Cô gái 26 tuổi bị viêm cơ tim cấp được cứu sống kịp thời
Cô gái bị rối loạn ý thức, da lạnh, mach nhanh, khó thở nặng do căn bệnh viêm cơ tim cấp.
Cơ tim bất ngờ biến chứng khiến người đàn ông nguy kịchBọ ve chó có thể cứu người bị viêm cơ tim trong tương lai
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân N.T.T.T., 26 tuổi, trú tại Hiệp Hóa, Bắc Giang bị viêm cơ tim cấp.
Chị T. nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, đáp ứng chậm, da lạnh, mạch nhanh 150 – 170 lần/phút, huyết áp 60/40 mmHg, khó thở nặng.
Bệnh nhân đang được theo dõi tích cực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi điều trị viêm cơ tim cấp. (Ảnh: BVCC)
Nhận thấy đây là một trường hợp viêm cơ tim thể tối cấp, sốc tim nặng, nên ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng cho bệnh nhân thở máy và nâng huyết áp bằng thuốc vận mạch. Tuy nhiên, tình trạng sốc tim vẫn tiến triển xấu, bệnh nhân có nguy cơ thiệt mạng trong một vài giờ đồng hồ.
Lúc này, các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn và đưa ra chỉ định: áp dụng phương pháp Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal Membrane Oxygenation – ECMO). Nhờ đó, tình trạng huyết động của bệnh nhân cải thiện tốt, cắt được thuốc vận mạch.
Sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân được rút ECMO, cai hỗ trợ của máy thở, chức năng tim hồi phục tốt, hô hấp ổn định, toàn trạng bệnh nhân khá dần lên, dự kiến sẽ có thể ra viện trong 7-10 ngày tới.
Thông tin về ca bệnh, bác sĩ Nguyễn Đức Nhật – Khoa Hồi sức tích cực cho biết, viêm cơ tim là tình trạng cơ tim bị viêm, thường do virus, vi khuẩn hoặc nhiễm đơn bào, do độc tính của thuốc hoặc do phản ứng miễn dịch.
Bệnh hay gặp ở người trẻ tuổi với biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, thể tối cấp được biểu hiện bằng tình trạng khởi phát cấp tính và suy sụp tuần hoàn trầm trọng, có nguy cơ thiệt mạng đến 70% nếu không được điều trị tích cực kịp thời.
“Rất may, bệnh nhân được đưa tới viện và cấp cứu kịp thời nên tính mạng được đảm bảo”, bác sĩ Nhật nói.
Video đang HOT
Phương pháp Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal Membrane Oxygenation – ECMO) là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.
Theo VTC
Trời lạnh, người bệnh tiểu đường đề phòng những thói quen mang họa sát thân
Mùa đông người bệnh tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 lần người bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường cần tránh một số thói quen tưởng đơn giản nhưng có thể khiến họ gặp họa ảnh hưởng tính mạng.
Nguy cơ biến chứng, đột quỵ
Đột quỵ bùng phát khi thời tiết lạnh. Ảnh minh họa: Internet
Mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có thời tiết khắc nghiệt, mưa phùn gió bấc, nhiệt độ giảm mạnh, có thể khiến những bệnh liên quan đến thời tiết bùng phát, đặc biệt là đột quy - tai biến mạch máu não.
Đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường mùa đông vô cùng nguy hiểm vì các biến chứng có thể xảy ra. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân tiểu đường đó là tăng đường máu khi thời tiết quá lạnh. Quá lạnh cũng có nghĩa là 1 trạng thái gây stress, và phản ứng của cơ thể đáp ứng lại stress làm tăng đường máu. Hạ đường huyết cũng là một biến chứng cần chú ý với những biểu hiện như vã mồ hôi, mệt nhọc, run, rối loạn ý thức... Hạ đường huyết rất nguy hiểm, khó điều trị hơn là tăng đường huyết.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra còn có các biến chứng như cảm giác tê cóng chân tay. Bàn chân bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị tổn thương dẫn đến vết loét nhiễm khuẩn khó khỏi, thậm chí trong một số trường hợp phải cắt cụt bàn chân.
