnh phúc không phải là gì đó rất lớn. Đất nước ta từng có thời kì rất nghèo nhưng vẫn hạnh phúc. Nghĩa là đâu phải nhiều t.iền mới hạnh phúc. Do đó theo Bộ trưởng, trước hết phải khơi dậy tình cảm, giá trị truyền thống của các thầy các cô. Với vị trí nghề nghiệp là nghề cao quý, nghề giáo trước hết là một nghề, vì vậy người đi học xong mong muốn được làm nghề, đó là điều cần phải tôn trọng.

Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, động lực quan trọng để thu hút được người giỏi đi học Sư phạm là học xong phải có việc làm. Khi có việc làm, thu nhập phải ở mức để thầy cô không phải bận tâm về cơm áo. Mơ ước giàu từ nghề giáo khó nhưng mức thu nhập phải đảm bảo cho giáo viên yên tâm. Đây là trách nhiệm tham mưu của Bộ GD&ĐT.

Trước những sự việc không hay liên quan đến bạo lực học đường trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, nghề giáo đòi hỏi cao hơn, phải yêu nghề, mến trẻ. Muốn nói đến đạo đức nghề giáo, phải bắt đầu từ 2 việc: Học phải có việc làm, có việc làm rồi, thu nhập phải đảm bảo ổn định, lúc ấy nói mới đến chuyện yêu dưỡng.

"Tôi đã đến nhiều nơi vùng sâu vùng xa, mặc dù có chính sách nhưng thầy cô giáo còn khó khăn lắm. Chúng ta đi từ cách tiếp cận tâm trạng hiện nay của thầy cô, có trách nhiệm để thầy cô được hạnh phúc. Thầy cô hạnh phúc, học sinh và xã hội mới hạnh phúc. Con đường này còn dài nhưng phải làm từng bước để góp phần giúp thầy cô bớt cô đơn", Bộ trưởng chia sẻ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Khó giàu từ nghề giáo nhưng thu nhập phải đảm bảo - Hình 2

Nghề giáo đòi hỏi cao hơn, thể hiện trên khía cạnh đạo đức, yêu nghề mến trẻ

Tuyển sinh Sư phạm: Thí điểm kiểm tra năng khiếu, đạo đức

Trước những bất cập trên đây liên quan đến đạo đức giáo viên, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, trước hết, các trường Sư phạm khi tuyển sinh, ngoài xác định điểm đầu vào, còn phải có cách thức xác định phẩm chất nghề nghiệp.

Bộ trưởng lưu ý các trường chưa thực hiện việc này một cách đại trà nhưng từ mùa tuyển sinh tới, một số trường phải nghiên cứu để có hình thức để kiểm tra năng khiếu, phẩm chất nghề nghiệp. Nếu các trường kĩ thuật, điểm là tiêu chí số 1 thì các trường Sư phạm, phẩm chất nghề nghiệp là quan trọng nhất.

"Thí dụ giáo viên mầm non, không cần đầu vào có điểm cao chót vót, quan trọng người đó phải yêu trẻ, kiên trì. Người đó phải biết giáo dục cho trẻ con, tình yêu thương, hình thành nhân cách tốt. Có những thầy cô có điểm vừa phải thôi nhưng có tâm sáng, lòng yêu trẻ cao, để làm thầy thì cần được lựa chọn", Bộ trưởng lấy thí dụ.

Cũng theo tư lệnh ngành giáo dục, ông rất quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cho các hiệu trưởng. Đặc biệt, ông đ.ánh giá cao việc bồi dưỡng dân chủ, đạo đức, các bài học xử lý tình huống. Mỗi môi trường khác nhau, giáo viên cần có kỹ năng ứng xử phù hợp.

"Đề nghị tới đây, các trường cần có bộ phận tiếp thu ý kiến của phụ huynh và tìm cách phù hợp, rất sư phạm để thầy cô thay đổi. Tôi nghĩ, hiện phụ huynh phản ứng vì họ thiếu thông tin chứ không phải vì ác ý.

Nên có sổ tay hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu để tư vấn cho phụ huynh, đặc biệt cho những lớp có học sinh cá biệt. Tư vấn cho các thầy cô kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông, để các vấn đề của giáo dục bé không thành lớn, không thổi phồng lên dẫn đến hiểu sai lệch. Khi chúng ta cung cấp đúng, trúng, đủ thông tin cho phụ huynh sẽ giảm bớt áp lực từ phía họ dành cho giáo viên.

Thực tế có những vấn đề giáo dục bùng phát vì thiếu thông tin, chưa có cách làm. Không ai tư vấn cho phụ huynh tốt hơn thầy cô. Tôi tin chúng ta tư vấn đúng, trúng với tinh thần giáo dục, phụ huynh sẽ ủng hộ", Bộ trưởng Nhạ chỉ đạo.

Mỹ Hà

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngày 17 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 17/6/2024

Trắc nghiệm

11:28:55 16/06/2024
Xem lịch âm ngày 17/6/2024 (thứ 2), lịch vạn niên ngày 17/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nàng hậu gen Z bị réo tên vào ồn ào thái độ ứng xử kém, chuyện gì đây?

Sao việt

11:20:45 16/06/2024
Theo đó, nữ doanh nhân đã so sánh các Hoa Á hậu giữa 2 công ty chủ quản là Uni và Sen Vàng. Trong đó, dì Nga dành lời khen cho phía Uni, còn phía Sen Vàng lại có người được cô nhận xét là không ổn .

Bạn trẻ xếp hàng trước 11 tiếng để xem concert của Tempest

Nhạc quốc tế

11:17:08 16/06/2024
Dù concert của Tempest bắt đầu lúc 19h nhưng ngay từ sớm đã có rất đông bạn trẻ xếp hàng check-in chờ gặp thần tượng.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.

Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới

Netizen

11:03:33 16/06/2024
Gần đây, một video ghi lại livestream của chồng củaHằng Du Mụcđã thu hút sự chú ý. Theo đó, anh phàn nàn về việc vợ thường xuyên livestream cùng Quang Linh và thậm chí còn đề nghị ly hôn.

Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:03:26 16/06/2024
Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký là các mã đ.ổi t.hưởng được nhà phát hành cung cấp. Bạn có thể đổi để lấy các phần quà tân thủ, quà event, quà mừng game ra mắt trong tựa game Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký.

10 điểm đến thú vị ở Hàn Quốc

Du lịch

10:52:53 16/06/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm những viên ngọc ẩn giấu khi du lịch Hàn Quốc, thì top điểm tham quan độc đáo này mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử và văn hóa phong phú của xứ kim chi sẽ khiến bạn thích thú.

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.