Ngay khi biết số tiền bố trả cho người giúp việc, anh cả yêu cầu họp gia đình khẩn cấp và đòi nghỉ làm đến chăm bố
Tôi cứ ngỡ tìm được người giúp việc tốt, nào ngờ mang thêm rắc rối về cho gia đình.
Mẹ tôi mất 6 năm trước, những năm qua chúng tôi khuyên bố nên đi bước nữa để có người chăm sóc tuổi già. Nhưng bố tôi rất kén chọn, toàn thích người phụ nữ trẻ khỏe, hiền lành, biết đối nhân xử thế và đảm đang. Tóm lại bố muốn tìm một người vợ mới có những điểm giống như mẹ tôi vậy, nhưng lại phải trẻ tuổi.
Suốt những năm qua, bố tiếp xúc với nhiều người phụ nữ nhưng không ai lọt vào tầm nhìn của ông. Hơn năm nay, sức khỏe của bố cũng yếu dần nên không còn mặn mà tìm bạn đời nữa.
Anh em chúng tôi bận rộn công việc nên không thể lo chuyện cơm nước ngày 3 bữa cho bố. Trước Tết, tôi tìm cho bố một người giúp việc. Chị ấy tên Huyền, chồng mất, các con đang học đại học, kinh tế khó khăn. Tính tình chị ấy thật thà, hiền lành, chăm chỉ nên gia đình tôi rất quý mến.
Từ ngày chị Huyền đến làm, sức khỏe của bố tôi được cải thiện. Nhìn bố béo tốt, da dẻ hồng hào và mặt mũi lúc nào cũng vui vẻ là anh em tôi yên tâm làm việc. Mối quan hệ của bố và chị Huyền cũng rất tốt.
Ảnh minh họa
Hôm thứ 7 vừa rồi, anh cả đến thăm bố, bất ngờ nhìn thấy cảnh bố đưa cho chị Huyền xấp tiền. Anh ấy giật lấy đếm được 15 triệu. Bố bảo đó là tiền lương và thưởng cho người làm mỗi tháng.
Lương của bố mỗi tháng được 8 triệu, vậy mà trả chị Huyền 15 triệu. Điều đó có nghĩa là ông đang dùng tiền dưỡng già để trả thêm cho người làm. Chị Huyền còn tiếp tục làm tháng nào thì tiền tiết kiệm của bố sẽ bị thâm hụt.
Video đang HOT
Không thể để tình trạng này diễn ra, anh cả yêu cầu họp gia đình khẩn cấp tại nhà anh ấy. Việc đầu tiên là anh cả trách tôi tìm cho bố người giúp việc chẳng ra gì, tham lam, tìm mọi cách dụ dỗ bòn rút tiền của gia đình.
Sau đó anh tính chuyện cho người làm nghỉ việc nhưng tôi nghĩ bố có tình cảm với chị Huyền. Chắc chắn bố không cho chị ấy nghỉ làm, bởi bố là người trả lương nên có quyền.
Khi mẹ mất, chúng tôi biết bố đang giữ cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ, ngày đó anh cả khuyên bố đưa tiền cho các con giữ cho an toàn nhưng ông không tin ai cả. Bố còn nói chỉ khi nào chết thì các con mới được động vào tiền của ông.
Mỗi người đưa ra một ý kiến nhưng đều không được anh cả đồng ý. Cuối cùng chúng tôi đón bố đến họp bàn về chuyện trả lương cho chị Huyền ở mức vừa phải.
Bố bảo tiền của bản thân muốn trả cho người làm bao nhiêu là quyền của ông. Chúng tôi không trả thì đừng lớn tiếng ngăn cản ông. Anh cả nói một tháng bản thân đi làm vất vả được 13 triệu, còn chị Huyền làm giúp việc nhàn hạ cả ngày ngồi điều hòa lương cao hơn anh.