Những thói quen nguy hại
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra 3 thói quen sai lầm khiến người bệnh tiểu đường dễ gặp nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng tính mạng.
Vừa ngủ dậy đã ra khỏi chăn và xuống giường ngay
Theo các nghiên cứu của bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong 2 năm từ năm 2016-2017, có tới 60% trong tổng số 4000 bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện bị đột quỵ vào thời gian buổi sáng từ 5h-8h sáng. Nhiều trường hợp xuất phát từ thói quen không ai ngờ tới như vừa ngủ dậy đã ra khỏi chăn và xuống giường ngay. Thói quen này làm cơ thể phải đối diện với việc tăng nhịp tim, thay đổi hormone và tăng huyết áp đột ngột.
Khi huyết áp tăng cao sẽ làm tăng sức ép lên thành mạch, làm bong tróc các mảng xơ vữa của mạch máu, hình thành nên cục máu đông. Thêm vào đó, sau 1 đêm cơ thể không được cung cấp nước sẽ khiến máu trở lên cô đặc hơn. Cộng với lượng nitric oxit (NO) - chất có vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạch máu tăng dòng chảy cho oxy khi mới ngủ dậy là rất thấp, sẽ khiến lòng mạch có nguy cơ bị bít tắc bởi các cục máu đông. Nếu tắc mạch ở não, sẽ gây nhồi máu não.
Đối với người tiểu đường, độ nhớt trong máu còn tăng hơn nữa sẽ gây tổn thương, xơ vữa mạch máu nhiều hơn, đẩy nguy cơ đến với vực thẳm đột quỵ cao hơn những người bình thường.
Vừa ngủ dậy đã ra khỏi chăn và xuống giường ngay là một thói quen nguy hại vào mùa đông. Ảnh minh họa: Internet
Tập thể dục quá sớm
Vào mùa đông, nhiều người tiểu đường vẫn giữa thói quen dậy sớm để đi tập thể dục. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tập thể dục quá sớm sẽ làm cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khiến các mạch máu bị co lại, máu lưu thông kém, huyết áp tăng lên.
Kết quả là quá trình lưu thông máu lên não chậm, gây thiếu máu não. Nếu thiếu máu não ở mức độ nghiêm trọng, kể cả trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như nhũn não, suy giảm chức năng vùng não đó chi phối như vận động, trí nhớ... thậm chí làm người bệnh đột quỵ.
Tắm nước quá nóng
Những ngày giá rét cũng là thời điểm nhiều người tiểu đường bị đột quỵ do tắm nước quá nóng (trên 37 độ C). Bởi tắm nước quá nóng sẽ gây áp lực cho tim do tất cả các mạch máu trong da đều giãn nở, gây thiếu oxy cung cấp đến tim. Cơ thể người tiểu đường có thể bị mất nước, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải và ngất xỉu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Phòng tránh đột quỵ
- Kiểm tra huyết áp ít nhất một lần mỗi năm nếu bình thường. Trường hợp bạn bị tăng huyết áp, cần điều trị để kiểm soát tốt huyết áp.
- Khám tim xem có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác không. Nếu có vấn đề tim mạch phải điều trị ngay và thường xuyên.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Nếu uống rượu bia, bạn chỉ nên uống tối đa một ly rượu nhỏ hoặc một lon bia mỗi ngày.
- Bạn có tăng cholesterol thì nên tập luyện, tiết chế ăn uống và khám để kiểm soát.
- Người bệnh tiểu đường nên khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.
- Năng vận động, tránh ngồi một chỗ nhiều, tập thể dục đều đặn.
- Chế độ ăn ít muối, ít mỡ béo.
- Điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim phải liên tục suốt đời.
Không nên tập thể dục quá sớm vào buổi sáng mùa lạnh để không gây hại sức khỏe. Ảnh: TLa
An Lê (TH)
Theo kienthuc
Lường trước những tai biến kinh hoàng khi truyền dịch có thể tử vong ngay Nếu bệnh nhân đang truyền dịch thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt, đó là dấu hiệu đã bị sốc. Khi nào cần truyền dịch vào cơ thể? Theo các bác sĩ, dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, trong đó phổ biến là loại cung cấp đường, muối và chất...