Nên uống sắn dây sống hay nấu chín để đảm bảo sức khỏe?
Bác sĩ cho hỏi cách sử dụng bột sắn tốt nhất là gì? Nên uống pha sống, nấu chín hay nửa sống nửa chín và liều lượng dùng hàng ngày là bao nhiêu?
Ảnh minh họa
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tư vấn:
Bạn có thể dùng theo cách uống sống hoặc nấu chín, tuy nhiên, sắn dây sống có công dụng hạ nhiệt tốt hơn. Nhiều cách chế biến nước sắn dây giải khát, ví dụ:
- Củ sắn dây thái phiến, phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày lấy 20-30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Khi uống, có thể pha thêm một chút đường phèn. Cũng có thể cho vào nồi sắc lấy nước uống.
Video đang HOT
- Bột sắn dây 3 thìa cà phê, đường trắng vừa đủ, hai thứ đem hòa với nước sôi để nguội trong cốc, chế thêm một chút nước cốt chanh hoặc quất, quấy đều rồi uống. Tùy theo sở thích có thể đem ướp lạnh hoặc cho thêm vài viên đá.
- Củ sắn dây thái phiến và câu đằng lượng bằng nhau, hai thứ đem tán vụn, phơi hoặc sấy khô, trộn đều rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày, lấy 30 g đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, cổ vai đau nhức.
- Củ sắn dây 200 g, đan sâm 180 g, bạch linh 90 g, cam thảo 60 g. Tất cả sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 40 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng, uống thay trà trong ngày. Đây là thứ nước giải khát rất tốt cho những người mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không được dùng.
Theo nghiên cứu hiện đại, sắn dây có độc tính rất thấp, không có tác dụng gây đột biến, bởi vậy, nếu dùng quá liều lượng nêu trên cũng không có tác dụng bất lợi nào.
Theo Zing
Bỏ uống thuốc để tập theo giáo phái, người phụ nữ bị đột quỵ
Bệnh nhân 69 tuổi ở Hà Nội bị bệnh tim, đang uống thuốc chống đông thì bỏ ngang mà chỉ luyện tập, dẫn đến bị đột quỵ não.
Bác sĩ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bệnh nhân đưa được vào viện cấp cứu ngày 19/6, do đột quỵ, tiền sử bệnh tim rung nhĩ, thay van hai lá cơ học 5 năm, đang điều trị thuốc chống đông đường uống. Gia đình cho biết 3 tháng qua bà theo một nhóm người xưng là "giáo phái" để tập luyện và bỏ uống thuốc khoảng một tuần vì tin rằng "luyện theo phương pháp này thì không cần dùng bất cứ loại thuốc nào".
Bệnh nhân nhập viện giờ thứ hai kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ, tình trạng lơ mơ, liệt hoàn toàn nửa người phải, rối loạn ngôn ngữ. Hình ảnh chụp cắt lớp phát hiện bà bị tắc động mạch não giữa bên trái, chẩn đoán nhồi máu não cấp do huyết khối từ tim trong thời gian 3 giờ đầu.
Bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (rTPA), sau đó tiếp tục điều trị can thiệp tái thông mạch bằng dụng cụ cơ học. Sau can thiệp, bệnh nhân phục hồi tốt, tỉnh dần, nói được, hiểu lời, nửa người phải vận động tốt.
Bệnh nhân ổn định, phục hồi tốt sau 2 tuần điều trị đột quỵ. Ảnh: Mai Hằng.
"Bệnh nhân đột quỵ tắc mạch não do việc ngưng thuốc chống đông, dẫn đến hiện tượng kẹt van tim, cục máu đông hình thành từ tim di chuyển lên não", bác sĩ Cường nói.
Bệnh nhân may mắn được đưa sớm đến cơ sở y tế có đầy đủ các trang thiết bị phương tiện cấp cứu và điều trị đột quỵ. Nếu không được cấp cứu sớm, bà có thể tử vong hoặc di chứng tàn tật nặng nề.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý bỏ thuốc để theo các phương pháp tập luyện, điều trị bệnh không có cơ sở khoa học.
"Rèn luyện sức khỏe là cần thiết nhưng cần có sự tư vấn của các nhà chuyên môn, nhân viên y tế", bác sĩ Cường nói.
Lê Nga
Theo VNE
Nguyên nhân khó ngờ khiến cô gái trẻ không thể cười, sụt 14 kg Khi nhập viện chị T (31 tuổi) trong thể trạng sa sút, mệt lả, ăn uống kém, không nói, không cười được... Chị B.T.T (Hải Phòng) bị sụt 14kg trong một năm do không ăn, uống được thời gian dài. Từ tháng 4 đến tháng 5/2019 chị T. nuốt đau và vướng hơn nên được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội...