Nam sinh nước ngoài đầu tiên giành học bổng của Đại học Bách khoa Hà Nội
Với điểm số học tập 3.84/4, Vun Liem (SN 1997, Campuchia) là du học sinh đầu tiên giành học bổng khuyến khích học tập của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Vun Liem đang là sinh viên năm thứ 4, lớp Kỹ thuật cơ khí điện tử K26, Đại học Bách khoa Hà Nội. Học kỳ II năm học 2020 – 2021, em xuất sắc vượt qua hơn 35 nghìn sinh viên để giành học bổng khuyến khích học tập.
Với một sinh viên quốc tế, việc cạnh tranh và “đánh bại” nhiều bạn học ở Việt Nam để được học bổng này là điều không hề dễ dàng.
Vun Liem – du học sinh người Campuchia.
Vun Liem sinh ra và lớn lên ở tỉnh Banteaymeanche (Campuchia), cách thủ đô Phnom Penh hơn 400km.
Em là người duy nhất trong gia đình 4 anh chị em được đi học lên đến cấp 3 và đại học. Vì gia đình quá khó khăn, nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp nên các anh chị lớn đều phải đi làm thuê từ khi học hết cấp 2. Là em út, Vun Liem được ưu tiên và cũng là niềm hy vọng của cả nhà.
Năm 2015, Vun Liem đỗ vào Viện Khoa học và Công nghệ Campuchia và giành được 50% học bổng. Tuy nhiên, với học bổng này, em vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp hàng tháng từ gia đình. Hết một kỳ, em quyết định tìm hiểu thông tin về học bổng toàn phần ở nước ngoài để đi du học. Em không muốn bản thân là gánh nặng cho gia đình.
Vun Liem apply hồ sơ xin học bổng sang Nhật Bản và Việt Nam. Ngoài bài thi ngoại ngữ, em phải hoàn thành thêm các bài thi Toán, Lý, Hoá và bài luận. Năm đó, khoảng 600 bạn cùng thi để xin học bổng. May mắn em được Chính phủ Campuchia chọn cấp học bổng toàn phần (bao gồm: toán bộ học phí, phí sinh hoạt và đi lại) vào Đại học Bách khoa Hà Nội.
Em cũng là bạn trẻ duy nhất của huyện nghèo biên giới Mongkolborey (Campuchia) đỗ đại học và được đi du học. Ban đầu Vun Liem chưa biết nhiều thông tin về Đại học Bách khoa Hà Nội. Một người từng đi du học ở Việt Nam đã tư vấn nên chọn trường này vì phù hợp với chuyên ngành Vun Liem đang theo học ở Campuchia và cũng phát huy được khả năng học các môn học tự nhiên, nghiên cứu khoa học ứng dụng. Người đó cũng không quên cảnh báo Vun Liem: “Đỗ được vào Đại học Bách khoa Hà Nội rất khó, nhưng khó hơn là làm sao để ra trường đúng hạn”.
Vun Liem khá tự tin vào khả năng của bản thân. bởi thành tích học 12 năm học và điểm thi đại học ở Campuchia của em thuộc top cao.
Video đang HOT
Sang Việt Nam từ tháng 9/2016, Vun Liem dành một năm đầu theo học Tiếng Việt ở trường Hữu Nghị 80 (Sơn Tây, Hà Nội). Nam sinh nhớ lại lần đầu tiên tiếp xúc với Tiếng Việt thấy rất khó. Đặc biệt là những dấu huyền, sắc, hỏi, nặng khiến bất kể học sinh nào cũng phải lúng túng.
Nam sinh dành khoảng 2 tháng chỉ để học cách phân biệt các dấu. Cách học này khá hiệu quả. Khi phân biệt được dấu thì việc ghép từ vựng trở nên đơn giản hơn. Vun Liem chia sẻ, Tiếng Việt viết dễ nhưng phát âm thì khó, ngược lại, tiếng Campuchia nói dễ hơn viết.
Sau khoảng 3 tháng kiên trì học Tiếng Việt, điều vui nhất với cậu sinh viên người Campuchia là có thể tự đi chợ và biết mặc cả giá tiền với người bán hàng tạp hoá.
Giữa năm 2017, Vun Liem hoàn thành chương trình học tiếng và bắt đầu đến học tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Buổi học đầu tiên là một cú sốc với em. Dù được giáo viên đánh giá giỏi Tiếng Việt nhưng nam sinh chỉ hiểu được 30 – 40% bài giảng.
Lớp học khoảng 200 sinh viên, tất cả đều là người lạ, em không thể nhờ bạn nào phiên dịch từ Tiếng Việt sang tiếng Campuchia. Trong khi đó, giảng viên vừa trao đổi nội dung, vừa viết bảng liên tục, tốc độ giảng bài nhanh hơn em từng học rất nhiều lần.
