Một thói quen tưởng vô hại khiến bạn mắc đủ loại virus gây bệnh
Chạm tay lên mặt sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm virus nCoV cũng như nhiều loại virus khác. Nhưng có những người đưa tay sờ lên mắt, mũi, miệng… tới 16 lần trong một giờ.
Hầu hết mọi người đều có một thói quen vô thức: Chạm tay lên mặt. Chúng ta làm việc đó vô số lần trong ngày. Ngứa mũi, mỏi mắt, lau miệng là tất cả những việc bạn hay làm mà không nghĩ ngợi gì cả.
Tuy nhiên, những hành động đó gia tăng nguy cơ lây nhiễm các loại virus, đặc biệt là virus nCoV.
Miệng và mắt là khu vực mà virus có thể xâm nhập vào cơ thể dễ dàng nhất. Bạn sẽ có nguy cơ bị ốm khi đưa một ngón tay có chứa mầm bệnh chạm vào các bộ phận trên.
Nhiều người không ngừng chạm tay lên mặt, có thể lên tới 16 lần trong 1 tiếng. Ảnh: BBC
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), virus nCoV có thể lây lan khi một người tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp của người nhiễm bệnh hoặc sờ vào các bề mặt có chứa virus rồi dùng tay chạm vào mắt, miệng.
Bạn có thể ở cách xa những người ốm, sử dụng mặt nạ để ngăn nguy cơ nhiễm virus trong không khí. Tuy nhiên, việc tránh virus tồn tại trên các bề mặt là rất khó khăn.
Trong một nghiên cứu tiến hành với 10 người ngồi ở văn phòng, trung bình mỗi người chạm lên mặt 16 lần trong 1 tiếng. Khảo sát khác với 26 sinh viên y khoa ở Australia cho thấy số lần chạm lên mặt của mỗi người còn cao hơn: 23 lần.
Một nửa số lần trên, những người tham gia khảo sát đã sờ lên miệng, mũi và mắt – những nơi khiến virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ nhất.
Thậm chí cả các nhân viên y tế, dù đã biết nguy cơ này, cũng chạm vào mặt tới 19 lần trong 2 tiếng.
Video đang HOT
“Khi làm việc, mọi người thường có thói quen rung chân, nghịch tóc hoặc chạm vào mặt”, bác sĩ Dr. Alex Dimitriu, người sáng lập Y khoa Giấc ngủ và Tâm thần (California, Mỹ), cho hay.
Chúng ta luôn được nhắc nhở phải rửa tay thường xuyên, ít nhất trong 20 giây với 5 bước đơn giản: làm ướt, bôi xà phòng, cọ, rửa và làm khô.
Tuy nhiên, vì bạn có thể chạm tay vào mặt quá nhiều lần nên nguy cơ tay có virus giữa các lần rửa vẫn rất cao. Tay nắm cửa ra vào, các mặt bàn, vật dụng quen thuộc cũng tiềm ẩn mầm bệnh.
Thói quen có thể phá bỏ
Nhà tâm lý học Zachary Sikora ở Bệnh viện Northwestern Medicine Huntley (Mỹ) đưa ra nhiều cách để bạn bỏ thói quen xấu trên. Đó có thể là những tờ ghi chú trong tầm mắt của bạn ở nhà hoặc văn phòng nhắc bạn để xa đôi tay khỏi mặt.
“Hãy để tay của bạn luôn bận rộn. Nếu đang xem tivi ở nhà, hãy thử làm thêm một việc khác như gập quần áo, lọc thư từ hoặc cầm thứ gì đó trong tay”, Sikora khuyên.
Ông cũng gợi ý sử dụng một loại xà phòng hoặc nước rửa tay có hương thơm để nhắc chính bạn không cho tay lên mặt.
Nếu bạn đang đi họp hoặc trong lớp học, hãy đan tay vào nhau và đặt chúng trong lòng.
“Bạn có thể đeo găng tay khi ra nơi công cộng mà bạn phải tiếp xúc với những bề mặt tiềm ẩn virus. Sau đó, khi tới điểm cần đến, bạn hãy bỏ găng tay ra”, chuyên gia này nói.
Dịch nCoV, bổ sung nội tiết tố nữ đúng cách giúp tăng sức đề kháng cho phụ nữ
Nghiên cứu khoa học mới nhất về virus nCoV cho thấy phụ nữ ít nguy cơ nhiễm virus corona hơn nam giới, nguyên nhân là do nội tiết tố nữ giúp phụ nữ có đề kháng cao hơn, chống virus tốt hơn. Vậy bổ sung nội tiết tố nữ như thế nào mới đúng cách để giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch mùa đại dịch nCoV, hãy lắng nghe ý kiến từ các các chuyên gia.
Nội tiết tố nữ giúp phụ nữ tăng sức đề kháng
Thế giới đã có hơn 37 ngàn người nhiễm virus nCoV và con số vẫn tăng lên từng ngày. WHO đã phải công bố tình trạng khẩn cấp trước mức độ nguy hiểm và lây lan quá nhanh của virus nCoV trong khi chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu. Ngoài các biện pháp chung như hạn chế tới chỗ đông người, đeo khẩu trang, dùng nước rửa tay thường xuyên, các chuyên gia khuyến cáo mọi đối tượng đều phải tăng cường sức đề kháng để nâng cao sức khoẻ phòng dịch nCoV.
Điểm đáng lưu ý là Tạp chí y khoa The Lancet (Tạp chí y khoa lâu đời tại Mỹ) công bố nghiên cứu của Trung Quốc ngày 30/1 cho thấy nam giới mắc nCoV nhiều gấp đôi so với nữ giới. Sự chênh lệch giới tính này cũng tương đồng với các quan sát trước đó trong đại dịch MERS-cov và SARS-cov (2 đại dịch cũng gây ra bởi virus corona nhưng chủng khác).
Lý giải tình trạng này, nhóm nghiên cứu cho biết: "Do phụ nữ có nhiễm sắc thể X và hormon giới tính (Nội tiết tố nữ) ảnh hưởng đến miễn dịch bẩm sinh và thích nghi".
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học Ý tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu và Khoa thấp khớp, Đại học Genova, cũng chỉ ra rằng nội tiết tố nữ estrogen có tác dụng tăng cường miễn dịch và hormone này cũng được coi là chất tăng cường tăng sinh tế bào và đáp ứng miễn dịch cơ thể
Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Vương Tiến Hòa, Chuyên gia cao cấp Bộ Y tế, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Phụ sản Việt Nam cũng cho biết, những năm gần đây, đặc biệt khi những virus nổi lên, người ta nghiên cứu nhiều về khả năng miễn dịch của estrogen (Tên khoa học của Nội tiết tố nữ). Estrogen đã tác động lên cơ thể của người phụ nữ, làm tăng những cytokine chống viêm, cản trở xâm nhiễm của virus, tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, nó có vai trò tốt hơn đối với cơ chế miễn dịch với virus
Những phụ nữ nào cần bổ sung nội tiết tố nữ để tăng cường đề kháng?
Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Genova cũng cho thấy tác dụng kháng virus này sẽ thấp hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hay những phụ nữ có nồng độ estrogen thấp. Các nhà khoa học đã so sánh phản ứng đề kháng của các nhóm phụ nữ trẻ, phụ nữ mãn kinh có bổ sung nội tiết và phụ nữ mãn kinh không bổ sung nội tiết. Kết quả là nhóm phụ nữ trẻ tạo ra các phản ứng kháng thể mạnh hơn hẳn so với cả hai nhóm mãn kinh; Giữa 2 nhóm mãn kinh thì nhóm có bổ sung nội tiết có phản ứng kháng thể cao gấp đôi nhóm phụ nữ không bổ sung nội tiết.
GS.TS Vương Tiến Hòa cũng lưu ý: "Chúng ta không thể chủ quan. Người phụ nữ nào cũng có estrogen (nội tiết tố nữ) nhưng mức độ nhiều hay ít. Khi người phụ nữ ở độ tuổi 20 estrogen cao. Nhưng khi phụ nữ ở độ tuổi 35, nồng độ estrogen giảm đi. Đặc biệt tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì lượng estrogen còn rất ít...
