Nắng nóng, uống nhiều nước đá giải nhiệt: Lợi ít hại nhiều
Những cốc nước đá lạnh luôn là cách giải khát, giải nhiệt nhanh chóng trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên và liên tục nó sẽ gây hại cho sức khỏe.
Gây sốc nhiệt
Khi bạn đang ở môi trường nhiệt độ cao hoặc vừa tập luyện thể dục thể thao xong, nhiệt độ cơ thể rất cao mà sử dụng luôn nước đá sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Nguyên nhân là hệ tiêu hóa phải chịu sự tác động đột ngột của nhiệt độ gây nên tình trạng đau bụng, mệt mỏi.
Việc uống nhiều nước lạnh là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể. Không những thế, nước đá còn chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ nhiễm bẩn, nhất là đá mua bên ngoài không đảm bảo. Khi đá tan, vi khuẩn sẽ tấn công cơ thể của bạn, gây nên các căn bệnh nguy hiểm. Về lâu dài, nó sẽ khiến cho sức đề kháng trong cơ thể giảm sút. Khi bạn uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể, làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn.
Viêm họng, đau nửa đầu
Video đang HOT
Uống nước đá thường xuyên sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch bên trong cổ họng. Nó làm cho họng bị khô, rát, khó chịu, thậm chí là đau… và là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng. Nếu kéo dài tình trạng này, nó còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi và gây bệnh phổi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, người thường xuyên uống nước đá lạnh sẽ xuất hiện những cơn đau nửa đầu nhiều hơn so với người sử dụng ít hoặc không sử dụng. Ngoài ra, khi uống nước quá lạnh vào cơ thể sẽ khiến ức chế dây thần kinh phế vị – dây thần kinh thuộc hệ thần kinh giao cảm điều hòa hoạt động của nhịp tim. Khi dây thần kinh này bị ức chế có thể khiến tim đập chậm, thậm chí làm tăng huyết áp.
Tăng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy
Khi nước lạnh vào cơ thể sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột. Vì thế với phụ nữ mang thai và người già, đặc biệt là những người có thể trạng không tốt không nên uống nước đá lạnh.
Gây tích tụ chất béo
Nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn. Tuy nhiên, thực tế, nhiệt độ lạnh trong cơ thể khiến chất béo cứng lại và tắc nghẽn, làm cơ thể khó đốt cháy chúng, dẫn đến tăng cân.
Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá có thể gây táo bón. Uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón. Mục đích chính của việc uống nước là tăng cường quá trình bù nước trong cơ thể. Nhưng uống nước lạnh làm chậm quá trình này. Bởi lượng nước cơ thể hấp thụ cần có nhiệt độ thích hợp. Nhưng uống nước lạnh có thể gây ra mất nước và mất năng lượng.
Hại răng
Tác hại của nước đá thể hiện ở việc khiến răng sâu của bạn bị ê buốt đồng thời ảnh hưởng tới men răng, khiến sức đề kháng của răng bị giảm từ đó phát sinh ra các bệnh về răng miệng. Uống nước đá có thể làm hỏng men răng, thậm chí nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (khi nhiệt độ thay đổi đột ngột). Thói quen nhai đá còn có thể làm răng yếu và dễ gãy.
Giảm năng lượng, chậm nhịp tim
Uống nước đá lạnh có thể làm bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn. Nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của bạn về lâu dài. Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng. Ngoài ra, uống nước đá có thể khiến nhịp tim giảm xuống do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột.
Thời tiết nắng nóng gay gắt, bà bầu có nguy cơ thiếu ối, chuyên gia chỉ cách phòng tránh
Phụ nữ mang bầu đã vất vả, khi thời tiết nắng nóng thì càng mệt mỏi hơn. Vậy nắng nóng ảnh hưởng đến bà bầu như thế nào, và làm thế nào để bà bầu giữ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng này?