Anh cả nói sẽ nghỉ việc ở nhà chăm sóc bố, mỗi tháng chỉ cần ông trả 10 triệu là được. Thế nhưng ông không chịu nghe, vẫn muốn chị Huyền ở bên phục vụ. Thậm chí ông còn nói nếu chị ấy làm bố vui và hạnh phúc sẵn sàng tăng thêm lương.
Chán ghét người làm bòn rút tiền của bố mà chúng tôi không có cách nào đuổi chị ấy đi. Anh em tôi phải làm sao đây?
Vay tiền vợ không được, chồng đưa ra lời dằn mặt khiến tôi suy sụp
Chồng vừa dứt lời cũng là lúc tôi thất vọng tột độ về anh ta. Bao dự định, kế hoạch về tương lai của gia đình cũng sụp đổ theo.
Tôi và chồng cùng quê, anh hơn tôi 4 tuổi. Thời điểm chúng tôi tổ chức đám cưới, chồng tôi đã có nhà trên thành phố, lại là phó phòng cho một tập đoàn chuyên về bất động sản. Dĩ nhiên, anh cũng sở hữu mức thu nhập mà nhiều người mơ ước.
Ngày ấy, ai cũng mừng cho tôi vì lấy được người chồng tài giỏi nên sẽ không phải lo lắng về vấn đề "cơm áo gạo tiền". Ngay chính bản thân tôi cũng đã từng nghĩ mình may mắn khi tìm được một người chồng tốt, có thể dựa dẫm cả đời.
Thế nhưng, đời không như là mơ. Chồng tôi ngoài việc đi làm kiếm tiền, anh không hề biết giúp đỡ vợ bất cứ việc gì trong nhà. Hoặc là có biết nhưng anh cũng không làm. Lúc nào chồng tôi cũng bảo thủ với quan điểm, việc nhà cửa, con cái, bếp núc là của phụ nữ, đàn ông không nên quan tâm làm gì.
Chồng dọa bán nhà khi vợ không cho vay tiền. Ảnh minh họa.
Thế nên, dù tôi sinh đôi, chồng cũng không hề phụ giúp tôi chăm con. Anh phó mặc việc đó cho tôi và người giúp việc tự xoay. Hễ tôi mở miệng ra than trách, chồng lại mang công việc của anh ra để lấy cớ.
Khi các con tôi lên 2, bắt đầu đi học cũng là lúc dịch bệnh covid ập đến. Công việc của chồng tôi cũng có dấu hiệu đi xuống kể từ đó. Các khoản đầu tư liên tục thua lỗ nặng nề khiến anh rơi vào bế tắc. Anh phải nghỉ việc, chuyển sang công ty khác.
Khi ấy, tôi cũng phải cho giúp việc nghỉ, cân đối lại mọi khoản chi tiêu trong gia đình, tuy nhiên, đó thật sự là khoảng thời gian khó khăn với cả nhà. Mãi đến khoảng 1 năm trở lại đây, cuộc sống của gia đình tôi mới dần ổn định, song cũng chỉ bằng một nửa so với trước đây.
Giờ chồng tôi chủ yếu làm công ăn lương, không có khoản thu nhập nào khác. Mỗi tháng, chồng đưa tôi khoảng 70% lương, còn lại anh giữ để xăng xe, ăn uống, nước nôi hàng ngày. Tôi phải cố gắng cân đối chi tiêu trong gia đình, lo học hành cho các con và mỗi tháng chỉ để ra được một khoản tiết kiệm nhỏ, phòng khi có việc thì dùng đến.
Tuy nhiên, vài ngày trước, chồng bỗng dưng hỏi tôi về khoản tiết kiệm của gia đình. Anh ta nói muốn vay số tiền đó để đi đầu tư, làm ăn. Tuy nhiên, thái độ lập lờ khó hiểu của chồng khiến tôi nghi ngờ. Sau một hồi tra khảo, tôi choáng váng khi nghe chồng thú nhận đang có số nợ hơn 300 triệu nên cần tiền để trả cho người ta.
