nCoV làm suy giảm miễn dịch giống HIV
Virus HIV và nCoV đều tấn công cơ thể bằng cách loại bỏ phân tử đánh dấu bề mặt tế bào bị tổn hại, được hệ miễn dịch sử dụng để định vị và tiêu diệt mầm bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Đại học Sun Yat-sen, xuất bản trên trang web khoa học bioRxiv.org ngày 24/3. Các nhà khoa học cho rằng nCoV sử dụng cơ chế tương tự HIV nhằm “trốn tránh” các phòng tuyến của cơ thể người.
Để tiến hành nghiên cứu, chuyên gia virus Zhang Hui và các đồng nghiệp thu thập nhiều tế bào T (có nhiệm vụ phối hợp bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh lạ) từ 5 bệnh nhân khỏi Covid-19. Họ chỉ ra rằng những tế bào này không còn khả năng phát hiện và ngăn ngừa virus bởi thiếu đi phân tử định vị, còn gọi là MHC. nCoV đã loại bỏ phân tử bằng cách tạo ra protein ORF8, liên kết và kéo chúng vào tế bào bị bệnh, tiêu diệt từ bên trong. Như vậy, sau khi mắc Covid-19, chức năng miễn dịch ở người bị suy giảm.
HIV hoạt động theo cơ chế tương tự. Tuy nhiên, căn bệnh “họ hàng” của Covid-19 là SARS lại không tấn công tế bào bằng hình thức trên.
Video đang HOT
nCoV đang tấn công bề mặt một tế bào khỏe mạnh. Ảnh: Shutterstock
Phát hiện mới củng cố lập luận trước đây, cho rằng Covid-19 có thể trở thành nhiễm trùng mạn tính. Các nhà khoa học cảnh báo điểm tương đồng này là bằng chứng cho thấy khả năng virus đã tồn tại một thời gian trước khi đại dịch bùng phát.
ORF8 đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên của virus. Hầu hết các kit xét nghiệm thông qua dịch mũi hoặc ngoáy họng đều nhắm vào protein này để phát hiện mầm bệnh. Nhóm của ông Zhang cho biết họ muốn lợi dụng điều đó, phát triển loại thuốc bù đắp lượng MHC bị ORF8 mất, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.
Zhang Shuye, giám sát viên chính của Trung tâm Y tế lâm sàng Công cộng Thượng Hải, Đại học Fudan, cho biết kết quả nghiên cứu mới “không quá bất ngờ”. Ông cho rằng các loại virus không liên quan vẫn có thể mang đặc điểm giống nhau khi chịu áp lực trong môi trường tương tự. Quá trình loại bỏ phân tử MHC cũng xảy ra ở một số mầm bệnh như herpes.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý nCoV không điều khiển tế bào T, biến chúng thành phương tiện để nhân lên như HIV. Bên cạnh đó, virus biến đổi chậm, tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn nhiều so với AIDS.
Triệu chứng mới của Covid-19 bộc lộ qua hiện tượng lạ của nước mắt
Nhiều bệnh nhân Covid-19 thường xuyên chảy nước mắt không có lý do khiến mắt sưng đỏ, tầm nhìn hạn chế.
Hiện nay, số lượng người nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã lên hơn 5 triệu người. Theo thời gian, các nhà khoa học càng phát hiện thêm nhiều triệu chứng của căn bệnh này.
Các biểu hiện phổ biến của người nhiễm virus nCoV là sốt cao, ho, khó thở, mất cảm giác mùi vị. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghi ngờ mình đã mắc Covid-19 qua hiện tượng lạ ở nước mắt.
Trong các triệu chứng của Covid-19 có hiện tượng nước mắt chảy vô cớ. Ảnh: Busineess Insider, Yancao
Mới đây, các bác sĩ cảnh báo thêm một dấu hiệu khác của người mắc Covid-19. Theo đó, bệnh nhân tiềm ẩn virus nCoV sẽ bị chảy nước mắt nhiều hơn người bình thường.
Vào tháng 2, các nhà khoa học Trung Quốc đã bắt đầu nhận thấy các triệu chứng khác lạ ở mắt của người bệnh Covid-19. Trong 12 ca được khảo sát, 7 người tiết ra nhiều nước mắt hơn.
Tới nay, những nghiên cứu ở Anh cũng cho kết luận tương tự. Các bác sĩ cho rằng nhiều bệnh nhân Covid-19 mắc chứng chảy nước mắt sống. Đó là khi nước mắt thường xuyên tràn trên mặt không có lý do.
Tuy nhiên, tình trạng trên có sự khác biệt tùy từng bệnh nhân, một số người chỉ chảy lượng nước mắt tương đối ít. Trong khi đó, nhiều người tiết ra nhiều nước mắt đi kèm với các biểu hiện bệnh khác.
Chứng chảy nước mắt sống có thể gây đỏ mắt, tầm nhìn kém thậm chí đau nhói ở mắt.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp "khóc vô cớ" không liên quan tới Covid-19.
Các triệu chứng quen thuộc của người bệnh là sốt cao, ho không ngừng, khó thở, mất cảm giác mùi vị. Nếu có từ 2 triệu chứng trở lên, bạn nên đi khám ngay.
Tế bào T bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19 Người mắc Covid-19 có tế bào T sẽ hồi phục tốt hơn. Bệnh nhân từng nhiễm các loại virus corona khác cũng có cơ chế miễn dịch này. Tiến sĩ về virus Angela Rasmussen, Đại học Columbia, cho biết đây là phát hiện rất khả quan. Mặc dù không khẳng định người từng mắc bệnh sẽ miễn dịch hoàn toàn trong tương lai,...