Nếu uống 2 loại nước lọc này có thể bị nhiễm độc, tăng nguy cơ ung thư, bạn từ bỏ càng sớm cơ thể càng khỏe mạnh
Nước là nguồn sống của con người nhưng có 2 loại nước dưới đây có thể gây hại cho sức khỏe.
Y học Trung Quốc ví nước là “liều thuốc trường sinh miễn phí”. Thật vậy, cơ thể có thể nhịn đói chứ không thể nhịn khát, vai trò của nước đó là cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu nước, cơ thể sẽ lâm vào trạng thái kiệt sức, mệt mỏi, rồi dẫn đến tử vong.
Dù vậy, không phải loại nước lọc nào cũng tốt. Có 2 loại nước lọc dưới đây được giới chuyên gia đánh giá là có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Nước lọc đun sôi nhiều lần
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), nước đun sôi nhiều lần không tốt cho sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ. Nước đun sôi đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn, cùng các chất độc hại… tuy nhiên cũng làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, càng đun sôi nhiều lần càng không tốt.
Ngoài ra, việc tích trữ nước lọc lâu ngày, sau đó làm nóng lại để uống cũng rất nguy hiểm. Vị chuyên gia cho hay, nước càng để lâu càng bẩn vì đó là môi trường để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Khi nước chứa nhiều vi sinh vật, trứng kí sinh trùng… mà được đun sôi lại, số vi khuẩn đó sẽ bị tiêu diệt, tạo thành chất hữu cơ trong nước và trở thành nguồn thức ăn dồi dào để những vi sinh vật bên ngoài. Như vậy, nước đun sôi nhiều lần còn độc hại hơn uống nước chưa đun sôi.
Nước đun sôi đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn, cùng các chất độc hại… tuy nhiên cũng làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước.
Video đang HOT
Giải pháp:
Theo PGS Thịnh, nước chỉ nên đun sôi một lần và chỉ nên uống trong vòng 24 giờ. Nếu quá thời gian trên, các gia đình nên bỏ đi để đun lượng nước khác. Tuyệt đối không tích nước lọc cả tuần. Ngoài ra, vị chuyên gia cho rằng nước đun sôi chỉ nên đựng trong bình thủy tinh sạch, không nên đựng nước trong các chai nhựa tái chế, nhựa chất lượng kém.
2. Nước nóng trên 65 độ C
Uống nước ấm rất tốt cho cơ thể nhưng nước quá nóng thì lại rất nguy hiểm, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã liệt kê việc tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C vào danh sách những tác nhân gây bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản. Khi vượt quá nhiệt độ này, cho dù đó là nước thường, trà, sữa, cà phê hay thực phẩm nóng, đều có nguy cơ gây ung thư thực quản do làm hỏng các tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã liệt kê việc tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C vào danh sách những tác nhân gây bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản.
Theo WHO, đồ uống nóng có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản – cơ quan vốn dĩ rất mỏng manh. Sau nhiều lần bị tổn thương, các tế bào của niêm mạc có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Cũng vì thế chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.
Giải pháp:
Tốt nhất mọi người nên tiêu thụ nước ấm 40 độ C là thích hợp nhất. Ngoài ra, uống nước có lợi cho cơ thể con người, người bình thường tiêu thụ ít nhất 1200ml nước mỗi ngày. Những người mắc bệnh nhân tiểu đường, suy giảm chức năng thận cần uống nước theo chỉ định của bác sĩ…
Tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi, tăng cơ hội cứu chữa và cải thiện chất lượng sống
Hằng năm có khoảng 10% người không sử dụng thuốc lá tử vong do bệnh lý ung thư phổi. Con số tử vong trên những người bệnh có liên quan đến hút thuốc lá cao gấp 9 lần.
Những dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi rất khó nhận biết, khiến nhiều người bệnh khi phát hiện bệnh đã rơi vào giai đoạn trễ. Do đó, tầm soát ung thư phổi định kỳ đối với nhiều đối tượng, đặc biệt là những người thường xuyên hút thuốc là rất quan trọng. Việc kịp thời kiểm soát bệnh từ giai đoạn sớm sẽ tăng khả năng sống cho người bệnh cũng như duy trì chất lượng sống sau điều trị.
Ảnh minh họa
Thuốc lá: nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới, với hơn 2 triệu ca mắc mới mỗi năm và 2/3 trong số đó tử vong. Riêng tại nước ta, mỗi năm có 20.000 ca tử vong và mỗi ngày trong nước có hơn 90 ca mắc mới căn bệnh ung thư phổi này. Điều đáng lưu ý là theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, 90% số người chết do ung thư phổi đều liên quan đến tác nhân thuốc lá. Trong khi đó, theo báo cáo của Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng phát hiện có 10-15% những người chết do ung thư phổi tại Mỹ, chưa từng tiếp xúc với thuốc lá.
