Nam Định: Ở vùng đất này dân trồng thứ cây tốt bời bời, bán được tất tần tật từ lá, hoa, hạt, mầm, củ
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Nam Định đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Hoa sen là một trong những cây hoa truyền thống của Việt Nam. Sen là loại cây dễ trồng và được khai thác sử dụng với nhiều mục đích như: lấy hoa trang trí, lá, củ, hạt làm thực phẩm, dược liệu. Trồng hoa sen còn tạo vẻ đẹp cho cảnh quan, thanh lọc môi trường…
Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ tham quan mô hình trồng sen lấy củ tại xã Minh Tân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Cây hoa sen có đặc điểm là cây dễ trồng, thích ứng cao với nhiều đồng đất tỉnh Nam Định. Trồng sen không mất quá nhiều thời gian chăm bón.
Hơn thế nữa, thời gian gần đây, nhu cầu tiêu dùng của người dân không chỉ dừng lại ở việc lấy hoa trang trí, dùng hạt làm thực phẩm mà còn tận dụng cả lá, củ, ngó… làm dược liệu nên cây sen được trồng phổ biến hơn.
Hiệu quả kinh tế từ trồng sen trên đất lúa kém
Trước đây, sen trồng trong ao, đầm thì chỉ cần trồng một lần, hết vụ sen tàn rồi sang năm đúng tiết sen đâm chồi nảy lộc. Tuy nhiên để trồng sen kinh doanh, những người có kinh nghiệm thường chọn ao, đầm hoặc chân ruộng trũng tháo kiệt nước.
Người trồng sen vệ sinh ruộng, diệt mầm bệnh nấm, mốc và các loại sinh vật gây hại cho sen như ốc bươu vàng, cá rô phi để tạo môi trường cho sen sinh trưởng.
Trung tuần tháng 2 âm lịch, bắt đầu vào vụ trồng sen. Sen được ươm bằng hạt hoặc ngó, sau đó bón thêm phân NPK và tháo nước dần theo sức lớn của sen.
Chỉ sau 3 tháng, sen trổ hoa và cho đài lấy hạt. Thời gian thu hoạch hoa sen, đài sen, hạt sen khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, từ lúc trổ bông đến lúc sen tàn. Chỉ tính riêng thu nhập từ bán hạt sen, trung bình mỗi sào ruộng đã cho thu hoạch 1,5 đến 2 tạ hạt tươi, giá trị khoảng 5 triệu đồng.
Ngoài ra, tiền bán hoa, lá sen, ngó sen cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ. Đặc biệt với những mô hình kết hợp trồng sen và nuôi cá truyền thống còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Vũ Văn Phong, xã Yên Dương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) đã có thâm niên trồng sen trên 10 năm nay cho biết: gia đình tôi có 3 mẫu ruộng trồng cả sen trắng và sen hồng. Sen trắng chủ yếu lấy hoa, còn sen hồng để lấy hạt.
Hoa sen bán tại đầm giá dao động từ 15-20 nghìn đồng/chục bông; hạt sen tươi loại bánh tẻ giá bán 35 nghìn đồng/kg, sen già sẽ bán được giá khoảng 30-40 nghìn đồng/kg”.
Hết vụ thu hoa và hạt, ông Phong còn có thể tận thu ngó sen với mức giá 40-50 nghìn đồng/kg. Các bộ phận khác của cây sen như đài sen, lá sen cũng thường xuyên được các tiểu thương, người dân trong vùng hỏi mua.
Video đang HOT
“Trung bình mỗi vụ gia đình tôi thu về vài chục triệu đồng, cao gấp gần 10 lần trồng lúa mà không vất vả như làm lúa. Ngoài thu nhập từ sen, tôi thả thêm cá truyền thống, mỗi vụ cũng có thêm 2 tấn cá thịt chất lượng cao bởi cá nuôi trong đầm sen tự tìm thức ăn từ sinh vật phù du, lá sen mục và hoa, nhị, gạo sen rụng xuống đầm khi kết hạt…”, ông Phong cho hay.