Hóa ra, từ tuần trước, chồng tôi đã dính vào trò cá độ bóng đá dẫn đến thua tha, nợ nần. Chồng nói chính bản thân cũng không nghĩ lại đến nông nỗi này nhưng vì 2 trận liên tiếp đều thua nên anh cược to để cố gỡ. Thế nhưng, càng gỡ càng thua nặng hơn. Và cuối cùng là ra con số như hiện tại.
Khi tôi nói nhà không có tiền và sẽ không vay tiền trả nợ cho mấy trò đỏ đen của chồng, anh ta liền quay sang hạnh họe vợ đủ điều rằng tôi tiêu xài hoang phí, không biết thu vén cho gia đình.
Điều khiến tôi bức xúc nhất là chồng nói anh biết tôi đang đứng tên sổ tiết kiệm 200 triệu của bố mẹ đẻ nên ngỏ ý muốn tôi rút về để "cứu" anh ta. Một phần anh ta trả nợ, còn một phần sẽ cố gắng gỡ tiếp vì còn nhiều trận đấu khác. Không những thế, anh ta còn "nịnh" vợ nếu thắng sẽ trả tôi cả gốc lẫn lãi và sẽ không để tôi phải chịu thiệt.
Dù đã hết lời ngăn cản chồng tiếp tục lún sâu vào trò cá cược ấy nhưng chồng tôi vẫn không chịu hiểu. Anh ta vẫn khăng khăng cho rằng bản thân có thể gỡ được và chỉ cần tôi cho anh ta vay tiền, mọi chuyện sẽ được giải quyết. Thậm chí, anh ta lôi chuyện ngày xưa ra đề chì chiết tôi.
"Trò chơi nên đương nhiên có lúc nọ lúc kia. Chẳng may anh gặp vận đen, em giúp anh tí vốn để gỡ gạc lại. Trước đây, lúc còn kiếm mấy chục triệu một tháng, anh không tiếc mẹ con em thứ gì. Chẳng nhẽ giờ em nhẫn tâm thấy chồng khó khăn mà không giúp. Hay em muốn người ta đến siết nhà, em mới vừa lòng hay sao".
Nghe chồng nói, tôi như muốn nổi điên. Anh ta chơi bời thua tha nợ nần nhưng lại quay sang trách móc vợ là sao. Anh ta thừa hiểu, gia đình tôi đâu còn như trước nữa. Số tiền 200 triệu cũng là tôi đứng tên thay cho bố mẹ đẻ và đó là tiền dưỡng già của ông bà, làm sao tôi có thể rút về để đưa cho chồng đi "nướng" vào mấy trò đen đỏ được.
Cuối cùng, vì tôi nhất quyết không thỏa hiệp nên chồng đã nổi khùng đưa ra lý sự "cùn" rằng sẽ bán nhà để trả nợ và không quên "dằn mặt" vợ, đó là nhà mà anh ta mua trước hôn nhân, đến lúc phải ra đường ở, tôi sẽ phải hối hận.
Chồng vừa dứt lời cũng là lúc tôi thất vọng tột độ về anh ta, bao dự định, kế hoạch về tương lai của gia đình cũng sụp đổ theo. Liệu ly hôn có phải là điều tôi nên làm ngay bây giờ?
Tôi bắt chồng họp bàn giữa đêm sau tin tức vụ cháy ở Định Công Hạ, câu trả lời của anh khiến tôi cáu không chịu nổi Sáng nay trước khi đi làm tôi lại hỏi chồng 1 lần nữa anh có định sửa nhà không thì chồng tôi đưa ra lý do... Vừa rồi các vụ cháy nổ ra liên tục làm tôi hoang mang lo sợ quá. Vợ chồng tôi tích góp bao năm mới mua được cái nhà 35m2 trong ngõ sâu ở Hà Nội. Cũng chẳng...