Nam thanh niên bị xương cá đâm nhiễm trùng tụy
Chiếc xương cá trong bụng nam thanh niên đã đâm đến tận tuyến tụy, gây ra một ổ áp xe nguy hiểm.
Chiều 25.10, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho hay, các bác sĩ ở đây vừa phẫu thuật thành công cho một nam thanh niên bị ổ áp xe vùng đầu tụy cùng với dị vật là chiếc xương cá. Đây là một trường hợp khá hy hữu vì xương cá đâm đến tận tuyến tụy của bệnh nhân.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật – Ảnh: BVCC
Bệnh nhân là anh T.M.H (33 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Cách đây 1 tháng, anh H. có ăn cá nhưng không có dấu hiệu bị mắc xương. Tuy nhiên, sau đó anh H. cảm thấy đau bụng, sốt nhẹ kéo dài. Bệnh nhân đến một cơ sở y tế gần nhà nhập viện và được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột. Sau hơn 1 tuần điều trị tại đây, bệnh nhân được xuất viện về nhà nhưng sau đó tiếp tục xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ, ăn uống kém.
Chiều 19.10, anh H. đến nhập viện tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tại đây, các bác sĩ bất ngờ phát hiện bệnh nhân có ổ áp xe kích thước 8×5cm vùng đầu tụy cùng với dị vật nghi ngờ là xương cá.
BSCK2 Chung Hoàng Phương, Khoa Ngoại Tiêu hóa, cho biết qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng này sau khi ăn cá nhưng không có biểu hiện mắc xương. Lúc này, bác sĩ cho chỉ định siêu âm bụng và chụp CT có cản quang để tìm dị vật trong bụng.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy bệnh nhân có ổ áp xe vùng đầu tụy cùng với dị vật cản quang nghi ngờ là xương cá, được chuyển vào Khoa Ngoại Tiêu hóa điều trị. Tại đây, các bác sĩ hội chẩn và quyết định phẫu thuật nội soi xử trí thương tổn vùng áp xe tụy và gắp dị vật ra tránh áp xe lan rộng diễn tiến nhiễm trùng nặng hơn.
Khối áp xe ở tuyến tụy của bệnh nhân do xương cá đâm vào – Ảnh: BVCC
“Khi phẫu thuật vào ổ bụng vùng bờ dưới gan trái thì phát hiện đầu xương cá nhô ra, các bác sĩ tiến hành rút xương cá. Sau đó mở tiếp vào vùng sau dạ dày, bờ trên tụy có khối áp xe to phập phều kích thước 8×5cm, dùng ống dẫn lưu chọc khối trên rút ra được 20ml dịch mủ nâu đặc có lẫn mô hoại tử. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, ê kíp đã dẫn lưu hiệu quả ổ áp xe và lấy được 1 đoạn xương cá 3cm ra khỏi ổ bụng. Sau phẫu thuật ngày thứ 5, người bệnh tiếp tục được dẫn lưu thêm 150ml dịch từ khối áp xe”, bác sĩ Phương chia sẻ và cho biết thêm: “Hiện diễn biến người bệnh ổn định, không sốt, không đau bụng, tự ăn uống được. Nếu không có gì thay đổi, bệnh nhân sẽ xuất viện trong một vài ngày tới”.
Theo bác sĩ Phương, thông thường các dị vật đường tiêu hóa như xương cá, tăm xỉa răng… sẽ gây rách, thủng, viêm ở vùng ổ bụng (dạ dày, đại tràng, ruột non…), ít khi đi sâu được vào bên trong tuyến tụy. Áp xe tụy do nuốt xương cá hoặc vật lạ khác là một tình trạng hiếm gặp, nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng.
Chiếc xương cá nằm trong tuyến tụy của bệnh nhân được các bác sĩ phẫu thuật lấy ra – Ảnh: BVCC
“Khi một vật thể lạ, trong trường hợp này xương cá, đã xuyên qua đường tiêu hóa và đến tuyến tụy, nó có thể dẫn đến viêm tụy, gây tổn thương, nhiễm trùng và hình thành áp xe. Nếu không xử lý kịp thời, nhiễm trùng có thể lây lan sang các mô và cơ quan xung quanh, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng”, bác sĩ Phương nói.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Phương khuyến cáo mọi người khi ăn uống cần phải cẩn thận, nhai chậm và kỹ, đặc biệt là người lớn tuổi mất răng và trẻ nhỏ. Trong trường hợp nghi ngờ hóc xương hoặc các loại dị vật khác thì cần phải đến cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám.
Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng và phát triển các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết hoặc suy đa cơ quan.
Cằm biến dạng đau đớn sau khi dán cao trị mụn
Chị T. có nốt mụn nhỏ ở vùng cằm, ấn vào đau, sốt nên tự mua thuốc, cao dán về điều trị.
Tuy nhiên, vùng cằm của chị ngày càng sưng nề, tấy đỏ lan rộng đau đớn.
Bệnh nhân 48 tuổi vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tình trạng đau đớn, sưng nề, tấy đỏ vùng cằm kèm theo sốt, nốt mụn có mủ trắng.
Sau khi nhập viện vào khoa Răng hàm mặt, chị T. được các bác sĩ chẩn đoán viêm tấy lan tỏa vùng cằm dưới hàm. Bệnh nhân được điều trị tích cực nhưng không tiến triển. Vùng cằm có mủ chảy ra, xuất hiện nhiều ổ áp xe, sốt cao liên tục.
Vùng cằm chị T. khi đến viện sưng tấy, đau đớn, biến dạng. Ảnh: BVCC
Xét nghiệm cấy mủ tại vị trí tổn thương tìm thấy vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Bệnh nhân được điều trị theo kháng sinh đồ kết hợp phẫu thuật trích rạch viêm tấy lan tỏa, dẫn lưu ổ mủ và thay băng hàng ngày. 7 ngày sau phẫu thuật, người bệnh đỡ đau, vết mổ khô, không còn chảy dịch. Tới ngày 15/10, bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện về nhà.
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Hà, Trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, cho biết vi khuẩn tụ cầu vàng có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông. Tiếp sau đó, chúng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn kèm mủ với triệu chứng khởi phát là sự xuất hiện của mụn nhọt, chốc lở và các ổ áp xe trên da.
Bác sĩ Hà cũng cho biết thêm bệnh do tụ cầu gây nên ở da thường do môi trường bên ngoài xâm nhập vào, thường ít gây bệnh nếu chỉ cư trú trên da. Tuy nhiên, khi có vết thương hở, mụn kèm theo vệ sinh kém, đề kháng yếu, tụ cầu vàng sẽ có cơ hội gây bệnh nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự ý chích nặn mụn, nhọt hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét rộng, gây nhiễm trùng máu. Khi bị mụn nhọt, nếu thấy sốt cao, mệt mỏi, kèm theo các triệu chứng toàn thân nặng cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế.
Uống thuốc ho 1 tháng không khỏi, đi khám phát hiện hạt điều trong phổi Bà N.T.M (70 tuổi, ngụ TP.HCM) bị hen suyễn nên khi thấy ho nhiều, khò khè, khó thở liền mua thuốc về uống. Sau 1 tháng uống thuốc không khỏi, bà lên cơn sốt, ho nhiều, phải dùng máy trợ thở tại nhà. Ngày 4.10, bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Tuấn Trọng (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM)...