Nấm miệng là gì? Những điều cần biết về bệnh nấm miệng

Theo dõi VGT trên

Nấm miệng là một trong những bệnh rất nhiều người mắc phải nhưng thực tế rất nhiều người vẫn còn mơ hồ và không biết nấm miệng là gì?

Nấm miệng là gì? Những điều cần biết về bệnh nấm miệng - Hình 1

1. Bệnh nấm miệng là gì?

Trước thắc mắc bệnh nấm miệng là gì các bác sĩ đã giải đáp như sau: Bệnh nấm miệng hay còn gọi là đẹn miệng (Oral Thrush).

Đây là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ lại trên lớp lót miệng. Thực chất nấm Candida là một sinh vật có trong miệng người nếu phát triển quá mức có thể gây nên những triệu chứng bất thường.

Nhiều người có chung thắc mắc nấm miệng là gì là bởi bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già, bởi những đối tượng này có hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, bệnh cũng xuất hiện ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc bị mắc một bệnh lý nào đó hay người đang phải dùng thuốc để điều trị bệnh.

Nấm miệng là gì? Những điều cần biết về bệnh nấm miệng - Hình 2

Bệnh nấm miệng hay còn gọi là đẹn miệng (Oral Thrush) – Ảnh: Internet.

Nếu bạn khỏe mạnh thì nấm miệng không đáng lo ngại nhưng nếu bạn có hệ miễn dịch yếu thì những triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến phức tạp và khó kiểm soát hơn.

2. Dấu hiệu của bệnh nấm miệng

Với mỗi đối tượng, bệnh nấm miệng sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

- Với trẻ nhỏ và người lớn: xuất hiện kem màu trắng trên lưỡi, mặt trong má, vòm họng, nướu, amidan; các tổn thương nhô lên và nhẹ như phô mai; đỏ, rát, đau, khó ăn, khó nuốt; nứt, đỏ ở góc miệng; cảm giác như đang ngậm bông gòn trong miệng; mất vị giác; đỏ, kích thích và đau dưới răng giả.

Có một số trường hợp đặc biệt có liên quan đến ung thư hay suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh HIV/AIDS, các tổn thương có thể lan xuống dưới thực quản, khi đó bạn sẽ cảm thấy khó nuốt, đau và cảm thấy bị nghẹn ở cổ.

Nấm miệng là gì? Những điều cần biết về bệnh nấm miệng - Hình 3

Bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng – Ảnh: Internet.

- Với trẻ nhỏ và trẻ bú mẹ: xuất hiện những mảng bám trong miệng, thói quen ăn và bú bị thay đổi, khi bú hay quấy khóc, bệnh có thể lây sang mẹ khi trẻ bú và cũng có thể truyền ngược lại từ ngực mẹ vào miệng trẻ. Nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm Candida ở ngực sẽ bị đỏ bất thường, nhạy cảm, nứt hoặc đỏ núm vú; bóng da bất thường ở quầng vú, đau khi chăm sóc vú, đau núm vú khi trẻ bú, đau nhói sâu trong ngực.

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn hoặc con bạn xuất hiện những tổn thương trắng trong miệng hãy đến gặp các bác sĩ, nha sĩ ngay. Nấm miệng cũng có thể xuất hiện ở trẻ lớn, thanh thiếu niên hay những người lớn khỏe mạnh.

Nấm miệng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ lâu lành, xuất hiện nhiều đốm trắng. Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị kịp thời.

4. Nguyên nhân gây nấm miệng

Bệnh nấm miệng rất dễ nhận ra nhưng lại không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nấm miệng là gì. Bình thường, hệ miễn dịch của con người sẽ làm việc để đẩy lùi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trên cơ thể. Tuy nhiên không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng làm tốt công việc của mình, khi hệ miễn dịch yếu đi sẽ làm tăng số lượng nấm candida và gây nên nấm miệng.

Loại nấm Candida thường gặp nhất là Candida Albicans, bên cạnh đó một số yếu tố như suy giảm hệ miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng có thể kể đến:

Video đang HOT

- Hệ miễn dịch yếu: bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ và người già. Bởi đây là những người có hệ miễn dịch yếu. Bên cạnh đó những người bị bệnh HIV, ung thư hay đang thực hiện điều trị ung thư, ghép tạng có thể làm hệ miễn dịch bị suy yếu.