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trời nắng nóng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến bà mẹ, đặc biệt với những bà bầu làm việc ngoài trời, làm việc ngoài cánh đồng.
Ảnh hưởng với bà bầu cũng giống như với các đối tượng nguy cơ cao là người già, người có bệnh mãn tính, tim mạch. Đó là có thể xảy ra hiện tượng say nắng, sốc nhiệt. Nắng nóng quá mức ảnh hưởng mạnh đến huyết động. Điều này rất nguy hiểm ở bà bầu vì huyết động thay đổi mạnh sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung rau. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, thậm chí ngừng tuần hoàn cả mẹ và con.
Khi trời nắng nóng, người phụ nữ mang thai còn đối mặt với nguy cơ mất nước và mất muối vì ra mồ hôi nhiều. Với người khỏe, sự bồi phụ mất nước, mất muối rất dễ, nhưng với phụ nữ mang thai sự bồi phụ trở nên khó khăn. Khi đó, cơ thể sẽ tự điều chỉnh co mạch để phân phối tuần hoàn và ưu tiên cấp máu đến một số nơi. Chính vì thế, mất muối mất nước kéo dài sẽ làm co động mạch tử cung lại, làm gián đoạn tuần hoàn tử cung rau và dẫn đến thai bị ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt gây ra hiện tượng thiểu ối. Thiểu ối do nắng nóng có thể hồi phục nhưng đây cũng được coi là một trong những stress thai nghén, PGS.TS Trần Danh Cường phân tích.
Với riêng những phụ nữ mang thai có bệnh huyết áp cao và tiền sản giật cần phải chú ý nguy cơ đột qụy, tai biến do tăng giảm huyết áp đột ngột khi đi ra ngoài nắng và đi vào trong lạnh. Nguyên nhân là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến thay đổi huyết động đột ngột và dẫn đến các biến cố nghiêm trọng với người huyết áp cao nói chung và người phụ nữ mang thai bị huyết áp cao nói riêng.
Mẹ bầu nên tránh xa nước ngọt đóng chai, hạn chế sử dụng các loại nước có chứa nhiều đường như nước mía, nước dừa....
PGS.TS Trần Danh Cường lưu ý với bà bầu phải làm việc ngoài trời những ngày này nên tránh buổi trưa và đầu giờ chiều. Chị em cần uống đủ nước. Thông thường mỗi ngày uống 1,5 lít nước, những ngày nắng nóng nên uống nhiều hơn khoảng từ 2 -2,5 lít nước.
Phụ nữ mang thai cũng có thể uống thêm các loại nước có muối khoáng, tuy nhiên không nên tự ý pha muối vào nước. Đồng thời chị em nên tránh xa nước ngọt đóng chai, hạn chế sử dụng các loại nước có chứa nhiều đường như nước mía, nước dừa....
Ngoài ra, trời nắng nóng bà bầu cũng dễ bị mẩn ngứa, thậm chí là rôm sảy. Bà bầu nên tắm rửa thường xuyên nhưng không ngâm mình lâu. Một số trường hợp mà nóng quá sẽ dẫn đến tình trạng phát ban, nổi ban đỏ thì chúng ta nên lưu ý đến việc ăn uống những loại nước mát xay từ rau má, râu ngô...
Nếu trong tình trạng bị ngứa quá nhiều sẽ phải đi khám chuyên khoa da liễu, các bác sĩ sẽ cho các loại thuốc bôi để chống các tình trạng ngứa chứ không được tự ý điều trị.
Trưởng khoa Cấp cứu BV Bạch Mai: 4 nhóm người dễ bị say nắng, ảnh hưởng nặng nhất do nắng nóng Thời gian vừa qua, tại Khoa Cấp cứu A9 - BV Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị cho một số bệnh nhân liên quan trực tiếp đến thời tiết nắng nóng như say nắng, sốc nhiệt. Phù não vì say nắng PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Mới đây, Khoa Cấp cứu tiếp...