Anh Đặng Đình Nam, xóm Bói, xã Mỹ Thịnh (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) hiện chỉ trồng 2 sào ao sen. Khác với các hộ trồng sen kinh doanh, anh trồng với mục đích làm sạch nguồn nước trước khi dẫn về cho các ao nuôi cá thịt, cá cảnh nhưng cũng mang thêm nguồn thu không nhỏ.
Anh cho biết: Vì diện tích trồng sen nhỏ nên tôi chăm chút cảnh quan đầm sen, tạo không gian đẹp giữa ao nuôi cá cảnh và đầm sen nên thu hút không ít du khách đến tham quan.
“Một công ba việc”, mỗi vụ trồng sen tôi cũng thu được hàng chục triệu đồng từ bán hoa sen, bán hạt sen, tiền dịch vụ cho khách tham quan; quan trọng nhất là đàn cá thịt, cá cảnh có môi trường thuận lợi để phát triển”.
“Tiếng lành đồn xa”, hiệu quả kinh tế từ việc trồng sen được phổ biến và nông dân nhiều nơi trong tỉnh Nam Định học tập mô hình mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.
Nhiều hợp tác xã như hợp tác xã dịch vụ thương mại Minh Tân, xã Minh Tân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định); hợp tác xã Hải Quang (huyện Hải Hậu) đã thành lập được các tổ đội sản xuất, chế biến sản phẩm từ sen để cung ứng ra thị trường.
Để nghề trồng sen phát triển bền vững
Diện tích trồng sen nhanh chóng mở rộng song vẫn chỉ phát triển tự phát. Do vậy, việc lựa chọn giống, quy trình chăm bón, xử lý sâu bệnh vẫn hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm.
Thêm vào đó, thị trường chưa ổn định và sản phẩm của cây sen vẫn ở dạng thô, chưa qua chế biến. Đa số người dân trồng sen chỉ với mục đích lấy hoa và lấy hạt, do đó chỉ sản xuất được 1 vụ/năm nên chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế…
Cây sen là cây trồng tiềm năng song hiện phát triển chưa tương xứng với lợi thế của tỉnh Nam Định. Để hỗ trợ người dân phát triển trồng sen bền vững, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ người dân xã Minh Tân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) thực hiện dự án: “Xây dưng mô hinh chuyên đôi cây trồng vùng đât trung từ trông lua kem hiêu qua sang san xuât sen và các san phâm tư cây sen theo chuôi gia tri tai huyên Vu Ban, tinh Nam Đinh”.
Triển khai dự án, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả; Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ tiên tiến để xây dựng mô hình.
Theo đó, 2 giống sen được chọn trồng trên đất Vụ Bản là sen lấy hạt (sen Măt băng, sen Tây Hô) và sen lấy củ (sen Oga, sen Kanasumi của Nhật Bản). Với hai loại sen này, các hộ dân được hướng dẫn 6 quy trình công nghệ từ nhân giống, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm.
Dự án đã hỗ trợ hợp tác xã sản xuất kinh doanh – dịch vụ Nông nghiệp Minh Tân xây dựng các mô hình trên tổng diện tích 5.000m2 nhân giống sen; 40 nghìn m2 sản xuất sen lấy củ, lấy hạt và mô hình thu hái sơ chế, phân loại, đóng gói, bảo quản sản phẩm sen.
Thêm vào đó là một dây chuyền chế biến củ sen, hạt sen theo công nghệ mới có công suất 0,5-1 tấn/tuần. Sau 2 năm triển khai, đến nay, trung bình 1ha trồng sen đã cho thu hoạch 1,5-2 tấn hạt; 0,2-0,3 tấn ngó sen, 0,1-0,2 tấn tâm sen; 4-5 tấn củ sen.
Tất cả các sản phẩm thu hoạch đều có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn để chế biến quy mô công nghiệp. Hiện tại sản phẩm từ cây sen của hợp tác xã đã được Công ty TNHH Địa Mỹ (Hà Nội) là doanh nghiệp đầu mối thu mua sản phẩm để tiêu thụ.
