Nấu nước ‘hạ hỏa’ theo kiểu dân gian
Nếu đang vất vả tìm cách ăn uống giải nhiệt, bạn có thể học người “nhà quê” nấu những loại nước mát từ những nguyên liệu dễ tìm.
Nước mát
Người ta thường gọi thức uống nấu từ cây thuốc dòi (hay còn gọi là bọ mắm), rễ tranh, mía lau, cây mã đề, râu bắp, cây lẻ bạn, rong biển, lá dứa… là nước mát. Những loại cây cỏ tự nhiên này chế biến kết hợp với nhau sẽ cho ra loại thức uống giải nhiệt, giải độc rất tốt. Nước có mùi thơm, rất dễ uống.
Bạn có thể tìm mua những bó nguyên liệu bán ở chợ hay siêu thị rồi đem về nấu. Chỉ cần nấu khoảng 30 phút, thấy nước ra màu nâu đỏ đẹp là được. Nấu xong, để nước nguội, cho vào bình uống trong ngày hoặc để vào tủ lạnh dùng dần. Muốn uống ngon hơn, có thể thêm đường.
Nước khổ qua
Khổ qua có thể dùng làm nước ép nhưng muốn giải nhiệt tốt, nên luộc lấy nước uống. Có thể dùng trái hay lá khổ qua để nấu nước. Vị khổ qua hơi đắng, không dễ uống nhưng nó có tính thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm mụn nhọt, rất thích hợp dùng trong những ngày nắng nóng.
Nước luộc bí đao
Video đang HOT
Nước ép bí đao có tác dụng giải nhiệt và giảm cân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống nước ép bí đao tươi. Bạn có thể luộc bí đao lấy nước uống. Theo Đông y, bí đao có tính hàn, vị cam, không độc, trị được chứng nóng, giúp lợi tiểu, giảm đau đầu, trị ung nhọt, nhuận trường. Lưu y, bí đao không thích hợp với người ốm bị thiếu máu, huyết áp thấp hoặc có cơ địa hàn.
Nha đam đường phèn
Nha đam nấu với đường phèn là thức uống nhiều người lựa chọn trong những ngày nắng nóng. Nha đam gọt hết vỏ xanh, cắt nhỏ hoặc đem xay. Khi nước nấu với đường phèn (vừa đủ ngọt) sôi thì cho nha đam vào, hớt bỏ bọt, sôi lại chừng hai phút là có thể tắt bếp. Để nguội, cho vào tủ lạnh hoặc thêm đá khi uống sẽ ngon hơn. Nha đam làm mát gan, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa.
Đậu xanh, đậu nành, đậu ván trắng, đậu đen, đậu đỏ đều có thể nấu làm thức uống giải nhiệt rất tốt. Bạn có thể nấu khi đậu còn tươi hoặc đem rang thơm trước khi nấu. Ở quê, người ta còn hay rang đậu thật vàng rồi cho vào bình thủy, châm nước sôi vào, uống như trà. Đậu xanh giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu khát, lợi tiểu, chữa lở loét… Đậu đen trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt…
Nước gạo lứt
Gạo lứt giàu dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng, giúp thanh nhiệt, mát gan, lọc máu. Để nấu nước gạo lứt, bạn chỉ cần khoảng 100g gạo cho 2 lít nước, nấu cho đến khi gạo nhừ rồi uống. Trong quá trình nấu, có thể cho thêm ít muối.
Ngoài các loại nước mát nấu theo cách trên, bạn có thể uống nước ép trái cây, nước dừa, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là uống nhiều nước để tránh mất nước trong những ngày nắng nóng.
Theo PNO
Những cách trị liệu dân gian hiệu quả
Giáo sư ngành y học thay thế đầu tiên trên thế giới, tiến sĩ Edzard Ernst đã tiết lộ những mẹo chữa bệnh hiệu quả mà không cần nhờ cậy thuốc men hoặc giải phẫu.
Hạt dẻ ngựa có thể giúp giảm bớt đau và phồng chân - Ảnh: Shutterstock
Trong cuốn sách mới, tựa đề A Scientist In Wonderland: A Memoir Of Searching For Truth And Finding Trouble, tiến sĩ Edzard Ernst đã phân tích và bình phẩm những phương pháp chữa bệnh mà theo nhiều người vẫn còn nửa tin nửa ngờ trên thế giới. Và theo ông, có những liệu pháp trị bệnh hiệu quả dựa trên kinh nghiệm trong dân gian.
