Hội thi KHKT ngành GD&ĐT Quảng Bình: Sáng kiến phục vụ đời sống lên ngôi
Tại hội thi KHKT của ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình dành cho học sinh phổ thông , những sáng kiến khoa học ứng dụng vào thực tế giúp phòng chống thiên tai , phục vụ đời sống của người dân đã được ghi nhận.
Bà Mai Thị Liên Giang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình trao giải cho học sinh đạt giải tại hội thi KHKT.
Ngày 15/1, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức bế mạc và trao giải hội thi Khoa học Kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học lần thứ 8. Hội thi đã chọn ra được 2 dự án xếp giải Nhất; 13 dự án giải Nhì; 30 dự án giải Ba và 28 dự án giải Tư. Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tiếp tục hoàn thiện hai dự án đạt giải nhất để tham gia cuộc thi cấp quốc gia trong thời gian tới.
“Để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh qua các kì thi, chúng tôi mong muốn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các Sở, ban, ngành, các trường Đại học, Trung cấp và các nhà nghiên cứu trong tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh thể hiện sự đam mê và cống hiến của mình đối với sự nghiệp phát triển của tỉnh…”
Ông Hồ Giang Long, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình
Xác định vai trò quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học , hầu hết các đơn vị đã phát động sâu rộng công tác nghiên cứu KHKT trong học sinh và chủ động tổ chức các cuộc thi cấp cơ sở để lựa chọn những dự án tiêu biểu nhất tham gia cuộc thi cấp tỉnh.
Theo đánh giá của BGK, 81/116 dự án tiêu biểu tham gia cuộc thi có nội dung và phương pháp phù hợp, thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình theo đúng yêu cầu của một công trình khoa học. Nhiều dự án có tính sáng tạo . Nhiều đề tài khoa học đã chú ý đến việc vận dụng kiến thức học được trên lớp vào nghiên cứu khoa học .
Các dự án tham gia cuộc thi lần này có chất lượng khá tốt, thể hiện sự dày công nghiên cứu của các cá nhân học sinh cũng như sự đầu tư của nhà trường và các giáo viên trong công tác tư vấn, hướng dẫn, có những dự án đã cập nhật được những thành tự khoa học kỹ thuật mới.
Dự án “Thiết bị cảnh báo mực nước thông minh” của học sinh trường THCS Quy Đạt (Phòng GD&ĐT Minh Hóa) đã xuất sắc giành giải nhất.
Nhiều dự án có tính thực tiễn cao, tập trung giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và lao động như: Dự án “Tác động thị trường xuất khẩu lao động nước ngoài đến định hướng lập nghiệp của học sinh Trường THPT Lê Qúy Đôn, THPT Ngô quyền – Bố Trạch – Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Hoàng Thị Kiều và Trần Đình Quyền ở trường THPT Ngô Quyền.
Dự án “Giải pháp sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời ở những vùng thời tiết (mưa, nắng) không ổn định” của tác giả Đinh Thị Kim Oanh và Cao Hùng Cường ở trường THCS&THPT Trung Hóa và Dự án “Thiết bị cảnh báo mực nước thông minh” của tác giả Đào Hoàng Quỳnh Như và Nguyễn Khánh Trang ở trường THCS Quy Đạt (Phòng GD&ĐT Minh Hóa) đã xuất sắc giành giải nhất của cuộc thi.
Ông Hồ Giang Long, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết: Hầu hết các em học sinh tham dự cuộc thi nắm rất chắc kiến thức, phương pháp và mục đích nghiên cứu… Cuộc thi lần này đã một lần nữa đã khẳng định tiềm năng sáng tạo , sự đam mê nghiên cứu của học sinh và sự quan tâm đối với công tác nghiên cứu khoa học của các đơn vị trường học.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình chụp ảnh lưu niệm với hai dự án đạt giải nhất tại hội thi.
Tuy nhiên, cuộc thi vẫn còn một số dự án chưa được đầu tư nhiều về thời gian, công sức và ý tưởng; chưa nắm được quy trình nghiên cứu theo yêu cầu khoa học; chưa thực sự phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu…
Mặc dù có những tồn tại như vậy, nhưng cuộc thi lần này nhìn chung đã đạt được yêu cầu đặt ra là phát huy khả năng sáng tạo , tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh trung học . Qua đó thúc đẩy phong trào học tập nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường…
Kịch bản nào cho học sinh miền Trung nghỉ học quá dài vì bão lũ?