Ngoài ra UBND huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) đã có phương án hỗ trợ người dân trồng sen đưa sản phẩm bày bán, giới thiệu tại khu vực chợ trung tâm, chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm và khu du lịch tâm linh trên địa bàn. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định đang tiếp tục hướng dẫn hợp tác xã xây dựng thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ để sản phẩm phát triển ổn định./.
Cả làng trồng sen, chỉ bán hạt cũng lãi gấp đôi so với cấy lúa
Từ vùng đầm lầy trồng lúa bấp bênh bị bỏ hoang, 5 năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Thanh Châu (Thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng sen.
Việc trồng sen đã mang lại thu nhập gấp đôi thậm chí gấp ba so với cấy lúa. Sau mỗi vụ sen mang về cho người dân gần 70 triệu đồng/ha.
Khu trồng sen của bà con thôn Thanh Châu vốn vùng đồng ruộng bùn sâu quá đầu gối, sình lầy, mỗi năm chỉ làm được một vụ lúa nhưng năng suất bấp bênh.
Từ vùng đầm lầy bỏ hoang nay được người dân thôn Thanh Châu thay thế bằng cánh đồng sen bạt ngàn.
Cấy lúa liên tục bị thua lỗ, mất mùa, nên người dân chán nản đành bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Lúc đầu, một số hộ dân đưa cây sen về trồng để làm cảnh. Khi cây sen mọc lan rộng, ra hoa, đậu gương, người dân bóc hạt sen đem bán thấy có thu nhập khá.
Càng ngày thấy bán hạt sen chạy nên người dân thôn Thanh Châu đã tiến hành trồng sen trên diện rộng. Đến nay, diện tích trồng sen tại đây lên tới gần 8 ha.
Chị Đức, một hộ trồng sen cho hay: Nhà tôi trồng hơn 2 sào sen, mấy năm nay việc bán hạt sen cũng mang lại thu nhập khá cho gia đình. Cứ 2 ngày tôi đi hái đài sen (gương sen) 1 lần, về bóc hạt cũng được hơn 10kg.
Mỗi năm, khi mùa đông đến cũng là lúc cây sen tàn, người dân thôn Thanh Châu dùng máy cày để làm đất, diệt trừ cỏ dại, bón phân để bắt đầu vụ sen mới. Có người để sen tự mọc, nhưng cũng có gia đình cấy sen mới để cây phát triển tốt hơn.
Là hộ trồng sen nhiều và lâu năm tại thôn Thanh Châu, anh Lê Phi Quốc chia sẻ: "Lúc đầu, thấy sen mọc hoang ở một số ao hồ trong làng nên tôi thu gom đưa về trồng ở ruộng bỏ hoang cho đẹp. Nhưng càng ngày sen càng phát triển và thu hoạch hạt sen bán được giá, có thu nhập nên lúc đó chúng tôi mới tập trung chăm bón...".
Người dân thôn Thanh Châu. thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trồng sen trên diện tích đất cấy lúa bỏ hoang để lấy hạt.
Gia đình anh Phi Quốc trồng sen đã được 5 năm. Cứ đến mùa sen các thương lái ở TP Vinh (Nghệ An) vào thu mua. Có ngày anh bán tới 50kg hạt sen....
Nhiều hộ dân thôn Thanh Châu còn bán cả hoa sen khi khách có nhu cầu.
Với những ruộng sen được chăm sóc tốt, cây sen cao quá đầu người, đài sen to, hạt chắc. Không chỉ bán hạt sen, có hộ dân còn hái cả hoa sen để bán...
Những hôm khách đặt số lượng hạt sen nhiều, hai vợ chồng anh Quốc làm không kịp thì phải nhờ thêm anh em hoặc thuê người để bóc hạt sen để kịp giao cho khách.
Người dân thôn Thanh Châu tách hạt sen để bán.
Khi sen ra hoa đến khoảng 1 tháng thì bắt đầu cho thu đài sen, cứ 2 ngày người dân sẽ đi hái đài sen một lần.