Đối với dịch nCoV, phụ nữ bổ sung, tăng cường nội tiết tố nữ sẽ tốt hơn. Bởi vì những phụ nữ ngoài 35 tuổi trở đi lượng estrogen giảm nhiều. Đặc biệt với phụ nữ mãn kinh gần như estrogen không còn. Điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch kém hơn, dễ bị bệnh hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi hơn."
Đồng quan điểm PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nhấn mạnh: "Đúng là nội tiết tố nữ estrogen giúp phụ nữ có đề kháng cao hơn nam giới nhưng quan trọng là hàm lượng nội tiết tố nữ ở phụ nữ không phải luôn luôn dồi dào. Chỉ những phụ nữ trẻ, trong độ tuổi sinh sản, có nồng độ estrogen cân bằng thì mới có miễn dịch cao như vậy.
Còn từ sau tuổi 30, đặc biệt là 35 thì nội tiết tố nữ sẽ suy giảm mạnh mẽ, lúc này phụ nữ thiếu hụt nội tiết tố nữ và đề kháng cũng theo đó mà giảm đi. Ở những đối tượng này thì để tăng cường đề kháng, các bạn nên chủ động bù đắp sự thiếu hụt nội tiết tố nữ của mình."
Ngoài liên quan tới độ tuổi thì nhiều phụ nữ tuy tuổi còn trẻ nhưng cũng đã bị suy giảm nội tiết tố. Chính vì vậy, ngoài lưu ý đến các dấu hiệu tuổi tác thì chúng ta cần biết tới các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ, nếu gặp một trong các triệu chứng sau thì có thể cũng đang thiếu hụt nội tiết: kinh nguyệt không đều, da khô,da nám sạm, âm đạo khô hạn, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ-khó ngủ sâu, hay cáu gắt vô cớ, cảm thấy các cơn bốc nóng mặt, ...
Bổ sung nội tiết tố nữ như thế nào mới đúng cách?
PGS Lâm cũng cảnh báo thêm: "Nói đến nội tiết tố nữ, có thể nhiều chị em sẽ nhầm lần vì hiện nay, có hai phương pháp bổ sung estrogen:
- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) từ tây y: Phương pháp này hiệu quả rất nhanh và rõ ràng nhưng không được phép tự ý sử dụng mà phải được chỉ định bởi bác sỹ chuyên khoa, vì nếu dùng không đúng, sẽ có tác dụng phụ, còn có cả đối tượng chống chỉ định
- Bổ sung nội tiết tố nữ thảo dược: Nếu muốn bổ sung nội tiết tố nữ đơn giản hơn, không cần qua thăm khám và chỉ định của bác sỹ thì có thể bổ sung nội tiết tố nữ thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành. Nhiều nghiên cứu khoa học tại Mỹ và các nước tiên tiến chỉ ra rằng: Trong mầm đậu nành chứa hoạt chất Isoflavone (estrogen thảo dược), có tác dụng bù đắp sự thiếu hụt nội tiết tố nữ của cơ thể, nhưng an toàn và rất dễ sử dụng, lại có khả năng tự đào thải khi dư thừa. Nên phụ nữ có thể chủ động sử dụng mà không cần theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên đậu nành dùng để bổ sung nội tiết không phải đậu nành mà chị em mua ngoài chợ, đó là đậu nành thực phẩm, hàm lượng nội tiết không cao. Trong y dược học thì chúng tôi có khái niệm là "đậu nành dược liệu" tức là mầm đậu nành có hàm lượng nội tiết cao để bổ sung nội tiết thì mọi người nên tham khảo kỹ càng.
Nguyễn Trần
Theo SK&ĐS
Đại dịch Covid-19: Dấu hỏi lớn về khoảng cách an toàn tuyệt đối Giữ khoảng cách 2 mét chắc chắn sẽ làm giảm số lượng giọt bắn mà bạn phải tiếp xúc. Tuy nhiên, mức giảm như thế nào là đủ để chúng ta không bị lây nhiễm là một câu hỏi chưa thể giải đáp. Trung tâm Phòng chống Bệnh tật Mỹ, khuyến cáo mọi người nên giữ khoảng cách với nhau tối thiểu 2...