Nấm miệng là gì? Những điều cần biết về bệnh nấm miệng - Hình 4

Đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường trong răng miệng – Ảnh: Internet.

- Với những người bị bệnh tiểu đường mà không được chữa trị kịp thời thì tuyến nước bọt có thể chứa một lượng đường lớn và làm gia tăng sự phát triển của nấm Candida

- Nhiễm nấm âm đạo cũng có thể gây nấm miệng và bạn có thể lây bệnh sang cho con của mình.

- Thuốc: việc dùng thuốc điều trị bệnh, thuốc kháng sinh có thể phá hủy sự cân bằng tự nhiên của các sinh vật có trên cơ thể là làm tăng khả năng mắc bệnh nấm miệng.

- Các vấn đề răng miệng khác như mang răng giả, nhất là răng giả hàm trên hoặc người thường xuyên bị khô miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nấm miệng.

5. Tác hại và biến chứng bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng khá nguy hiểm và có thể gây tổn thương cho lưỡi, bên trong má hay vòm họng và người bệnh sẽ gặp khó khăn khi ăn uống hoặc nói.

Nấm miệng là bệnh chung của tất cả mọi người nhưng với những người bị suy giảm hệ miễn dịch do điều trị một số bệnh ung thư hay HIV/AIDS, những người có hệ miễn dịch yếu thì bệnh nấm miệng cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bị nấm miệng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm Candida hệ thống rất nghiêm trọng và trong trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch yếu, nấm miệng có thể lan đến thực quản và những bộ phận khác trên cơ thể.

Nấm miệng là gì? Những điều cần biết về bệnh nấm miệng - Hình 5

Có thể dùng thuốc để điều trị nấm miệng – Ảnh: Internet.

6. Phương pháp điều trị bệnh nấm miệng

Chính những tác hại của bệnh lý này khiến rất nhiều người quan tâm đến phương pháp điều trị bệnh nấm miệng là gì. Và để điều trị bệnh, cần phải thực hiện như sau:

6.1. Chuẩn bị trước khi khám

Nếu phát hiện có những biểu hiện bất thường bạn có thể đến khám bởi những bác sĩ nha khoa. Khi đến gặp các bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:

- Triệu chứng bệnh xuất hiện khi nào?

- Bạn có dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng không?

- Bạn có mắc bệnh hen suyễn không?

- Bạn có sử dụng steroid dạng hít không?

- Bạn có mắc bệnh mạn tính nào không?

- Bạn có gặp triệu chứng bất thường nào mới không?

Bạn cần cung cấp tất cả những thông tin mình biết để việc chẩn đoán và điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.

6.2. Chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào vùng bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Nếu nấm chỉ xuất hiện trong miệng: Các bác sĩ sẽ tiến hành khám miệng để nhìn các tổn thương, lấy một ít tổn thương và quan sát dưới kính hiển vi. Trong trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu bạn khám sức khỏe tổng quát, làm xét nghiệm máu để lấy cơ sở chẩn đoán bệnh.

Nếu nấm xuất hiện ở cả thực quản các bác sĩ sẽ phải tiến hành sinh thiết bằng cách lấy một mẫu mô và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để xác định chủng vi khuẩn hay loại nấm nào gây nên bệnh nấm miệng.

Ngoài ra bác sĩ có thể tiến hành nội soi bằng các dùng một ống mềm có camera kèm đèn để kiểm tra thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non. Trong trường hợp cần thiết bạn sẽ được yêu cầu khám tổng quát để kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu để xác định đâu là nguyên nhân gây bệnh.

Nấm miệng là gì? Những điều cần biết về bệnh nấm miệng - Hình 6

Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng bệnh – Ảnh: Internet.

6.3. Cách điều trị nấm miệng

Điều trị nấm miệng là để ngăn chặn sự lây lan của nấm. Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh.

Với người lớn và trẻ lớn khỏe mạnh các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm, có thể là viên ngậm, viên uống hay dung dịch súc miệng và uống vào luôn. Nếu dùng thuốc điều trị tại chỗ không mang lại hiệu quả các bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc có tác dụng toàn thân.

Với trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú: để tránh lây lan từ mẹ sang con và ngược lại các bác sĩ sẽ cho em bé uống thuốc kháng nấm nhẹ và mẹ sẽ dùng kem kháng nấm để thoa lên ngực.

Nếu người lớn bị suy giảm miễn dịch các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm

Trong khi điều trị nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng và không dùng sterois đường hít. Vì như vậy nấm miệng có thể tái phát.

7. Nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị nấm miệng?

7.1. Bị nấm miệng nên ăn gì?

Nhiều người sẽ thắc mắc bị nấm miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh hoặc hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng đau, rát, khó nuốt. Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể tham khảo:

- Sữa chua

Tuy không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nấm Candida nhưng sữa chua lại cung cấp cho cơ thể một lượng lợi khuẩn dồi dào và từ đó giúp thiết lập trạng thái vi sinh trong miệng. Tốt nhất hãy chọn sữa chua không đường.

- Thực phẩm giàu vitamin C giúp tiêu diệt một số loại khuẩn nấm và nâng cao hệ miễn dịch. Bạn có thể ăn ổi, cam, nước canh, rau ngót,… Lưu ý, với nước chanh thì không nên uống ở dạng đặc vì sẽ khiến các vết thương trong khoang miệng bị xót và khó lành hơn.

7.2. Bị nấm miệng không nên ăn gì?

Về nguyên tắc thì nấm miệng khiến hệ vi sinh trong khoang miệng bị mất cân bằng. Vì thế mà việc nấm miệng không nên ăn một số nhóm thực phẩm sẽ giúp ích cho việc điều trị được tiến triển tốt hơn.

- Hạn chế đường, tinh bột vì sẽ khiến nấm Candida có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển

- Hải sản có thể gây dị ứng và tăng cảm giác ngứa ngáy, nóng rát do nấm gây nên

- Thực phẩm cay nóng sẽ khiến tình trạng tổn thương và lở loét trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời khiến chức năng gan suy giảm ảnh hưởng tới khả năng loại bỏ độc tố

- Thực phẩm dầu mỡ, nhiều chất béo nếu tiêu thụ nhiều sẽ kích thích sự phát triển của nấm Candida

- Rượu bia và các chất kích thích sẽ gây ra sự mất cân bằng vi sinh trong khoang miệng.

8. Biện pháp phòng ngừa nấm miệng

Để hạn chế bị nấm miệng, tốt nhất mọi người nên chủ động phòng bệnh bằng cách:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhất là sau khi ăn, sau khi uống thuốc, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch sẽ răng

Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ răng giả hàng ngày

Khám nha sĩ thường xuyên để biết được tình hình sức khỏe răng miệng và có hướng xử lý bệnh kịp thời.

Hạn chế ăn đường, duy trì mức đường huyết trong cơ thể, tiến hành điều trị bệnh khô miệng và nấm sinh dục càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin liên quan tới nấm miệng là gì. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường cần nhanh chóng tới cơ quan y tế để được thăm khám kịp thời.

Nhận biết nấm sinh dục

Thời gian gần đây tôi rất hay bị ngứa phần phụ. Bạn tôi nói tôi bị nấm Candida. Xin quý báo cho tôi biết những thông tin về bệnh nhiễm nấm Candida sinh dục. Làm thế nào để xác định đúng bệnh và điều trị đúng cách?

Nguyễn Thị Lan (Hà nội)

Nhận biết nấm sinh dục - Hình 1

Bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, nó đứng thứ 2 sau viêm âm đạo do vi khuẩn và thường cao gấp 3 lần bệnh trùng roi âm đạo.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Candida albicans chiếm khoảng 90%, ngoài ra còn có các chủng Candida khác và Torulopsis glabrata. Nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm nhưng không có biểu hiện bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi như vệ sinh kém, mặc quần áo quá chật, quần lót bằng vải ni-lông gây ẩm ướt và không thoáng khí dễ có biểu hiện bệnh lý. Nguồn lây nhiễm nấm có thể ở ngoài môi trường hoặc ở đường tiêu hoá.