Theo nhiều hộ dân, trồng sen vừa có thêm thu nhập nhưng cũng vừa làm cho vui và đam mê. Với bà con, chỉ cần nhìn vào cuống sen là sẽ biết đài sen đó đã hái được hay chưa. Hái sen tuy mệt vì phải lội bùn lầy nhưng cũng vui vì hạt sen có giá. Thời gian gần đây, cánh đồng sen của người dân thôn Thanh Châu đã thu hút khá nhiều người đến ngắm cảnh, chụp ảnh...
Ranh giới ruộng sen của các hộ gia đình được đánh dấu bằng những chiếc cọ buộc dây và túi nilon.
Để tiêu thụ hạt sen, mỗi hộ dân thôn Thanh Châu có một cách riêng. Có người liên hệ được với các lái buôn họ lấy số lượng lớn, có người lên bán trên mạng xã hội, có người tự đưa đi bán lẻ ở các chợ. Mỗi kg hạt sen tươi được bán với giá từ 30 - 50 ngàn đồng tùy thời điểm. Còn hạt sen khô, đã tách vỏ được bán với giá 160 ngàn đồng/kg.
Sen trồng ở vùng ruộng lầy trũng thôn Thanh Châu được đánh giá chắc hạt nên được thị trường ưa chuộng.
Đài sen to, trồng ở khu ruộng trũng thôn Thanh Châu to và hạt chắc
"Nhà tôi trồng 6 sào sen, vụ này tôi đã bán được hơn 100kg hạt sen rồi. Đầu mùa hạt sen bán được 40 ngàn/kg, nay có giảm hơn nhưng tính ra vẫn lời. Đài sen còn rất nhiều và chúng tôi sẽ thu hoạch đến hết tháng 8. Mỗi ngày, cứ buổi sáng và chiều mát thì chúng tôi ra ruộng hái sen, còn buổi trưa nắng thì ở nhà tách hạt" - vừa hái sen, ông Trương Công Mạnh vừa vui vẻ cho biết.
Ông Lê Thuần Dũng, trưởng thôn Thanh Châu cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, hiện nay, trong thôn có hơn 7 ha ruộng lầy được trồng sen, chủ yếu là vùng đất trước đây được quy hoạch sản xuất lúa - cá. Nhưng cấy lúa, nuôi cá không có hiệu quả nên người dân bỏ hoang.
"Nay khu ruộng hoang đó lại được người dân trồng sen để bán hạt. Trong thôn có 35 hộ trồng sen. Hiện nay, diện tích vùng đầm lầy ở địa phương còn khá lớn nên chúng tôi rất muốn người dân tiếp tục trồng sen....", ông Dũng chia sẻ.
Mỗi buổi mỗi người dân thôn Thanh Châu hái dược gần 20 kg hạt sen.
Hiện nay, tại thôn Thanh Châu, hộ trồng ít thì vài thước, hộ trồng nhiều lên 1,5 ha sen. Một vùng đầm lầy rộng lớn được trồng bạt ngàn sen. Để phân biệt ranh giới ruộng của mỗi hộ, người dân cắm những chiếc cọc hoặc chăng dây.
Hạt sen được tác chuẩn bị cho khách đến lấy.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Đình Đức-Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Thạch Hà cho biết: "Trước đây, người dân trồng sen chỉ là tự phát và chỉ để làm cảnh cho đẹp. Sau đó thấy cây sen mang lại thu nhập nên mở rộng diện tích. Hiệu quả từ cây sen cao hơn nhiều lần so với cây lúa. Mỗi ha thu về hơn 60 triệu đồng/vụ. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn vẫn còn khá nhiều diện tích trũng thấp, bỏ hoang và chúng tôi đang khuyến khích người dân trồng sen để mang lại thu nhập...".
Nam Định: Trồng hàng vạn cây "sâm người nghèo" mà thành đại gia của làng Nhờ lo được đầu ra ổn định cho 56.000 gốc cây đinh lăng-loài cây được ví như "sâm người nghèo", sau nhiều năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" ông Bùi Văn Sớm (SN 1963) ở xóm 12 xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có của ăn của để. Trừ chi phí mỗi năm ông đút túi 300...