Theo Bộ GD&ĐT, các trường trên cả nước có 2 tuần dự trữ và các trường được chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp cho năm học đảm bảo đúng chương trình đề ra.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, để ứng phó bão số 9 nhiều trường học tại Quảng Bình, Quảng Trị tiếp tục cho học sinh nghỉ học dù trước đó các em vừa nghỉ học vì ảnh hưởng bão số 8.
"Đến thời điểm này, nhiều trường trên địa bàn đã cho học sinh nghỉ 2-3 tuần. Kế hoạch năm học có 2 tuần dự trữ nhưng hiện giờ nhiều trường đã cho học sinh nghỉ sang tuần thứ 3. Không biết bão số 9 đến khi nào mới kết thúc để nhà trường dọn dẹp và học sinh có thể quay trở lại trường.
Việc nghỉ quá số thời gian cho phép khiến cho kế hoạch học kỳ I rất gấp. Nếu thiên tai còn kéo dài hơn, chúng tôi buộc phải xin ý kiến từ Bộ GD&ĐT về kế hoạch dạy bù để thực hiện đúng kế hoạch năm học", đại diện Sở GD&ĐT Quảng Trị cho biết.
Hình ảnh bàn ghế hư hỏng vì mưa lũ tại một trường học tại huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. (Ảnh: Thu Hà)
Về việc nhiều trường cho học sinh nghỉ dài phòng chống bão lũ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý các trường học có thể linh hoạt sắp xếp kế hoạch dạy học của trường ứng với điều kiện thực tế.
"Sau khi học sinh đi học trở lại, các trường có thể giãn chương trình, xây dựng kế hoạch dạy bù. Tuy nhiên, kế hoạch dạy bù cần phù hợp để học sinh được học nhẹ nhàng, tránh tình trạng dồn ép, đảm bảo học sinh tiếp thu được các kiến thức cơ bản, đồng thời có kế hoạch củng cố kiến thức cho học sinh sau đợt nghỉ do mưa lũ.
Với những trường bị lũ cuốn trôi sách vở, đồ dùng học tập, Bộ GD&ĐT đã và đang kêu gọi các nhà xuất bản, nhà hảo tâm cung cấp sách giáo khoa, vở, thiết bị dạy học cho các trường học, đảm bảo học sinh vùng lũ khi đến trường có đủ sách vở, đồ dùng học tập tối thiểu", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết.
"Nếu bão chồng bão, lũ chồng lũ như hiện nay, các địa phương cũng phải tính đến phương án học sinh nghỉ quá quỹ thời gian dự phòng. Khi đó, các trường sẽ phải xây dựng phương án dạy bù trong năm học để đảm bảo hoàn thành chương trình.
Điều này có thể thực hiện vì chương trình hiện hành thiết kế dạy học 1 buổi/ngày, các trường sẽ vẫn có thời gian 1 buổi để dạy bù mà không gây áp lực cho học sinh.
Các trường vận dụng chỉ đạo năm học của Bộ GD&ĐT về việc giao quyền tự chủ cho nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục; linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục không chỉ trong lớp học mà có thể thực hiện cả ngoài giờ lên lớp, trong phòng thí nghiệm, làm dự án học tập...", ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết.
Trong đợt mưa lũ vừa qua tại tỉnh Quảng Bình có 334 trường với khoảng 3.000 phòng học và phòng chức năng bị lũ nhấn chìm. Đặc biệt, đồ dùng học tập, sách vở của học sinh vùng lũ đã bị hư hỏng do ngâm nước lâu ngày. Điển hình như Trường tiểu học Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), các đợt lũ liên tiếp trong hơn 2 tuần qua đã làm cơ sở vật chất trường lớp bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề. Mức nước cao tới 2,5 - 3m làm hư hỏng toàn bộ hệ thống bơm lọc nước bể bơi của nhà trường, hư hỏng nhiều cơ sở vật chất, cuốn trôi hàng trăm bộ thiết bị dạy học, sách vở, học sinh đến giờ chưa thể quay lại trường.
Trường học sập tường, bung cửa vì lũ lụt Công tác lâu năm ở vùng thường xuyên bị ngập lụt, thầy Nguyễn Hữu Sơn (Lệ Thủy, Quảng Bình) không ngờ thiên tai năm nay lại tàn phá trường đến thế. Ngày 24/10, dù nước lũ chưa rút hết, giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã đến trường để dọn dẹp. Một số phụ huynh, thanh...