Khi mắc bệnh, phụ nữ thường có 2 triệu chứng nổi bật là rất ngứa và ra khí hư. Triệu chứng ngứa âm hộ là thường gặp nhất và làm cho người bệnh rất khó chịu, nhiều người gãi gây trầy xước làm bội nhiễm tại chỗ. Khí hư thường không nhiều và có màu trắng như váng sữa, không có mùi hôi.

Các biểu hiện khác là đau, cảm giác bỏng rát trong âm đạo, âm hộ, đi tiểu khó và đau khi giao hợp. Trường hợp nặng có thể gây đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn. Bệnh thường nặng lên trước kỳ kinh nguyệt.

Với các biểu hiện, triệu chứng trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm để điều trị ngay. Tuy nhiên bạn cần lưu ý vệ sinh tại chỗ, giữ vùng kín không bị ẩm ướt, không mặc đồ quá chật, đồ ni-lông.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông ở Hà Tĩnh ngã quỵ, tử vong khi chơi PickleballNgười đàn ông ở Hà Tĩnh ngã quỵ, tử vong khi chơi Pickleball
21:39:29 24/04/2025
5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu
09:48:36 25/04/2025
Thoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết ápThoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết áp
05:27:34 25/04/2025
Người phụ nữ bất ngờ phát hiện ung thư gan dù không uống rượu, không viêm ganNgười phụ nữ bất ngờ phát hiện ung thư gan dù không uống rượu, không viêm gan
07:40:45 24/04/2025
Chế độ ăn hỗ trợ kiểm soát hội chứng Peutz-JeghersChế độ ăn hỗ trợ kiểm soát hội chứng Peutz-Jeghers
04:27:28 25/04/2025
Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thaoCung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao
08:32:35 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng DresslerDùng thuốc trong Hội chứng Dressler
21:40:42 24/04/2025
Cách uống nước giúp làm sạch mỡ máu của người NhậtCách uống nước giúp làm sạch mỡ máu của người Nhật
14:09:58 25/04/2025

Tin đang nóng

Giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Tội danh nào đang chờ đợi 2 vợ chồng?Giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Tội danh nào đang chờ đợi 2 vợ chồng?
20:51:11 25/04/2025
Sinh viên năm cuối Đại Học Y đuối nước ở Thái Bình, mẹ khóc ngất chứng kiến cảnh đau lòngSinh viên năm cuối Đại Học Y đuối nước ở Thái Bình, mẹ khóc ngất chứng kiến cảnh đau lòng
18:39:06 25/04/2025
Sau clip nhào lộn gây dậy sóng, Hoa hậu Ý Nhi "văng" khỏi Top 10 dự đoán ở Miss WorldSau clip nhào lộn gây dậy sóng, Hoa hậu Ý Nhi "văng" khỏi Top 10 dự đoán ở Miss World
18:26:45 25/04/2025
Cảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương ThuýCảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương Thuý
20:05:20 25/04/2025
Bị chồng lấy hết tài sản, người phụ nữ dắt 4 con nhỏ ra trạm xe buýt ngủ: Đã có cách giải quyếtBị chồng lấy hết tài sản, người phụ nữ dắt 4 con nhỏ ra trạm xe buýt ngủ: Đã có cách giải quyết
18:41:07 25/04/2025
Muốn chuyển 160 triệu vào một tài khoản ngân hàng OCB, người phụ nữ U70 mang tiền mặt đến nhà người quen nhờ giúp thì bị ngăn lại vì một lý doMuốn chuyển 160 triệu vào một tài khoản ngân hàng OCB, người phụ nữ U70 mang tiền mặt đến nhà người quen nhờ giúp thì bị ngăn lại vì một lý do
18:35:49 25/04/2025
Lực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCMLực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCM
21:47:39 25/04/2025
Dọn dẹp nhà, thấy tờ giấy vo tròn vứt trong sọt rác ở phòng làm việc của chồng, tôi mở ra xem rồi giận dữ dẫn con về nhà ngoạiDọn dẹp nhà, thấy tờ giấy vo tròn vứt trong sọt rác ở phòng làm việc của chồng, tôi mở ra xem rồi giận dữ dẫn con về nhà ngoại
19:15:59 25/04/2025