Ở giai đoạn đầu, bệnh không có các dấu hiệu đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Các triệu chứng đáng chú ý bao gồm ho dai dẳng nhưng không đáp ứng với các thuốc thông thường, đau tức ngực, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, ho ra máu, sụt cân, v.v... Tuy nhiên, với bấy nhiêu triệu chứng thường không làm người bệnh nghĩ đến ung thư phổi.
"Tầm soát thường xuyên là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm ung thư phổi, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ mắc cao như hay hút thuốc, thường tiếp xúc với các chất độc hại, môi trường ô nhiễm như khói thuốc lá, amiang, phóng xạ radon, chất độc asen" , TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh (Chuyên khoa Nội Phổi - Bệnh viện FV) cho biết.
TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh (Chuyên khoa Nội Phổi- Bệnh viện FV) đang thăm khám cho bệnh nhân
Thuốc lá không chỉ là tác nhân lớn gây ra bệnh ung thư phổi, mà còn có thể dẫn tới 20 loại bệnh ung thư khác, các vấn đề tim mạch, suy nhược thần kinh,... Do vậy, bác sĩ Tường Oanh đặc biệt khuyến nghị người trên 50 tuổi và sử dụng thuốc lá trên 15 năm là đối tượng chính nên thực hiện tầm soát ung thư phổi.
Ung thư phổi - phát hiện sớm tăng cơ hội sống cho người bệnh
Cô Lê Thị B (70 tuổi, Tp.HCM) một bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi (loại không tế bào nhỏ) dù cô không hút thuốc và cũng không tiếp xúc nhiều với môi trường có khói thuốc. Cô B là người khá quan tâm đến sức khỏe nên thường xuyên thăm khám và tầm soát bệnh. Nhờ vậy, năm 2011, cô đã phát hiện được căn bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Sau thời gian chữa trị kịp thời tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, bệnh viện FV, sức khỏe của cô đã hồi phục và khỏe mạnh cho đến nay.
Bác sĩ Tường Oanh cho biết: "Đối với bệnh ung thư phổi, việc phát hiện sớm mang lại kết quả điều trị rất khác biệt. Có thể cứu sống được người bệnh, kéo dài thời gian sống, hay cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ". Hiện nay, tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật CT scan liều thấp giúp phát hiện sớm những khối bướu nhỏ, hay những bất thường ở phổi mà khó được phát hiện bằng phương pháp chụp phim X-quang qui ước. Phương pháp CT scan liều thấp an toàn khi liều bức xạ được đặt ở mức thấp, có thể không sử dụng thuốc cản quang nên không gây ra các phản ứng dị ứng hay tác dụng phụ.
Sau khi tầm soát, nếu có các bất thường về phổi, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tư vấn và thăm khám sớm bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của Chuyên khoa Nội Phổi. Khoa có sự tham gia điều trị của TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp và lao phổi; Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Tiến sĩ Đại học Y khoa Shiga (Nhật Bản), Trưởng bộ môn lao và bệnh phổi ĐH Y Dược Tp.HCM, hơn 18 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, phổi và lồng ngực.
Từ ngày 25/5 - 30/6/2021, Bệnh viện FV sẽ giảm 20% gói chụp CT scan liều thấp tầm soát ung thư phổi cho các đối tượng có nguy cơ cao như: người trên 55 tuổi, từng hút thuốc 1 gói/ngày trong 30 năm hoặc 2 gói/ ngày trong 15 năm; hoặc những người có tiếp xúc với các chất độc hại và môi trường ô nhiễm như khói thuốc, amiang, phóng xạ radon, chất asen...
Để đặt hẹn tầm soát, vui lòng liên hệ: Bệnh viện FV, số 6 Nguyễn Lương Bằng, Phú Mỹ Hưng, quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 028 62906167 hoặc 0972279420.
"Tự kiểm tra" thận còn tốt hay không thông qua 4 tín hiệu trên bàn chân Trong trường hợp bình thường, nếu bạn có 4 biểu hiện này trên bàn chân thì xin chúc mừng bạn, điều đó có nghĩa là thận của bạn đang được duy trì tốt. Thận là "nhà máy giải độc" của cơ thể con người. Thận làm việc chăm chỉ mọi lúc để loại bỏ độc tố và chất thải chuyển hóa cho cơ...