Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống được đưa vào giảng dạy xuyên suốt từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông và được quán triệt thực hiện trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Cử tri tỉnh Hải Dương cho rằng, mặc dù hoạt động dạy và học kỹ năng sống trong nhà trường đã được triển khai nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn; bệnh thành tích vẫn diễn ra ở một số nơi. Cử tri đề nghị Chính phủ cần tập trung chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền sớm có biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng trên.
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống được đưa vào giảng dạy xuyên suốt từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông và được quán triệt thực hiện trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, nội dung này trong chương trình môn học và hoạt động giáo dục chủ yếu tập trung phần lớn kiến thức về đạo đức học hàn lâm.
Video đang HOT
Nhằm khắc phục hạn chế trên, từ năm học 2017 – 2018, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương rà soát, tinh giản những nội dung mới, khó, trùng lặp, vượt quá yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông; rà soát, xây dựng kế hoạch môn học phù hợp với thực tiễn tại địa phương; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDDT, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống tiếp tục được chú trọng. Cụ thể, trong Chương trình môn Giáo dục công dân đã bổ sung nội dung giáo dục những kỹ năng sống với những kỹ năng cần thiết với học sinh (phòng tránh xâm hại; phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực học đường; ứng phó với tình huống nguy hiểm; thích ứng với thay đổi); thay thế những kiến thức kinh tế chính trị hàn lâm bằng kiến thức thiết thực với học sinh như: Hoạt động tiêu dùng (tiết kiệm; quản lý tiền; tiêu dùng thông minh…).
Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo xây dựng và đưa vào sử dụng trong nhà trường nhiều bộ tài liệu về giáo dục kỹ năng sống; tổ chức lớp tập huấn về hoạt động giáo dục kỹ năng sống bằng nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh để tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
Bộ GD&ĐT cho biết: Trong những năm qua, hiện tượng chạy theo thành tích vẫn diễn ra ở một số địa phương. Nhận thức rõ vấn đề này, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp từng bước khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của ngành.
Cụ thể: Tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản không còn phù hợp, dễ dẫn tới bệnh thành tích; tinh giản các cuộc thi để giảm áp lực cho giáo viên, học sinh phổ thông; xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực để đánh giá sự tiến bộ của từng tập thể, cá nhân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục của các cấp quản lý giáo dục.
Cần Thơ: Chuyển đổi hình thức học tập đối với học sinh phổ thông để phòng dịch
Chiều ngày 1/2, UBND TP Cần Thơ đã ban hành văn bản về việc cho phép trẻ mầm non nghỉ học, chuyển đổi hình thức học tập đối với học sinh các cơ sở phổ thông trên địa bàn thành phố...
Thông báo nghỉ học của Trường THCS TT Vĩnh Thạnh (ảnh trường cung cấp).
Căn cứ vào đề nghị của Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, UBND TP Cần Thơ đã ban hành văn bản cho trẻ mầm non nghỉ học, chuyển đổi hình thức học tập đối với học sinh các cơ sở phổ thông trên địa bàn thành phố để phòng chống, dịch Covid-19 trong tình hình mới
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch UBND quận/huyện chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Cho trẻ mầm non trên địa bàn thành phố được nghỉ học từ ngày 2/2/2021 đến hết ngày 20/2/2021
Đối với học sinh, học viên bậc học phổ thông: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục căn cứ tình hình thực tế để tổ chức ôn tập, học tập bằng các hình thức học tập trực tuyến cho học sinh, học viên từ ngày 2/2 đến ngày 6/2/2021 để đảm bảo được kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố triển khai, thực hiện đầy đủ và kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng đề nghị Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố xem xét, quyết định cho sinh viên, học viên nghỉ học và thực hiện việc dạy và học theo hình thức trực tuyến theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
Hưng Yên: Học sinh nghỉ học từ ngày 1/2 Ngày 31/1, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành công văn cho phép học sinh mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên) phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên để đảm bảo phòng dịch Covid-19 Xét đề nghị của Sở GD&ĐT và Sở Y tế, UBND tỉnh Hưng Yên...