Tin mới nhất

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

14:49:41 25/04/2025
Thịt đỏ, gia cầm, trứng, hải sản hay các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc nếu không được chế biến, bảo quản cẩn thận.
Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

14:47:01 25/04/2025
Bên cạnh đó, các chuyên gia, thầy thuốc đã cùng thảo luận sôi nổi xoay quanh việc ứng dụng ECMO trong hồi sức cấp cứu để nâng cao chuyên môn, tay nghề để các bác sĩ có thể cứu chữa được bệnh nhân kịp thời.
Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

14:44:05 25/04/2025
Nhiệt độ thay đổi nhanh chóng từ xuân sang hè, đây là thời kỳ đỉnh điểm của các bệnh tim mạch. Một thay đổi nhỏ trong thói quen ngủ trưa có thể giảm đáng kể gánh nặng cho tim bạn. Bắt đầu từ hôm nay, hãy đặt báo thức lành mạnh cho giấc ...
Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

14:18:25 25/04/2025
Đáng chú ý, chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém số giờ ngủ. Những người có giấc ngủ sâu, ổn định trong không gian yên tĩnh, tối, thoáng mát và duy trì thời gian ngủ đều đặn hằng ngày thường có sức khỏe tinh thần và thể chất tố...
7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó

14:13:51 25/04/2025
Việc cắt giảm đường có thể làm giảm nồng độ các hormone hạnh phúc như dopamine và serotonin trong não bộ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cáu kỉnh, bồn chồn hoặc thay đổi tâm trạng ở một số người.
Bài tập tốt cho người bệnh rối loạn xuất tinh

Bài tập tốt cho người bệnh rối loạn xuất tinh

14:04:39 25/04/2025
Plank không chỉ tốt cho cơ bụng mà còn giúp rèn luyện khả năng chịu đựng, cải thiện sự dẻo dai. Một thân thể khỏe mạnh, có kiểm soát tốt sẽ giúp phản xạ xuất tinh được điều tiết ổn định hơn.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên thức sau 10 giờ đêm?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên thức sau 10 giờ đêm?

14:01:54 25/04/2025
Cơ thể cần thời gian ban đêm để phục hồi và sản sinh tế bào miễn dịch. Ngủ muộn thường xuyên sẽ làm giảm khả năng phòng vệ tự nhiên, bạn sẽ dễ bị cảm cúm, nhiễm trùng hay bệnh vặt hơn.
Đục thủy tinh thể vì tự ý dùng thuốc nhỏ mắt

Đục thủy tinh thể vì tự ý dùng thuốc nhỏ mắt

13:57:24 25/04/2025
Khi khai thác tiền sử bệnh và quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cho biết đã có thói quen tự mua thuốc nhỏ mắt tại hiệu thuốc để điều trị mỗi khi bị đỏ mắt mà không đi khám bác sĩ.
4 cách ăn trứng tốt cho sức khỏe

4 cách ăn trứng tốt cho sức khỏe

13:40:52 25/04/2025
Trứng là thực phẩm quen thuộc với chúng ta, nhưng ăn trứng thế nào để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn đường phố

Nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn đường phố

05:24:11 25/04/2025
Vậy nên sẽ có rất nhiều việc chúng ta cần phải làm trong cả năm, làm thường xuyên, liên tục chứ không chỉ trong 1 tháng để đảm bảo sức khỏe cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Canh bổ dưỡng từ các loại đậu

Canh bổ dưỡng từ các loại đậu

05:23:31 25/04/2025
Theo sách Dược tính chỉ nam, đậu đen vị ngọt khí êm không độc; tác dụng lợi thủy, hạ khí nóng, tiêu thức ăn, trừ gió độc, làm mát trong lòng, tâm thần yên ổn, mắt sáng, huyết lưu thông, trừ thũng, tiêu sưng, trị chứng đau, giải độc .
Các bước chuẩn bị thay thủy tinh thể mắt

Các bước chuẩn bị thay thủy tinh thể mắt

05:20:46 25/04/2025
Ngoài ra, việc loại bỏ thủy tinh thể bị đục còn giúp ngăn chặn sự tiến triển của các bệnh lý về mắt khác, giảm thiểu nguy cơ các biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, viêm nội nhãn, hoặc bong võng mạc.