Cắt giảm cholesterol
Các cuộc nghiên cứu cho thấy đậu nành có thể làm giảm nhẹ các lipoprotein, còn gọi là mỡ xấu, bằng cách kích hoạt gan phân hủy cholesterol có hại. Theo đánh giá của Giáo sư Ernst, có thể uống sữa đậu nành, ăn đậu hũ đối với những người bị chẩn đoán có hàm lượng cholesterol cao, vừa ngon miệng vừa hiệu quả.
Thả lỏng cơ
Nhiều người tin rằng âm nhạc có thể làm tâm hồn và thể xác thư giãn. Giáo sư Ernst cũng đưa ra chứng cứ cho thấy liệu pháp âm nhạc, từ chơi nhạc cụ đến nghe nhạc thuần túy, có thể xoa dịu cơ thể. Các cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy âm nhạc có tác dụng tích cực đối với nhịp tim, đặc biệt hữu dụng nếu cần giảm tình trạng căng thẳng thần kinh và cơ thể sau các cuộc phẫu thuật đầu và điều trị ung thư.
Chữa chân phồng
Chứng tắc tĩnh mạch kinh niên xảy ra khi máu lưu thông kém trong tĩnh mạch, gây ảnh hưởng đến quy trình trao đổi oxygen, chất dinh dưỡng của da và can thiệp quá trình loại bỏ chất thải ở bề mặt da. Tình trạng này dẫn đến phồng chân và khiến bệnh nhân đau đớn khi bước đi. Dân gian truyền miệng rằng hạt dẻ ngựa có thể giúp bớt đau và phồng chân, trong khi kết quả nghiên cứu cho thấy loại hạt này chứa chất kháng viêm là aescin. Một cuộc nghiên cứu khác với 240 người tham gia trong hơn 3 tháng cũng cho kết quả tích cực: hạt dẻ ngựa có tác dụng tương đương như vớ bó, thường dùng để trị phồng chân. Giáo sư Prof Ernst cho biết: "Hạt dẻ ngựa giúp cải thiện lưu thông trong mao mạch bằng cách khiến các cơ nhỏ đằng sau tĩnh mạch co lại, nên chúng không bị phồng lên".
Trị đau lưng
Kết quả nghiên cứu cho thấy yoga là liệu pháp điều trị đặc biệt hiệu quả đối với những người bị đau phần lưng dưới kinh niên hoặc tái diễn. Báo cáo của Anh cho thấy những người bị đau lưng thường xuyên khi tham gia chương trình tập yoga trong 12 tuần đã cải thiện được sức mạnh, độ dẻo dai của lưng, giúp giảm đau. Mát xa cũng có thể giúp giảm đau phần lưng dưới trong ngắn hạn, nhưng Giáo sư Ernst cho rằng cần kết hợp thuốc men để trị bệnh bên cạnh tập yoga và mát xa mô mềm.
Bảo vệ tuyến tiền liệt
Khi đàn ông già đi, các tế bào trong tuyến tiền liệt bắt đầu trương lên, khiến kích thước của cơ quan này tăng theo, tạo áp lực lên tuyến niệu đạo, gây khó khăn khi đi vệ sinh. Giáo sư Ernst công nhận tác dụng của mận Nam Phi và một loại cây cọ lùn ở Bắc Mỹ trong việc giúp bảo vệ tuyến tiền liệt của đàn ông, giúp chuyện tiểu tiện dễ dàng hơn.
Trị nôn mửa
Một cuộc nghiên cứu do Đại học Adelaide (Úc) thực hiện ở 600 thai phụ cho thấy châm cứu 20 phút/tuần và tập trung ở cẳng tay hoặc vùng bụng có thể làm giảm tình trạng nôn ói. Giáo sư Ernst cho hay một trong những giả thuyết là châm cứu có thể giúp kích hoạt các hóa chất tạo tâm trạng tích cực trong não, từ đó đẩy lui cảm giác nôn mửa. Châm cứu cũng được chứng minh có hiệu quả ở những bệnh nhân trong và sau giai đoạn hóa trị.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Loại chất giống keo chiết xuất từ một cây họ đậu (guar) ở Ấn Độ chứa những chất xơ gọi là lucomannan và galactomannan, có công dụng làm chậm hàm lượng đường hấp thu ở bao tử và ruột, theo Giáo sư Ernst. Ông cho hay loại đậu này được sử dụng để điều trị bệnh nhân tiểu đường dạng 2, những người không đủ sức tạo ra insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Tụ Yên
Theo Thanhnien
"Sức mạnh" của khổ qua Gần đây, rất nhiều người tập thói quen uống trà khổ qua (mướp đắng), nước nấu khổ qua. Khổ qua được cho là giúp giảm huyết áp, hạ mức đường huyết và có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh khác, vậy cơ sở khoa học của nó là gì? Trong thành phần dinh dưỡng của khổ qua có nhiều vitamin C với...