Học kỳ đầu, em thường xuyên ở trong trạng thái không chép kịp bài và bập bõm với những kiến thức thầy cô giảng. Bài tập về nhà của em luôn gấp đôi các bạn trong lớp. Bởi, ngoài việc giải các kiến thức thầy yêu cầu, em phải thực hiện thêm một bài tập nữa là dịch từ Tiếng Việt sang tiếng Campuchia, sau khi có đáp án thì phải dịch ngược lại để nộp cho thầy kiểm tra.
Khó khăn hơn là những môn học nhiều từ chuyên ngành như Triết học, Pháp luật đại cương, em “thất bại” thảm hại về điểm số. Kết thúc học kỳ 1 năm thứ nhất, nam sinh người Campuchia sốc khi nhìn kết quả tổng kết 2.14/4 – loại trung bình.
“Từ sinh viên giỏi trong trường đại học hàng đầu ở Campuchia mà sang Việt Nam lại có kết quả thấp như vậy khiến em có chút xấu hổ không dám khoe với bạn bè, bố mẹ” , Vun Liem nói.
Vun Liem chụp trong ngày Tết cổ truyền của Campuchia do hội sinh viên tổ chức tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Vực lại tinh thần, kết bạn với sinh viên Việt Nam nhiều hơn, Vun Liem chăm chỉ giao tiếp, đọc thêm các sách tham khảo và xây dựng một phương pháp học mới. Nhờ đó kết thúc năm học thứ nhất, thứ hai, thứ ba điểm số dần được cải thiện tốt hơn.
Phương pháp học được Vun Liêm áp dụng là sắp xếp đăng ký các môn học khó vào cuối tuần, còn đầu tuần là những môn học dễ. Để biết môn nào khó – dễ em sẽ tham khảo anh chị đi trước.
Sau 4 năm học, em rút ra kinh nghiệm, cách dạy học ở Bách khoa Hà Nội khá đặc thù, giảng viên chỉ định hướng, sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Nếu bạn nào tập trung ngay từ đầu kỳ, vừa học, vừa ôn tập sẽ nhớ lâu hơn là dồn lại cuối kỳ để ôn bài sẽ khó được điểm số cao.
Ngoài học các môn trên trường, em cũng tham gia nhiều hoạt động hơn vừa để kết bạn, vừa lấy điểm rèn luyện cao, giúp dễ dàng giành các học bổng của trường hơn.
Trong thời gian tới, Vun Liem cố gắng duy trì thành tích học tập để hoàn thành mục tiêu tốt nghiệp sớm vào tháng 2/2022. Sau khi ra trường, em sẽ trở về Campuchia để vừa kinh doanh, vừa chăm sóc sức khoẻ cho mẹ tốt hơn.
Sáu năm đi học xa nhà, Vun Liêm luôn biết tự chăm sóc bản thân và tự cân bằng cuộc sống. Mỗi khi buồn hay vấp ngã, em luôn lấy gia đình làm động lực để tiến lên. “Do ảnh hưởng dịch COVID-19, hơn 2 năm rồi em chưa về thăm nhà. Lần cuối em về thăm nhà là hồi tháng 2/2019. Lúc đó ông nội và bố mẹ đều đang khoẻ mạnh. Nhưng sau đó ông nội đã mất và mẹ thì đang nằm viện điều trị. Mỗi lúc nhớ nhà, em chỉ có thể nhìn thấy mọi người qua điện thoại”, nam sinh chia sẻ.
Nữ sinh chuyên Văn giành học bổng toàn phần 7 tỉ đồng của Mỹ
Phan Ngọc Linh (sinh năm 2002, Hà Nội) vừa chinh phục thành công học bổng toàn phần trị giá gần 7 tỉ đồng cho 4 năm tại Trường Đại học Colby College tại Mỹ.
Những ngày cuối tháng 6, Phan Ngọc Linh (sinh năm 2002, cựu học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam) đang chuẩn bị những hành trang cho kì nhập học tại Mỹ vào tháng 8 sắp tới.
Đầu tháng 2/2021, Ngọc Linh nhận tin vui khi trúng tuyển vào Colby College với trị học bổng 7 tỉ đồng, bao gồm chi phí ăn, ở, tiền học, vé máy bay và một phần phí sinh hoạt.
Linh đã đề nghị dời thời gian nhập học chính thức chậm lại 1 năm (gap year) để có thêm những trải nghiệm cũng như lựa chọn chính xác hơn về chuyên ngành dự định học khi đến Colby College.
"Colby College là lựa chọn đầu tiên của em trong quá trình nộp hồ sơ vì môi trường học thân thiện. Trường phát triển mạnh các ngành học liên quan đến STEM như Hoá, Toán. Đặc biệt là 1 trong những trường đầu tiên của khối LAC có bộ phận hỗ trợ ứng dụng AI trong học tập. Ngoài ra mức học bổng trường dành cho sinh viên quốc tế rất hấp dẫn, nếu nhận được em sẽ đỡ lo lắng về tài chính", nữ sinh 10X cho hay.
Hoàn thành chương trình trung học phổ thông tại trường chuyên Amsterdam, Ngọc Linh dành 1 năm để tìm hiểu và chuẩn bị cho bộ hồ sơ du học Mỹ. Đây là khoảng thời gian để em hiểu rõ được bản thân mình muốn gì và muốn phát triển như thế nào trong tương lai.
Phan Ngọc Linh xuất sắc chinh phục học bổng 7 tỉ đồng của trường Colby College. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Xuất phát điểm tiếng Anh của Linh thấp hơn các bạn. Em đã dành 6 tháng để ôn tập lại các kiến thức nền rồi mới bắt đầu tăng tốc để thi SAT. Em kiên trì làm đề, ghi từng lỗi sai để tránh lặp lại, tập trung cho những kỹ năng khó như viết, nói. Thành quả sau 2 tháng chăm chỉ là số điểm SAT 1570/1600 và 103/120 TOEFL.
Hồ sơ bao gồm điểm thi IELTS, TOFEL; điểm trung bình 3 năm cấp ba và năm lớp 9; giải thưởng học sinh giỏi; CV hoạt động ngoại khóa và một bài luận chính.
Về bài luận chính, Linh chỉ mất khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày để hoàn thành. Linh đã lựa chọn hình ảnh chiếc xe rác để làm chủ đề của bài luận. Em khá ấn tượng khoảnh khắc khi em nhìn thấy một xe rác đang đi ở trên đường và có slogan trên là "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp". Kết nối bài luận, sau khi nói về xe rác xong, em kể về 3 sự kiện trong cuộc đời, góp phần làm nên tính cách của em.
"Cuộc đời chiếc xe rác mặc dù nó cũ kĩ, hao mòn, phả khói như thế nhưng nó vẫn cố gắng từng ngày vì nếu không có thì môi trường còn trở nên bẩn hơn rất nhiều. Cũng giống như mỗi người chúng ta, dù gặp biến cố gì, mình vẫn phải vượt qua. Vì đối với em, khi mình đang cố gắng có nghĩa là cuộc sống của mình có ý nghĩa", nữ sinh 10X chia sẻ.
Từ học sinh chuyên văn, Ngọc Linh có niềm yêu thích với toán học và quyết định sẽ theo đuổi những ngành liên quan đến khoa học tự nhiên trong thời gian học tại Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thời gian học trung học phổ thông, Linh là một cô gái khá năng động khi tích cực tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá như làm từ thiện, phát triển văn hoá đọc,... Linh đã cùng các bạn thành lập dự án iMAGIC kêu gọi quyên góp sách để gửi tặng các em nhỏ vùng cao, đến nay đã bước sang mùa thứ 3.
Bên cạnh đó, Linh còn là thành viên của câu lạc bộ tranh biện trong trường, tham dự các hội nghị mô phỏng. Cô gái cũng rất tâm huyết với mảng kinh doanh khi tham gia các sự kiện, câu lạc bộ start-up của trường trong vai trò trưởng ban tổ chức, trưởng ban tài chính.
Những hoạt động ngoại khóa như vậy giúp Linh trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Đồng thời, em phát triển được khả năng lãnh đạo, cách làm việc nhóm, gắn kết mọi người cùng xây dựng dự án có ý nghĩa cho cộng đồng.
Theo Linh, với hồ sơ du học để giành được học bổng không có tiêu chuẩn chung nhất đinh nào. Để có thể thuyết phục ban tuyển sinh, ứng viên cần thể hiện sự quan tâm, đóng góp của mình với trường. Bên cạnh bài luận, Linh còn tham gia các hoạt động mà trường tổ chức online, nói chuyện với các học sinh đang học ở trường.
Hiện tại, Ngọc Linh đang cố gắng trau dồi bản thân, đi dạy thêm, học những kĩ năng online trên mạng internet như lập trình. Nói về dự định trong thời gian tới, Linh dự định sẽ theo học ngành Toán ứng dụng tại trường đại học ở Mỹ.
Trao Học bổng Năng lượng Tương lai AES cho sinh viên xuất sắc tại Hà Nội Học bổng Năng lượng Tương lai AES là một trong những sáng kiến của AES Mông Dương (công ty con của AES Việt Nam), nhằm góp sức đào tạo, chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật cao cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng và ngành năng lượng Việt Nam nói chung. Đại diện AES Mông Dương, bà Nguyễn Thúy Hồng - Giám...