Có thể bạn quan tâm

Người dân rời buổi sơ duyệt diễu binh, ga metro Bến Thành quá tải

Người dân rời buổi sơ duyệt diễu binh, ga metro Bến Thành quá tải

Tin nổi bật

23:47:07 25/04/2025
Hàng trăm hành khách đổ xuống ga Bến Thành (TPHCM) sau khi xem sơ duyệt diễu binh khiến nhà ga quá tải trong đêm 25/4.
Cam thường bóc nhan sắc thật của hot mom Vbiz, 1 hành động chứng minh được chồng thiếu gia "mê như điếu đổ"

Cam thường bóc nhan sắc thật của hot mom Vbiz, 1 hành động chứng minh được chồng thiếu gia "mê như điếu đổ"

Hậu trường phim

23:40:47 25/04/2025
Chỉ một khoảnh khắc nhưng cũng đủ khiến hội F.A phải ghen tị và ngưỡng mộ khi Salim luôn có người bạn đời mê mình như điếu đổ .
Giết người rồi tự sát không thành, bị cáo lãnh án tử hình

Giết người rồi tự sát không thành, bị cáo lãnh án tử hình

Pháp luật

23:39:55 25/04/2025
Liên quan đến vụ án 2 người tử vong, 1 người bị thương xảy ra tại quán karaoke ở Quảng Trị, TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên án tử hình đối với bị cáo Hoàng Văn Phi về tội danh giết người.
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

Thế giới

23:37:46 25/04/2025
Mộ của cố Giáo hoàng Francis ở Vương cung thánh đường Đức Bà Cả làm từ đá cẩm thạch của vùng Liguria ở Ý, quê hương ông cố ngài trước khi di dân đến Argentina.
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?

HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?

Sao châu á

23:26:52 25/04/2025
Vào ngày 24/4, Goo Hye Sun đã đăng tải hình ảnh chụp cùng 1 cậu bé lên trang cá nhân. Đáng nói, nữ diễn viên lại viết chú thích là con trai tôi .
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"

Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"

Nhạc việt

23:07:12 25/04/2025
Duy Mạnh vốn nổi tiếng với phong cách làm nhạc thẳng thắn, lấy cảm hứng từ các vấn đề trong cuộc sống. Dân tình tò mò không biết nam ca sĩ sẽ hát về vấn đề gây tranh luận của chính mình như thế nào.
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"

Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"

Nhạc quốc tế

22:53:16 25/04/2025
Khoảnh khắc nhân vật Chung Seop giả vờ ngất xỉu khi nhìn thấy Geum Myeong trong bộ váy cưới đã nhanh chóng trở thành hiện tượng mạng
Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"

Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"

Sao việt

22:34:59 25/04/2025
Góp mặt trong đội hình văn nghệ sĩ sơ duyệt tối nay là hàng loạt gương mặt quen thuộc như NSND Kim Xuân, diễn viên Tiến Luật, Lâm Vỹ Dạ, Hoa hậu H Hen Niê, Tiểu Vy,...
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam

Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam

Đồ 2-tek

21:57:48 25/04/2025
Samsung vừa chính thức ra mắt dòng TV AI 2025 tại thị trường Việt Nam, trải dài từ dòng Neo QLED, OLED, QLED đến The Frame đồng thời nâng cấp các tính năng AI (trí tuệ nhân tạo) mới hơn vào sản phẩm.
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?

Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?

Thế giới số

21:53:01 25/04/2025
Mặc dù thuật ngữ này có vẻ kỳ lạ nhưng sự khác biệt giữa cổng USB đực và cái hoàn toàn mang tính cơ học. Việc nắm rõ điều này sẽ giúp người dùng tránh được nhiều rắc rối và cáp không tương thích.
Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn

Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn

Góc tâm tình

21:44:29 25/04/2025
Dù anh không còn tình cảm gì với cô gái tóc ngắn kia nhưng việc mẹ chồng cứ cố tình chăm chọc vào đời sống cá nhân của tôi khiến không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng.